Man City kêu oan vụ cấm đá Cúp C1: UEFA tung bằng chứng khó chối cãi?
Không phải tự nhiên Man City bị cấm dự cúp châu Âu tới 2 năm, đồng thời phải đóng tiền phạt 25 triệu bảng. Có nhiều bằng chứng cho thấy nhà đương kim vô địch nước Anh đã có những vi phạm ở mức hệ thống, kéo dài trong nhiều năm.
Theo phán quyết của LĐBĐ châu Âu ( UEFA), Man City bị cáo buộc sử dụng nguồn tiền từ ông chủ Sheikh Mansour – thông qua các công ty dầu mỏ ở Vùng vịnh, để xây dựng đội bóng này. Trong khi đó, đạo luật Công bằng tài chính hướng đến một môi trường lành mạnh, nơi các đội bóng phải thực sự đứng trên đôi chân của mình.
Man City đối mặt với viễn cảnh vắng mặt ở Champions League mùa tới
Theo cách nói nôm na, Man City bị cáo buộc dùng tiền mua danh hiệu. Điều này chủ yếu đến từ vấn đề ngân quỹ chuyển nhượng và quỹ lương ngày càng phình to của CLB này. Thông số từ ESPN cho thấy, Ngoại hạng Anh trong 2 năm – từ mùa hè 2016 đến hết mùa hè 2018, Man City là đội thâm hụt nhiều nhất giải đấu này.
Nửa xanh thành Manchester chi 518 triệu bảng để mua cầu thủ và thu về 130 triệu bảng từ việc bán người, thâm hụt 388 triệu bảng. Đổi lại, Man City giành 2 danh hiệu Ngoại hạng Anh, 1 FA Cup, 2 League Cup và vô địch tất cả các giải quốc nội Anh ở mùa trước.
Quỹ lương của Man City cũng đang phình to đến mức khó kiểm soát. Đội bóng của HLV Pep Guardiola ngốn của “Man xanh” khoảng gần 300 triệu bảng tiền lương mỗi năm. Trong đó, riêng với Pep đã là 21 triệu bảng. Bên cạnh đó, những chiêu trò lách luật của Man City còn thể hiện ở các khía cạnh khác.
Video đang HOT
Mùa giải 2017/18 là một ví dụ cho những sai phạm mang tính hệ thống của Man City. Doanh thu của “The Citizens” đạt kỷ lục 535,2 triệu bảng – con số cao nhất trong lịch sử đội bóng tính đến thời điểm tháng 6/2018. Thế nhưng, chỉ riêng các khoản phụ phí, lót tay và lòng trung thành đã ngốn của đội bóng này đến 200 triệu bảng.
Theo tờ Daily Mail, một bằng chứng do UEFA tung ra mà Man City không thể chối cãi. Hợp đồng tài trợ trị giá 67,5 triệu bảng giữa “Man xanh” và hãng Etihad trong mùa giải 2015/16, trên thực tế chỉ có 8 triệu bảng đến trực tiếp từ hãng hàng không. Trong khi đó, 59,5 triệu bảng đến từ Tập đoàn Abu Dhabi United – công ty của tỷ phú Sheikh Mansour bin Zayed al-Nahyan.
Bằng cách “ngụy trang” số tiền của ông chủ Shekh Mansour, Man City mặc nhiên có thêm 59,5 triệu bảng ở mùa giải 2015/16 để đầu tư cho chuyển nhượng mà không cần phải lo ngại UEFA sẽ giáng xuống đầu họ một án phạt. Nhưng “giấy sao gói được lửa”, đó là lý do Man City phải nhận một án phạt hà khắc.
Giới chủ Man City bị cho là sử dụng quá nhiều chiêu trò hòng qua mặt UEFA nhưng bất thành
UEFA muốn ngăn chặn các đội bóng mạnh lên theo cách “thiếu công bằng”, thông qua túi tiền của các ông chủ. Và vì thế, các đội bóng châu Âu không được phép lỗ lũy kế 27 triệu bảng trong 3 năm liên tiếp. Trong khi đó, nếu gạt các bản hợp đồng “ma” của giới chủ, Man City mùa nào cũng thua lỗ nặng.
Vẫn theo nguồn tin của Daily Mail, một tập tài liệu dày cộp đã được UEFA trình lên Tòa án Trọng tài Thể thao. Vì thế, phiên tranh tụng ngày 9/6 diễn ra gay gắt. Trong đó, những bằng chứng của UEFA được nhận định là có tính thuyết phục rất cao.
Nên nhớ trước đó, một cuộc điều tra kéo dài tới hơn 1 năm do Tiểu ban kiểm soát tài chính của LĐBĐ châu Âu (CFCB) tiến hành nhắm vào Man City. Người phụ trách cuộc điều tra – cựu Thủ tướng Bỉ, ông Yves Leterme đã tìm ra nhiều bằng chứng về sự vi phạm của “Man xanh” đối với đạo luật Công bằng tài chính của UEFA, và những dẫn chứng kể trên chỉ là ví dụ điển hình.
Man City chờ vụ xử bị cấm dự Cúp C1, lơ lửng thiệt hại 200 triệu bảng
Man City khiếu nại án phạt cấm dự cúp châu Âu của UEFA và có thể mất 200 triệu bảng nếu không thành công.
Manchester City sẽ sớm được biết Tòa án trọng tài thể thao quốc tế (CAS) có chấp đơn khiếu nại của họ liên quan tới án phạt cấm dự cúp châu Âu 2 năm từ UEFA. Quyết định sẽ có trong ngày hôm nay 9/6, sau khi ông Matthieu Reeb, tổng thư ký của CAS, khẳng định với báo giới rằng họ sẽ có cuộc họp video trực tuyến để thảo luận.
Ông Matthieu Reeb, tổng thư ký Tòa án trọng tài thể thao quốc tế
Man City bị UEFA ra án phạt cấm dự Cúp châu Âu trong 2 mùa giải sau khi bị xác định đã vi phạm luật tài chính của tổ chức này lẫn thiếu sự hợp tác & trung thực trong quá trình cung cấp các tài liệu về tài chính của CLB. City được xem là một trong những đội bóng bị UEFA quan tâm do chi phí bỏ ra để hoạt động đã lớn vượt quá ngưỡng cho phép của UEFA so với nguồn thu của CLB.
City sau khi bị phạt đã lập tức lên kế hoạch cho việc khiếu nại nhưng do dịch Covid-19 bùng phát nên giờ CAS mới nhận đơn và họ vẫn chưa thể tổ chức họp thông thường mà chỉ họp qua video. City hy vọng rằng CAS sẽ giúp giảm án phạt, thậm chí bác bỏ mức án của UEFA, còn nếu không ít nhất thời gian xử lý đơn khiếu nại của CAS sẽ khiến án phạt của UEFA bị tạm treo và tạo cơ hội cho Man City tiếp tục dự cúp châu Âu mùa 2020/21.
Man City đã bị UEFA xử phạt 25 triệu bảng bên cạnh mức án phạt 2 năm. Nhưng tổn thất tài chính từ án phạt dành cho nhà ĐKVĐ Premier League sẽ còn lớn hơn nhiều. Theo tờ The Times, họ sẽ mất tới khoảng 200 triệu bảng (1/5 thu nhập hiện tại) từ án phạt, bao gồm hơn 80 triệu bảng bản quyền phát sóng Champions League lẫn hơn 10 triệu bảng từ tài trợ, bán vé và các nguồn thu quanh sân vận động khác. Ngoài ra các cầu thủ ngôi sao của City cũng có thể rời CLB vì không có cơ hội đá cúp châu Âu.
Man City đối mặt 200 triệu bảng thiệt hại nếu khiếu nại không thành
Theo ông Reeb, trước mắt CAS sẽ xem xét đơn kiện và tài liệu đi kèm của Man City trước khi quyết định có xử lý hay không, và quá trình này có thể kéo dài tới 3 ngày nếu vụ việc phức tạp. Sau đó sẽ là quá trình nghiên cứu các tài liệu lẫn bộ luật của UEFA và đánh giá tính pháp lý của các điều luật hay hành động từ phía các bên, và có thể phải đợi tới tháng 7 hoặc tháng 8 mới có quyết định cuối cùng.
Man City cần CAS trước hết đồng ý xử lý đơn kiện để ít nhất vụ việc được kéo dài. Tháng 8 là thời điểm rất muộn mà CAS có thể đưa ra một quyết định cuối cùng bởi khi đó UEFA sẽ bắt đầu đăng ký danh sách các CLB dự các cúp châu Âu, nên án phạt của UEFA có thể bị "treo" sang mùa 2021/22 mới được áp dụng. Tuy nhiên đó là trong trường hợp mùa giải bóng đá châu Âu được tiến hành theo thường lệ, mà năm 2020 này dịch Covid-19 đã làm xáo trộn mọi thứ nên không có gì chắc chắn.
Ngoài CAS thụ lý vụ việc, ban tổ chức Premier League cũng có thể sẽ mở cuộc điều tra riêng với Man City, nặng nhất họ sẽ bị trừ điểm khi bắt đầu mùa giải 2020/21.
Ngày mai xử vụ Man City bị cấm Cúp C1: "Ông trùm" dầu mỏ lật kèo UEFA? Ngày mai 8/6, Tòa án Trọng tài Thể thao (CAS) sẽ tiến hành nghiên cứu, đánh giá mức độ vi phạm của CLB Man City. Buổi điều trần này sẽ diễn ra trong vòng 3 ngày. Một phiên điều tra luận tội sẽ được Tòa án Trọng tài Thể thao (CAS) tiến hành trong vòng 3 ngày, từ 8/6 đến 10/6 tại trụ...