Mâm tiệc cuối tuần toàn món quen ‘lai rai’
Lấy cảm hứng từ những món ăn trên bàn tiệc nhà hàng, khách sạn, các quán ăn cho ra mắt thực đơn sum họp cuối tuần gồm ba món: súp đông cô gà xé, giò heo muối chiên giòn và gà bó xôi trứng non hạt sen.
Trong ẩm thực Việt, thịt gà hay thịt heo luôn là lựa chọn đầu tiên bởi nguồn thực phẩm dễ tìm mua và cũng dễ ứng dụng cho nhiều phương pháp chế biến. Đối với mâm tiệc hôm nay, gợi ý từ quán ăn sẽ đi từ món khai vị là súp đông cô gà xé vị thanh ngọt.
Tiếp đến, phần giò heo được cắt khoanh nhỏ, ướp tẩm gia vị và chiên theo bí quyết riêng để thu về thành phẩm da giòn tan, thịt vẫn còn mọng nước. Cuối cùng, món xôi nếp không nấu theo cách thông thường mà là ủ quanh con gà, vừa có tác dụng bọc thịt vừa giúp vị nếp thấm sâu vào từng thớ thịt. Món ăn này ngoài gà nguyên con thì nơi bán còn tặng thêm bộ lòng, nấu cùng ít hạt sen.
Súp đông cô gà xé: Đây là món ăn khai vị phổ biến trong thực đơn tiệc, dù là nấu đám hay tại các nhà hàng sang trọng. Theo đó, mỗi thực khách được phục vụ một chén súp gồm thịt gà xé, nấm đông cô ngập trong phần nước dùng sền sệt. Chính nhờ mẹo nhỏ thêm bột năng mà nước súp không quá loãng, kết nối các thực phẩm lại với nhau và dễ dàng thưởng thức dù là trẻ nhỏ hay người lớn tuổi. Một số nơi bán còn cho thêm cà rốt cắt hạt lựu, trứng gà đánh vân hay trứng cút cho lạ miệng.
Giò heo muối chiên giòn: Nhiều người thường nghĩ giò heo chỉ ứng dụng cho món hầm, món nước hủ tiếu hay phở. Vậy nhưng, nó còn được đầu bếp chế biến bằng cách mang chiên, nhưng trước đó sẽ là phần ướp gia vị khéo léo để lớp da ngoài giòn tan, thịt mọng nước. Phần giò heo ưa chuộng nhất là bắp giò heo trước bởi nó cân đối tỷ lệ thịt và mỡ, còn gân sụn thì mềm chứ không quá dai. Đặc trưng của món ăn là giò heo đem rút xương trước đó nên cả nhà ai cũng có thể thưởng thức mà không lo mắc xương. Món ăn kèm phù hợp: cà chua và dưa leo cắt lắt, dưa muối kim chi, rau răm và chén nước mắm chua ngọt.
Gà bó xôi trứng non hạt sen: Một món ăn ra mắt bởi sự sáng tạo từ thịt gà và xôi nếp. Thay vì nấu xôi như thông thường thì người nấu lấy nếp làm lớp vỏ cho gà, giúp món ăn đậm đà vị hơn. Gà chọn chế biến là gà ta để bảo đảm độ dài, thịt không quá bở như gà công nghiệp. Lòng sơ chế, giữ lại mỗi trứng và nhét vào trong bụng gà cùng hạt sen. Khi thực phẩm chín, nước tiết ra trong trứng và hạt sen làm cho thịt gà thơm ngon hơn. Một số nơi bán còn khéo léo khi đồ xôi từ nhiều màu sắc thiên nhiên như màu đỏ của gấc, màu xanh của lá dứa hay màu tím của nếp cẩm. Món ăn kèm phù hợp: rau răm, chén muối tiêu hoặc nước mắm chua ngọt.
Qua khảo sát, giá bán lẻ cho súp đông cô khoảng 50.000 đồng/chén; giò heo muối giá 200.000 đồng/phần; gà bó xôi hạt sen giá 350.000 đồng/con. Thực đơn phù hợp cho nhóm khách 4-5 người. Món nước gợi ý: nước ngọt có ga để giảm bớt độ ngấy từ những món chiên giòn.
Bánh trung thu truyền thống nhân trứng muối hạt sen - đi tìm hương vị mới lạ trong giá trị quen thuộc
Liên quan đến chủ đề bánh trung thu truyền thống nhân trứng muối với những biến tấu phong phú, chắc chắn hạt sen là yếu tố đính kèm đầu tiên cần được nhắc tới.
Video đang HOT
Nếu như bánh trung thu truyền thống nhân trứng muối là sự hiện hữu hiển nhiên của Tết đoàn viên không cần lời giải thích, thì sự hiện diện của hạt sen cũng lại là một yếu tố vừa cũ vừa mới trong câu chuyện bánh trái truyền thống mà có nói đến nhiều lần, vẫn khiến chúng ta vừa cảm thấy sự mới lạ, vừa cảm nhận sự quen thuộc đến khó lý giải.
1. Yếu tố hạt sen trong bánh trung thu truyền thống nhân trứng muối
Như đã từng được đề cập ở nội dung trước đây về bánh trung thu truyền thống nhân trứng muối, cách làm truyền thống dù sử dụng nhân thập cẩm là cơ bản nhất, nhưng vẫn có những biến tấu khác nhau dựa vào điều kiện tự nhiên của từng vùng, cũng như quyết định của người thợ làm bánh, về thành phần nguyên liệu có trong khối nhân này. Sự xuất hiện của nhân tố hạt sen là một sự hiện diện rất hiển nhiên, nhất là ở những địa phương có hạt sen là sản vật.
Nói về hạt sen, ẩm thực nước ta từ lâu đã rất chú trọng nguyên liệu này, nhất là trong làm bánh và nấu chè, thậm chí là trong các món mặn đề cao giá trị dinh dưỡng và nét đẹp sang trọng của nguyên liệu trong món ăn. Có thể tìm thấy nhiều món ăn truyền thống hay cung đình, đặc sản tiến vua từ thời xưa đã có sự góp phần của hạt sen. Do đó, món bánh trung thu truyền thống nhân trứng muối có hạt sen, thì chắc chắn sự hợp lý cũng như thuận theo lẽ tự nhiên trong ẩm thực Việt vậy, hẳn không cần phải bàn cãi.
Bánh trung thu truyền thống nhân trứng muối hạt sen - món bánh ngon được nhiều người lựa chọn. Ảnh Internet
2. Cách làm khối nhân hạt sen trong bánh trung thu truyền thống nhân trứng muối
Có các cách làm khác nhau đối với khối nhân trong bánh trung thu truyền thống nhân trứng muối hạt sen. Về cơ bản, các người thợ làm bánh nói chung đều tuân thủ một số khâu cơ bản về loại nguyên liệu này, cũng như thao tác chế biến thành nhân bánh nói chung, cụ thể như:
Chọn nguyên liệu phần lớn là hạt sen khô, hạt sen loại ngon nhất và khô vừa.Ngâm hạt sen cho nở.Kiểm tra, loại bỏ tim sen còn sót lại.Luộc chín và nghiền hoặc giã nhuyễnSên hạt sen làm nhuyễn với đường, thêm chút dầu ăn cùng chút muối, sau đó để nguội.Nhồi sơ qua hạt sen đã sên thành khối bột vừa, để đảm bảo khối nhân không quá khô và không bị nhão.Chia khối nhân thành các phần bằng nhau theo kích cỡ bánh đã dự định, dẹt hơi mỏng để tạo phần lõm ở giữa cho từng phần nhân, thêm trứng muối vào và bao bột hạt sen lại.
Nhân hạt sen ngon khi làm từ hạt sen khô được sơ chế kỹ lưỡng. Ảnh Internet
Một điều lưu ý là, nếu như trước đây, các thao tác làm nhân hạt sen này đều là thủ công, nhồi khối bột hạt sen sơ qua bằng tay ở khâu cuối cùng và để qua một bên cho khô hơn, thì ngày nay, thợ làm bánh có thể xay nhuyễn bằng máy, nhồi sơ qua bằng máy. Việc xay nhuyễn và nhồi bằng máy cho độ bột mịn hơn, hình thành đặc điểm rất đặc trưng cho cách làm nhân truyền thống theo cách hiện đại.
Tuy nhiên, về phía người dùng, vẫn có một bộ phận người dùng yêu thích phương thức xử lý khối nhân hạt sen thủ công, để có thể cảm nhận rõ độ bùi béo rất riêng của hạt sen, được cho là đã biến mất nhiều phần khi làm bằng máy. Quan điểm này thường xuất hiện ở nhiều người lớn tuổi, những người đã có trải nghiệm nhiều về nhân cho bánh trung thu truyền thống làm theo phương thức thủ công, cũng như yêu sự tinh túy và sắc màu theo cách thể hiện cũ.
3. Vị ngon của nhân hạt sen trong bánh trung thu và một vài điểm lưu ý
Nhân hạt sen mang lại vị bùi rất đặc trưng, rất nhẹ nhàng. Nhân sẽ càng ngon hơn khi có tỉ lệ đường thích hợp, cũng như cách sên nhân đạt chuẩn. Nhân hạt sen tôn vị đậm và nét đẹp nổi bật của trứng muối nhưng vẫn không mất độ bùi rất riêng của mình.
Nhân hạt sen cần phải sên. Ảnh Internet
Để có nhân hạt sen ngon, theo kinh nghiệm của những người làm bánh, bạn nhất thiết phải làm hạt sen khô. Việc chọn hạt sen khô cũng cần rất lưu ý, khi hạt sen khô thực hiện bằng phương pháp thủ công được cho là có độ ngon bùi hơn hẳn so với hạt sen sấy bằng máy.
Thêm vào đó, trong quá trình chế biến, hạt sen làm khô thủ công xử lý cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, thực tế hiện nay đa phần chúng ta sử dụng hạt sen khô sấy bằng máy, do đó cần phải rất chú ý về quá trình ngâm nở, cũng như luộc chín, để đảm bảo độ ngon cho khối nhân.
Khi làm nhân hạt sen, sên nhân cũng là một thao tác rất phải lưu ý và là bước quan trọng không thể bỏ qua hay thay thế. Nói đến điều này vì không hiếm trường hợp nhiều người làm bánh không sên nhân, mà chỉ trộn đường vào nhân để rút ngắn thời gian chuẩn bị nhân. Tuy nhiên, việc trộn đường vào nhân và không sên sẽ khiến nhân bị chảy khi nướng bánh, không để bánh được lâu, cũng như ảnh hưởng đến độ ngon của lớp vỏ bánh nói riêng, chất lượng bánh nói chung.
Có thể thêm nguyên liệu/ mùi vị khác vào khối nhân hạt sen không - đây chắc chắn là một câu hỏi không kém phần phổ biến và cũng cần được đề cập khi bàn về nhân hạt sen trong bánh trung thu nói chung, bánh trung thu truyền thống nhân trứng muối nói riêng .
Về cơ bản nhất, nhân hạt sen không cần cho thêm hương liệu nào khác, dù thực tế một số thợ làm bánh có sử dụng một lượng cực nhỏ tinh dầu vani, thậm chí là tinh dầu hoa hồng hay nước lá dứa thơm, song lượng cho vô cùng ít. Cách làm này được cho là giảm một phần độ nồng của hạt sen nếu có, đề phòng trường hợp khâu xử lý hạt sen khô chưa hoàn hảo.
Tạo hình nhân trứng muối hạt sen cho bánh trung thu truyền thống. Ảnh Internet
Để tạo nên sự thi vị cho khối nhân, một số thợ làm bánh quyết định cho thêm lượng ít nhân hạt dưa hay hạt bí, như một biến tấu mới lạ cho nhân hạt sen.
Ngoài ra, cũng có những biến tấu khác cho khối nhân hạt sen trong bánh trung thu truyền thống theo cách làm hiện đại như kết hợp thêm dừa, sầu riêng , sữa, sữa béo,...Tuy nhiên, những biến tấu này vẫn được xem là sự sáng tạo để mang lại vị mới lạ, còn thiên về vị ngon truyền thống, khối nhân hạt sen đơn thuần vẫn được đánh giá cao nhất.
Qua đôi dòng bàn về bánh trung thu truyền thống nhân trứng muối hạt sen, hẳn đến đây bạn đã có thêm một chút thông tin khá lý thú. Với những thông tin này, Chuyên mục Món ngon của Yeutre.vn hy vọng khi chọn lựa để thưởng thức hay tự làm bánh trung thu, bạn dễ dàng cảm nhận vai trò của hạt sen hơn.
Cũng từ đó, chắc chắn chúng ta cũng trở nên tinh tế hơn, trong việc nhận diện, sử dụng hay thưởng thức một loại nguyên liệu quen thuộc. Thêm vào đó, có thể góp phần tạo nên sự thi vị mới lạ, với những giá trị rất riêng khó thay thế của nó không chỉ trong phạm vi bánh trung thu nói riêng, mà còn trong ẩm thực Việt nói chung.
Bún bò Huế - Hương vị không thể nào quên khi đặt chân đến vùng đất cố đô Bún bò Huế có nguồn gốc từ cung đình Huế, là món ăn mang biểu tượng của cố đô Huế. Nằm trong top những món ăn ngon, đậm đà hương vị của ẩm thực Việt, ai đã từng đặt chân đến Huế và thưởng thức món ăn này đều nhớ mãi không quên. Nguồn gốc ra đời món bún bò Huế Bún bò...