Màn hình cảm ứng có thể hiển thị nút vật lý
Hãng công nghệ Tactus Technology đã tạo ra công nghệ màn hình cảm ứng mới, cho phép các nút vật lý có thể xuất hiện hoặc biến mất ngay lập tức.
Tại sự kiện công nghệ SID Display Week diễn ra tại Boston vừa qua, Tactus Technology đã công bố công nghệ màn hình cảm ứng xúc giác, cho phép các nút vật lý nổi lên hoặc biến mất khỏi màn hình ngay lập tức. Theo Tactus, các nút này có thể có bất kỳ hình dạng nào, cho phép các nhà sản tạo ra những thiết bị với thiết kế hoàn toàn mới. Công ty này tự hào là người đầu tiên tạo ra một công nghệ sẽ trở thành tính năng phổ biến tiếp theo của ngành công nghiệp.
Tactile Layer – tên gọi Tactus đặt cho loại màn hình mới – thực chất không phải một màn hình cảm ứng. Thay vào đó, nó là một linh kiện mỏng, vừa khít với mặt trên của màn hình cảm ứng sẵn có của smartphone và tablet. Theo Tactus, Tactile Layer phải được cài đặt và tối ưu hóa bởi các nhà sản xuất thiết bị, phải đủ mỏng để không tăng bề dày của smartphone và tablet.
Tactile Layer dày 1 mm, bao gồm nhiều ống nhỏ chứa chất lỏng không độc hại. Bộ điều khiển nhỏ lắp bên trong sẽ tăng khối lượng áp suất tại một số phần của chất lỏng, khiến chúng nổi lên thành các nút thuộc nhiều hình dạng.
Tactus trình bày trong một thông cáo báo chí: “khi được kích hoạt, lớp mỏng biến dạng và các nút sẽ hiện hình với chiều cao, kích cỡ cụ thể và săn chắc trên mặt màn hình. Người dùng có thể sờ, nhấn xuống và tương tác với các nút vật lý này như sử dụng nút của bàn phím thông thường. Các nút sẽ chìm xuống bề mặt và biến mất khi không cần dùng tới”.
Tactus cũng tuyên bố mối quan hệ hợp tác với Touch Revolution, một đơn vị của TPK Holding, nhà sản xuất màn hình cảm ứng điện dung lớn nhất thế giới. Tactus hi vọng nghiên cứu của họ sẽ được áp dụng trên nhiều loại thiết bị, thậm chí cả trong công nghệ y tế. Tactile Layer sẽ được cấp phép sử dụng cho các nhà sản xuất thiết bị từ giữa năm 2013.
Theo ITC news
Video đang HOT
Đề thi tốt nghiệp THPT vừa sức với học sinh trung bình
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết: Đối với các môn Toán, Vật lý, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý thí sinh được tùy chọn một phần riêng để làm bài. Đề ra theo hướng đảm bảo các em học lực trung bình làm được bài ở mức đạt yêu cầu.
Ngày 2-3-4/6 tới, gần 1 triệu thí sinh trên cả nước sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012. Dưới đây là những trao đổi của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển về xu hướng ra đề thi năm nay.
Ông Nguyễn Vinh Hiển
- Xin ông cho biết đề thi tốt nghiệp năm nay sẽ ra theo hướng nào?
- Năm nay, cách thức ra đề thi được Bộ xem như một giải pháp để quản lý chất lượng thi cử đảm bảo thực chất, khách quan. Cách thức ra đề được chúng tôi quán triệt làm sao phản ánh được chất lượng dạy học, hướng tới đánh giá đúng năng lực của học sinh, kiến thức cũng đòi hỏi sát với thực tế hơn.
Đề vẫn có 2 phần: bắt buộc và tự chọn. Đối với các môn Toán, Vật lý, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, đề thi mỗi môn bao gồm 2 phần: phần chung cho tất cả thí sinh sẽ được ra theo nội dung giao thoa giữa chương trình chuẩn và nâng cao phần riêng sẽ ra theo từng chương trình: chuẩn và nâng cao. Tuy nhiên, thí sinh được tùy chọn một phần riêng để làm bài, không bắt buộc học theo chương trình nào phải làm đề dành riêng cho chương trình đó.
Với yêu cầu của kỳ thi tốt nghiệp THPT thì đề thi vẫn được ra theo hướng đảm bảo học sinh có học lực trung bình làm được bài thi ở mức đạt yêu cầu tốt nghiệp.
Đề thi môn ngoại ngữ chỉ có một phần chung cho tất cả thí sinh, ra theo nội dung giống nhau giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao.
- Chủ trương của Bộ là đề thi ngày càng coi trọng tính sáng tạo, vận dụng. Liệu điều này có khiến những thí sinh học lực trung bình lo lắng không, thưa ông?
- Đề thi có ít nhất 50% yêu cầu học sinh phải hiểu và vận dụng được kiến thức, hiểu và ghi nhớ nhiều nhất là 50%. Vài năm gần đây, Bộ đã áp dụng ma trận đề thi để vừa bao quát được mức độ cao nhất toàn bộ nội dung dạy học, vừa đặt ra các yêu cầu khác nhau về trình độ của học sinh. Đơn giản nhất là hiểu, tiếp theo là ghi nhớ được kiến thức đã học mức cao hơn là phải vận dụng được kiến thức.
Việc đổi mới đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng làm bài tốt hơn, tránh hiện tượng "học tủ, học lệch, học vẹt" và cũng để sàng lọc, phân biệt chất lượng thí sinh. Tuy nhiên, theo từng năm, tỷ lệ này sẽ có sự thay đổi, phần vận dụng kiến thức sẽ phải tăng lên. Tuy nhiên, với yêu cầu của kỳ thi tốt nghiệp THPT thì đề thi vẫn được ra theo hướng đảm bảo HS có học lực trung bình làm được bài thi ở mức đạt yêu cầu tốt nghiệp.
Giáo viên tham gia chấm bài thi tốt nghiệp THPT năm 2011 tại TP.HCM.
- Việc chấm thi được Bộ chỉ đạo như thế nào để đảm bảo sự công bằng, nghiêm túc, tránh biểu hiện cùng "bắt tay" nhau chấm lỏng? Về yêu cầu chấm chéo trong phạm vi một địa phương, kỹ thuật xử lý thế nào khi cả tỉnh chỉ có một hội đồng chấm thi, thưa Thứ trưởng?
- Dù chỉ có một hội đồng chấm thi nhưng sẽ chia thành nhiều nhóm chấm khác nhau, bài thi của thí sinh cũng sẽ chia theo khu vực. Người phụ trách hội đồng thi có trách nhiệm phân công các nhóm chấm chéo nhau, đảm bảo giám khảo sẽ không gặp bài thi của thí sinh ở trường mình dạy.
Năm nay, Bộ sẽ áp dụng 4 chế độ báo cáo nhanh kết quả chấm thi các môn tự luận theo tiến độ chấm thi, lần lượt theo thứ tự tỷ lệ 15%, 30%, 50% và 80% số bài chấm thi nhằm kịp thời khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác chấm thi.
Bản thân các sở GD-ĐT (dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh/thành) chịu trách nhiệm về các khâu trong quá trình tổ chức thi. Họ sẽ phải sử dụng lực lượng thanh tra nhằm đảm bảo các hội đồng thi, chấm thi thực hiện công việc được phân công đúng quy chế. Bên cạnh đó, Bộ sẽ cử các đoàn công tác về các địa phương thanh tra thi, tăng cường các đoàn thanh tra đột xuất. Đối với những nơi trọng điểm, Bộ sẽ tổ chức các đơn vị thanh tra chốt tại địa điểm coi thi - chấm thi giúp các hội đồng làm tốt nhiệm vụ của mình.
- Thí sinh dường như cũng có biểu hiện trông chờ vào một sự "nới lỏng" trong kỳ thi năm nay khi Bộ đã bỏ thi theo cụm, chấm chéo, thanh tra ủy quyền... Ông có lời nhắn nhủ gì với thí sinh và các nhà trường?
- Tôi muốn khẳng định lần nữa, chất lượng dạy và học đảm bảo chất lượng thi. Để có một kỳ thi nghiêm túc, chất lượng đòi hỏi một sự cố gắng thường xuyên liên tục của Bộ, của các cơ sở giáo dục chứ không phải chỉ trong một kỳ thi.
Công tác thanh tra, kiểm tra là để hỗ trợ, để giúp cho những người chỉ đạo phát hiện sơ suất trong các khâu thi dễ dàng. Khi giảm thanh tra thi của Bộ thì lại tăng cường thanh tra thi của các sở GD-ĐT. Chúng tôi cũng yêu cầu chú trọng phân loại các điểm thi để tăng cường lực lượng thanh tra khi cần thiết, phù hợp với đặc điểm của từng điểm.
Chúng tôi cũng yêu cầu các địa phương chỉ đạo các trường phải quán triệt tinh thần này với học sinh, phụ huynh. Không phải Bộ không coi trọng sự nghiêm túc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT mà càng ngày càng coi trọng hơn, yêu cầu cao hơn về ý thức trách nhiệm với những người làm thi, với các cơ sở làm thi.
Theo Thanh Niên
Cậu học trò xứ Thanh giành HCV Olympic Vật lý châu Á "Em đến với môn Vật lý bằng sở thích, ngay từ nhỏ em rất thích học Vật lý. Bởi học môn Vật lý giúp em có những lý luận về việc khám phá thế giới tự nhiên, tạo dựng trong em sự tò mò và sự lôi cuốn". Đó là chia sẻ của em Lê Huy Quang - học sinh lớp 12, Trường...