Màn đối đáp đầy phẫn nộ của người chồng làm lương tháng 5 triệu, vợ động viên thì quay sang gắt gỏng, đưa ra so sánh vô lí gây bức xúc
Hàng tháng làm việc với mức lương 5 triệu nhưng người chồng tỏ ra vô cùng hài lòng. Khi vợ muốn chồng tìm kiếm công việc với mức thu nhập khác thì bị “vặc lại” quyết liệt.
Trong hôn nhân, vợ và chồng đều có trách nhiệm của riêng mình. “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, đó là câu nói để chỉ ra rằng đàn ông nên là người làm ra tiền, chịu trách nhiệm chính trong việc kinh tế. Phụ nữ sẽ đứng ở đằng sau giúp đỡ và quán xuyến hết việc nhà để chồng vững vàng với sự nghiệp.
Thế nhưng trong cuộc sống chẳng phải cuộc hôn nhân nào cũng được vận hành một cách trơn tru đúng ý như thế. Điều đáng sợ nhất có lẽ không phải thiếu tiền bạc trong hôn nhân mà là sự không cố gắng, không biết vươn lên và đặc biệt không hề cảm thấy sự kém cỏi của bản thân mình từ người chồng – người trụ cột trong nhà.
Mới đây, trong một group, người vợ đăng tải bài viết chia sẻ về màn tranh cãi về tiền nong giữa hai vợ chồng.
“Đây là đoạn hội thoại của vợ chồng em, em muốn anh tìm công việc khác vì kinh tế quá eo hẹp mà chồng thì nghĩ rằng đủ sống là được. Trong khi con nhỏ chưa tốn tiền học mà khoản tã, sữa cũng đuối rồi. Không có chí cầu tiến thì em nên nói sao ạ”.
Câu chuyện được đăng tải trên mạng xã hội.
Đính kèm với đó chính là những dòng tin nhắn của hai vợ chồng. Khi nghe thấy vợ than thở chuyện tiền bạc không đủ tiêu, không nên an phận thì người chồng tỏ ra vô cùng bức xúc, “vặc lại” vợ mình.
“Tư tưởng em khác anh nhỉ, lúc nào cũng nghĩ phải làm có dư. Mỗi người mỗi ý, xa vời quá. Có động lực là được hả em, vậy em nghĩ người ăn xin họ có ước mơ có nghĩ như em không. Người lụm ve chai, bán vé số, có ai muốn vậy không?”.
Người chồng rất cố chấp với mức thu nhập của mình.
Rõ ràng, người chồng vô cùng an phận với mức thu nhập của mình. Anh ta còn cho rằng chuyện làm tháng 5 triệu đủ sống, an nhàn là ổn rồi, phải tùy theo hoàn cảnh. Người chồng lấy cả ví dụ về người lụm ve chai, bán vé số để “làm bình phong”, cho rằng họ cũng ước ao nhiều tiền hơn nhưng đâu có làm được.
Cuối cùng, người chồng còn cho rằng vợ mình đòi hỏi, chỉ biết nghĩ đến chuyện tiền nong, chỉ biết nói mình kiếm thêm tiền cho có dư mà không cần biết gì thêm nữa cả.
Đọc xong cuộc hội thoại rất nhiều người thể hiện thái độ ngao ngán bất bình với tư tưởng của người chồng này. Bình thường, những anh chồng luôn tìm cách để vợ con được sống thoải mái, sung sướng, đủ đầy hơn. Anh chồng này thì chỉ muốn an nhàn với mức thu nhập khiêm tốn.
Anh cho rằng vợ mình đòi hỏi mà chẳng cần biết điều gì nữa cả.
Mức thu nhập đó so với gia đình là chưa ổn, cô vợ đã than vãn rằng nó chi cho tiền bỉm, sữa của con cũng đã hơi “đuối”. Chỉ cần nghĩ xa xôi hơn thì sau này con đi học, nhiều khoản chi hơn, số tiền ấy kham làm sao nổi.
Người vợ góp ý cũng chỉ muốn chồng nghĩ thoáng hơn, cố gắng tìm kiếm công việc khác, có động lực hơn cho cuộc sống của mình nhưng anh lại cố tình bóp méo nó đi cho rằng vợ đòi hỏi.
Có rất nhiều vấn đề xảy đến trong hôn nhân bắt nguồn từ chuyện tiền nong không đủ tiêu, làm được ít tiêu thì nhiều. Biết được như thế, các cặp vợ chồng nên cố gắng nhiều hơn cho cuộc sống chứ không phải phó mặc nó, được chăng hay chớ.
Tư duy như anh chồng trong câu chuyện là không ổn, chắc chắn nó vẫn là một bước mào đầu cho hàng loạt những xích mích về sau của hai vợ chồng. Bây giờ sự việc nó vẫn thật nhỏ, trao đổi qua lại giữa hai bên nhưng một khi hai hệ tư tưởng ấy va chạm trực tiếp với nhau thì các cuộc cãi vã có thể không dừng lại ở việc tranh luận như thế nữa.
Và đương nhiên, cách nghĩ của người chồng chẳng thể nào thỏa mãn được cô vợ nhất là khi cô đã nhìn thấy các nguy cơ của việc thiếu tiền trong cuộc sống gia đình.
Người vợ trong câu chuyện này nên tiếp tục nói chuyện trực tiếp với chồng. Hàng tháng chi tiêu nên vạch ra cho anh ta xem các khoản như thế nào thật kỹ càng để chồng được biết 5 triệu không thể đủ cho hôn nhân. Nền tảng của một cuộc hôn nhân là tình yêu và kinh tế, thiếu vắng đi điều gì thì cũng thật khó để nó tồn tại hạnh phúc được!
Cậu bé bế em đi ăn xin được nhiều người liên lạc giúp đỡ: 'Em rất vui'
Ngay sau khi câu chuyện được Tiin.vn phản ánh, đã có rất nhiều người chia sẻ, tìm đến tận nơi để giúp đỡ hai em.
Hình ảnh một bé trai có gương mặt sáng láng, bế theo em trai nhỏ đi xin tiền xuất hiện trên MXH cách đây không lâu. Sau khi chúng tôi đến tận nơi để tìm hiểu và chia sẻ cụ thể vềhoàn cảnh gia đình em, nhiều người đã lập tức đứng ra kêu gọi sự giúp đỡ, tìm gặp hai em để lắng nghe và ủng hộ.
Clip: Hoàn cảnh của hai anh em ăn xin trên phố Sài Gòn
Hai cậu bé trong câu chuyện là Trần Văn Cường (12 tuổi) và Trần Thụ Minh (2 tuổi), con của chị Nguyễn Thị Út (sinh năm 1980, ngụ tại huyện Bình Chánh). Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, ba đi tù, mẹ một mình gồng gánh 4 người con nên năm lớp 4, Cường đã bỏ ngang việc trường lớp, rời quê nhà An Giang lên Sài Gòn giúp mẹ trông em.
Đến khi thấy mẹ lao lực nhiều, sức khỏe dần đi xuống, trái gió trở trời tay chân tê mỏi không đi làm được, Cường quyết định bế theo em đi xin tiền để đỡ đần một phần nào cho mẹ. Nhìn hình ảnh hai anh em co cụm vào nhau giữa đêm muộn Sài Gòn, mỏi mắt ngước nhìn những dòng xe chạy vội, người người không khỏi cảm thấy xót xa.
Những đêm trời lạnh, Cường ôm chặt em trong lòng
Đến nay, sau khi câu chuyện được chia sẻ đầy đủ, cụ thể, hoàn cảnh của hai em đã được biết đến và tin tưởng nhiều hơn, sự cảm thông và giúp đỡ vì thế cũng nhiều hơn.
'Hôm qua có hai ba người đến tìm em luôn, mọi người cho em tiền, xong rồi dẫn em với bé Minh đi chơi, đi ăn gà rán nữa. Em cảm thấy rất vui và rất biết ơn mọi người' - Cường tươi cười kể lại.
Mấy hôm phải ngồi đến gần sáng, hai anh em lót dạ bằng sữa và bánh được người qua đường cho
'Tôi thấy rất mừng và rất cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của cộng đồng. Nếu được, tôi sẽ chẳng bao giờ để con phải đi xin như vậy nữa, tôi mua mấy món đồ lặt vặt, về khu chợ gần nhà bán hàng, rồi mấy mẹ con sống qua ngày thôi' - chị Út tâm sự.
Những buổi đi xin của Cường và Minh giờ đây đã trở nên ấm áp và bớt đi phần nào sự sợ hãi, cuộc sống của hai em cũng dần trở nên màu sắc.
'Năm nay em được đi chơi Noel nè, mấy chị đến thăm em, rồi hứa là ngày 24, 25 tới sẽ dẫn em đi ăn đồ nướng, đi nhà thờ để chơi noel nữa đó. Bé Minh thì không được đi, nhưng mà mấy chị hứa là sẽ mua quà về cho em ấy' - bé Cường thích thú nói.
Giờ đây, em không phải một mình dõi theo những dòng xe, bởi đã có những người luôn hướng mắt về em
Có vẽ, Cường đang rất biết ơn cuộc đời, và hạnh phúc với những điều nhỏ nhoi như thế. Nhưng khi được hỏi về tương lai, em bỗng nhẹ nhàng, từ tốn hơn hẳn:
'Dạ, em vẫn muốn được đi học, em hi vọng là sẽ có người giúp em được trở lại trường. Còn mẹ, em muốn mẹ được ở nhà buôn bán, không phải cực khổ đi làm ở công ty rác nữa' - giọng em trầm lắng.
Chỉ mong tiếng cười luôn rộn ràng trong căn nhà nhỏ
Chỉ cần Cường không từ bỏ ước mơ, chúng tôi luôn tin rằng, một sớm mai nào đó không xa, em sẽ được trở lại với việc học mà em luôn ao ước. Để rồi trong tương lai, em còn chăm lo cho gia đình, cho người mẹ thương con nhưng bất lực trước số phận, cho cậu em chưa nói rõ được từ anh được hạnh phúc đến trường.
Nụ cười của bé trai 12 tuổi bế em lang thang ngoài đường xin ăn khiến nhiều người xót xa Cả ngày ngoài đường lang thang chờ mẹ đi làm, đến tối phải tự đi về, 2 anh em này khiến dân mạng không khỏi xót xa. Phải đi ăn xin, lang thang là việc làm bất đắc dĩ đối với bất cứ ai để mưu sinh kiếm sống. Những mảnh đời khó khăn đó luôn khiến cho người đi đường cảm thấy...