Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng cần phải có những gì?
Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng gồm có cỗ mặn cúng gia tiên và cỗ chay cúng Phật.
Rằm tháng Giêng (Tết Nguyên tiêu) là ngày rằm đầu tiên trong năm mới. Ngày lễ này được người Việt quan niệm rằng, mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng luôn cần chuẩn bị tươm tất và thịnh soạn, để cầu mong một năm bình an, suôn sẻ và thuận hoà, sung túc. Cũng chính vì thế mà đời xưa đã có câu: “Giỗ Tết cả năm không bằng rằm tháng Giêng”.
Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng gồm có cỗ mặn cúng gia tiên và cỗ chay cúng Phật.
Với cỗ chay cúng Phật, gia chủ cần chuẩn bị hoa quả xôi chè, rau xào chay, canh rau củ hoặc canh nấm, các món đậu. Không chỉ vậy, lễ vật cúng rằm tháng Giêng còn gồm hương, hoa, đèn nến. Một điều gia chủ nên lưu tâm, đó là màu sắc của các món ăn trên mâm cỗ chay còn tượng trưng cho ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Cúng cỗ chay vào ngày rằm tháng Giêng cũng là cách tìm về sự bình yên, thanh tịnh trong tâm hồn con người.
Với mâm cỗ mặn cúng gia tiên, gia chủ cần chuẩn bị hương, hoa tươi, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, một số món ăn mặn đặc trưng. Mâm cỗ này sẽ gồm 4 bát và 6 đĩa. Các món ăn truyền thống trong mâm cơm cúng rằm tháng Giêng gồm:
1 bát canh măng ninh xương heo
1 bát canh bóng
1 bát miến
1 bát canh mọc
1 đĩa thịt gà luộc
1 đĩa giò hoặc nem
1 đĩa nem thính hoặc giò xào
1 đĩa hành muối
1 đĩa bánh chưng
1 bát nước chấm
Video đang HOT
Mỗi món ăn trong mâm cơm cúng rằm tháng Giêng đều tượng trưng cho ước mong của người Việt ta thời xưa. Bánh chưng thể hiện cho sự sinh sôi, nảy nở; dưa hành thuộc về Dương, thịt lợn đã chế biến thuộc về Âm, đảm bảo sự hài hòa và cân bằng về Âm và Dương. Các mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng không nhất thiết phải là mâm cao cỗ đầy, bày vẽ mà tuỳ vào tình hình kinh tế của mỗi gia chủ mà chuẩn bị sao cho phù hợp, quan trọng thành tâm là được.
Tự tay làm món bánh in thơm ngon cúng Rằm tháng Giêng
Bánh in nhân đậu xanh thơm ngon với lớp vỏ bánh làm từ bột nếp, lớp nhân bùi bùi béo béo là món bánh đầy ý nghĩa để cúng Rằm tháng Giêng năm 2021, mong một năm mới bình an.
Bánh in là một món bánh có xuất xứ từ Huế, bánh được đúc thành khuôn mặt đáy khắc các hình chữ Thọ, Phúc, Lộc và gói trong giấy ngũ sắc. Theo truyền thống, bánh in phục vụ việc thờ cúng và đãi khách dịp Tết.
Món bánh này có nguyên liệu phổ biến và cách làm đơn giản nên ai cũng có thể tự tay làm những chiếc bánh để thắp hương dịp Tết Nguyên tiêu (Rằm tháng Giêng) này.
NGUYÊN LIỆU:
- Bột nếp chín (bột làm bánh dẻo): 400g;
- Nước lọc: 150ml;
- Đậu xanh sạch vỏ: 100g;
- Đường bột: 200g (nếu không có đường bột, các bạn có thể tự tạo bằng cách xay đường kính bằng cối xay khô của máy xay sinh tố);
- Đường phèn: 90g;
- Muối trắng: một chút (1g);
- Dầu ăn: 15ml
- Nước hoa bưởi (nếu có);
- Mứt bí: 50g (có thể cho nhiều hơn nếu thích nhân ngọt đậm);
- Dụng cụ: nồi, chảo chống dính, khuôn làm bánh trung thu.
Cách nguyên liệu chính của món bánh in nhân đậu xanh.
CÁCH LÀM BÁNH IN NHÂN ĐẬU XANH
Bước 1: Chuẩn bị phần nhân đậu xanh
Ngâm đậu xanh vào nước lã trong khoảng 3-4 giờ. Vớt ra vo sạch, đổ đậu đã ngâm vào nồi cùng chút nước sao cho ngập mặt mặt đậu khoảng 1-1,5cm.
Đun đậu trên bếp cho chín nhừ, nước hơi cạn thì cho đường phèn đập nhỏ vào. Nấu đường tan đều thì tắt bếp.
Đem đậu đi xay mịn bằng máy xay sinh tố. Nếu thấy đặc quá khó xay thì thêm 1 chút xíu nước thôi nhé.
Đổ đậu đã được xay mịn vào chảo chống dính, thêm vào 15 ml dầu ăn, dùng phới dẹt đảo đều, sên đậu đến khi đậu quyện thành khối, có thể vo viên được thì tắt bếp.
Đợi đậu hơi nguội thì chia thành các viên nhân đều nhau, thích ăn ngọt thì cho mứt bí đã được cắt nhỏ vào đậu, trộn đều trước khi chia nhân thành các viên.
Trọng lượng nhân bằng 1/3 so với trọng lượng cả cái bánh in. Ví dụ bạn định làm bánh in trọng lượng 75g thì lượng nhân đậu xanh là 25g. Lưu ý bọc kín nhân khi chờ làm vỏ bánh để nhân không bị khô.
Bước 2: Chuẩn bị nước đường
Nước lọc đun sôi, để ấm còn khoảng 60-70 độ C thì hoà đường bột vào nước. Chú ý hoà từng ít một đến khi đường tan hoàn toàn để được dung dịch nước đường đặc. Cho nước hoa bưởi vào nước đường này.
Bước 3: Chuẩn bị phần vỏ
Cho từng chút nước đường vào chỗ bột nếp chín, dùng tay bóp đều để nước đường hoà tan với bột, không để bết thành tảng. Bột đạt là tơi thành mảng nhỏ, nắm lại tạo thành độ kết dính.
Bước 4: Tạo hình bánh in
Cho bột bánh ở bước 3 vào 1/3 khuôn bánh trung thu, dùng tay nhồi thật chặt xuống mặt khuôn rồi cho 1 viên nhân vào, ấn dàn đều đè lên lớp bột vừa cho vào, sau đó phủ nốt bột cho đầy khuôn, ấn và nén thật chặt tạo độ kết dính giữa các lớp. Sau đó úp ngược khuôn rồi nhẹ nhàng cho bánh ra.
Lưu ý: Bánh in khi mới lấy ra khỏi khuôn còn dễ vỡ, các bạn hạn chế di chuyển, để bánh nghỉ ít nhất 1 giờ rồi cho vào bao bì, đóng gói kín hoặc có thể dùng dao thật sắc cắt ra thưởng thức luôn.
Chúc các bạn làm món bánh in nhân đậu xanh thành công, có món bánh đẹp mắt thơm ngon dâng lên mâm cúng Rằm tháng Giêng!
Chỉ 15 phút xong món hấp lành mạnh ít dầu mỡ cho bữa tối ngon cơm Một đĩa củ cải hấp thịt thanh ngọt, ít dầu nhưng giàu dinh dưỡng, vitamin rất tốt cho sức khỏe. Nguyên liệu: 1 củ cải trắng (250g) 160g thịt băm 3 quả ớt 1 gốc hành Vài tép tỏi 15ml dầu mè 30ml nước tương 5g đường, muối, tinh bột Một ít rau mùi Cách làm: Thịt rửa sạch băm nhỏ cho vào...