Man City thắng đậm Arsenal và thông điệp gửi đến UEFA
Một tháng nữa, Man City mới có kết quả kháng cáo về án phạt của UEFA, nhưng chiến thắng thuyết phục trước Arsenal cho thấy giá trị của họ, một đội bóng lắm tiền.
Arsenal, trong nhiều năm, đã là một đội bóng được nhiều người coi là hình mẫu tiêu biểu cho việc tuân thủ Luật Công bằng Tài chính (FFP).
Với một Arsene Wenger thà để vụt mất mục tiêu chuyển nhượng còn hơn trả cao hơn giá trị thật của cầu thủ, Arsenal không khác gì lá cờ đầu trong việc tuân thủ nghiêm chỉnh FFP trong bóng đá.
Tuy nhiên, màn thị uy sức mạnh của Man City tại Etihad đêm qua cho thấy công cuộc đổ tiền ồ ạt của các ông chủ người UAE, bất chấp những quy tắc mà UEFA rao giảng đã đem lại hiệu quả lớn như thế nào.
Man City quá mạnh so với Arsenal vào thời điểm hiện tại. Ảnh: Premier League.
Man City đè bẹp Arsenal trên mọi khía cạnh. Sterling, De Bruyne, Kyle Walker… những hợp đồng đắt giá của Man City tỏ ra vượt trội so với Arsenal, đội chỉ có một mình tiền đạo Aubameyang là thực sự ngang tầm đẳng cấp.
David Luiz chứng minh giá trị của một bản hợp đồng chỉ có giá 8 triệu bảng, từng được Chelsea bán với sự hồ hởi vào mùa hè năm ngoái. Trung vệ người Brazil thi đấu tệ đến mức bình luận viên Gary Neville ngao ngán đến mức không nói thêm bất cứ điều gì trên sóng truyền hình. “Tôi hết ngôn từ để nói về Luiz rồi”, Neville nói trên Sky Sports.
Sai lầm của David Luiz phản ánh rõ ràng nhất sự khác biệt về vị thế tài chính của Man City và Arsenal. Nếu Pep Guardiola tha hồ mua sắm cầu thủ theo ý thích, các HLV của Arsenal chỉ có thể tìm đến những bản hợp đồng giá rẻ, tạm bợ và phải trả giá vì điều đó.
Trên băng ghế huấn luyện, Mikel Arteta chỉ là học trò của Pep Guardiola, người đang hưởng một trong những mức lương cao nhất thế giới.
Video đang HOT
Người UAE đã chuẩn bị nhiều năm cho kế hoạch mời Guardiola về, với tham vọng khuynh đảo bóng đá thế giới. Hàng trăm triệu bảng đã được ném ra cho Guardiola thoải mái mua sắm.
Joe Hart không biết chơi chân, Man City mua Claudio Bravo. Bravo chơi kém, Man City mua Ederson. Hàng thủ của Man City là một trong những hàng phòng ngự đắt nhất thế giới.
Tiền chưa bao giờ là vấn đề với Man City. Chiến thắng trước Arsenal của Man City không khác gì câu trả lời với UEFA và những nhà chính trị bóng đá hay rao giảng công bằng tài chính.
Không có những đồng tiền dầu mỏ, sẽ không có Man City hôm nay. Không có người UAE, Man City giờ có thể chỉ là một đội bóng đang vật lộn trong cuộc đua trụ hạng ở Premier League, thậm chí là Championship thay vì là ứng viên Champions League mỗi năm.
Guardian từng bình luận rằng việc thách thức các thế lực cũ của lục địa già như Bayern, Real, Barca hay Juve đã khiến Man City bị UEFA trừng phạt. Các đội bóng này sợ vị thế bị lung lay, nên đã tác động không ít cho FFP ra đời, cũng như chủ động khiến UEFA trừng phạt Man City.
Với nhiều CĐV trung lập, điều này thật bất công cho những đội bóng muốn đổi đời. Các CĐV Arsenal đã nghĩ gì khi chứng kiến Pep Guardiola và các học trò hành hạ đội bóng con cưng đêm qua?
Nhiều năm qua, không ít CĐV của Arsenal đã khẩn cầu một tỷ phú chịu chi nào đó mua lại đội bóng, thay vì mô hình quản trị theo kiểu “lấy bóng đá nuôi bóng đá” của nhà Kroenke.
Sự đi xuống của Arsenal trong những năm qua có thể còn nhiều lý do khác, nhưng việc chênh lệch trình độ giữa hai đội hiện tại chẳng khác gì cái tát vào những người lúc nào cũng đòi công bằng.
Tầm vóc của Real, Barca, Juve hay MU quá lớn để những CLB nhỏ hơn có thể bắt kịp. Và Arsenal là minh chứng hùng hồn nhất cho những bất cập của Luật Công bằng Tài chính. Họ đã từng nghĩ mình có thể đuổi kịp những gã khổng lồ khác của bóng đá châu Âu theo “một cách công bằng”. Arsenal giờ có lẽ đã vỡ mộng.
Arsenal và Man City thể hiện sự tương phản trong việc tuân thủ công bằng tài chính. Ảnh: Getty.
Nhiều ý kiến cho rằng FFP ra đời chỉ để bảo vệ quyền lợi của kẻ mạnh. Những đội bóng giàu sẽ càng giàu hơn, và những đội bóng muốn đổi đời như Newcastle sẽ gặp khó khăn.
Ngay cả khi Man City thật sự đã gian lận tài chính, việc PSG, một gã nhà giàu khác dựa vào quan hệ và các cuộc lobby hậu trường, vô can trong cuộc trừng phạt của UEFA chẳng khác gì một trò hề của các nhà làm bóng đá châu Âu.
Hơn một thập niên qua, những đồng tiền dầu mỏ của người UAE đã thay đổi bóng đá Anh, thậm chí là cả bóng đá châu Âu. Tháng 7 tới, Man City sẽ nhận phán quyết cuối cùng về án phạt cấm dự cúp châu Âu từ Toà án Thể thao Tối cao (CAS).
Nhưng ngay cả khi Man City thất bại trong vụ kiện đó, thứ bóng đá hiện tại của họ cũng không khác gì cái tát với UEFA và những người lúc nào cũng đòi Luật Công bằng Tài chính.
MU hưởng lợi thế khổng lồ, Ngoại hạng Anh run sợ "cơn bão chuyển nhượng"
Tờ The Mirror tiết lộ, các đội bóng còn lại trong Big 6 đánh giá MU có thể "phục hưng" nhờ ảnh hưởng của Covid-19.
Khán giả Ngoại hạng Anh đang rất hào hứng chờ ngày trở lại của giải đấu. Các đội bóng đã bắt đầu trở lại tập luyện chờ ngày xuất quân vào giữa tháng Sáu tới. Tuy nhiên, khán giả không được phép tới sân nên các đội bóng sẽ mất khoản một khoản thu không hề nhỏ.
Tờ Mirror giật tít "Họ sẽ phát triển mạnh mẽ trở lại" - Ngoại hạng Anh và nỗi lo lắng thời hậu Covid-19 sẽ giúp MU phục hưng
Bên cạnh đó, các CLB còn phải trả lại khoảng hơn 300 triệu bảng tiền bản quyền truyền hình do thi đấu không đúng lịch. Điều này tạo ra ảnh hưởng kinh tế không hề nhỏ tới các đội bóng nhất là khi họ đã phải gồng mình trả lương dù không có nguồn thu trong suốt 3 tháng dịch bệnh. Nhà nghèo cũng khó mà nhà giàu cũng chẳng hơn.
Theo tờ Mirror của Anh, bốn ông lớn của Ngoại hạng Anh là Liverpool, Tottenham, Arsenal và Chelsea đều đã thu hẹp khoản chi trong tương lai và ngân sách chuyển nhượng bị cắt giảm là điều không thể tránh khỏi. Điều này sẽ ảnh hưởng tới các đội bóng này khá nhiều khi đội hình không có thêm sự mới mẻ.
Trong khi đó, Man City cũng chẳng khá hơn là bao khi họ sẽ bị UEFA canh chừng với lệnh cấm thi đấu tại đấu trường châu Âu trong 2 năm tới. Các ban lãnh đạo của "Big 6" đánh giá MU chính là đội hưởng lợi nhất từ đại dịch Covid-19 và sẽ là một ứng cử viên vô địch cho mùa giải tới.
"Cuộc khủng hoảng vừa qua là một đòn giáng mạnh vào cả giới bóng đá, tất cả sẽ phải điều chỉnh trong một 'thế giới mới'. Tuy nhiên, một đội bóng như MU có thể "đạp sóng vượt gió" tốt hơn tất cả. Họ có doanh thu ổn định và đã bắt đầu tái cấu trúc CLB bằng những cầu thủ trẻ từ vài năm trước. Họ sẽ 'phục hưng' sau khi dịch bệnh qua đi", một quan chức giấu tên cho biết với tờ The Mirror.
Solskjaer có lựa chọn để tạo nên một đội hình hùng mạnh cho MU thời hậu Covid-19
MU đang tụt lại phía sau so với Liverpool và Man City trong vài mùa vừa qua do sai lầm trong chính sách chuyển nhượng. Tuy nhiên, "Quỷ đỏ" đã tìm lại đúng hướng đi dưới thời Solskjaer. Với tiềm lực tài chính mạnh mẽ, MU sẽ nhân cơ hội này rút ngắn khoảng cách đội hình với các đội bóng còn lại.
Mặc dù vẫn còn khoản nợ 418,7 triệu bảng nhưng thương hiệu của MU đem lại cho họ nguồn thu khổng lồ. Năm ngoái, tạp chí Forbes định giá đội bóng này lên tới 3,13 tỷ bảng. Hồi tháng Hai, báo cáo tài chính mới nhất của "Quỷ đỏ" cho thấy họ đạt tổng doanh thu 180,3 triệu bảng trong đó doanh thu thương mại tăng 7%.
Chính bởi vậy, MU là một trong những đội bóng đầu tiên sẵn sàng đảm bảo lương cho các nhân viên trong mùa Covid-19. Trong khi đó, Liverpool hay Tottenham đều phải tính tới chuyện cắt giảm hay thậm chí nhờ ngân sách Chính phủ để giải quyết vấn đề.
Hiện tại, tin đồn chuyển nhượng về MU rất nhiều với những cái tên đều còn trẻ và chất lượng như Jadon Sancho hay Jack Grealish... Với lợi thế về kinh tế, MU sẽ không khó trong việc đánh bật đối thủ và tạo nên một "cơn bão mua sắm" trong kỳ chuyển nhượng sau mùa giải.
Thực hư Arsenal xếp thứ 9 Ngoại hạng Anh vẫn dự Cúp C1 nếu hủy giải Dù đang đứng ở vị trí giữa BXH ở Ngoại hạng Anh, nhưng Arsenal vẫn có khả năng dự Champions League nếu mùa giải năm nay bị hủy bỏ. Cuộc họp trực tuyến của UEFA với 55 liên đoàn thành viên vào ngày hôm qua (21/4) đã khẳng định nỗ lực đưa các giải VĐQG trở lại vào tháng 6 tới nhằm kết...