Malta trở thành quốc gia đầu tiên tại EU đạt ‘miễn dịch cộng đồng’
Ngày 24/5, Malta, quốc gia đang dẫn đầu Liên minh châu Âu (EU) về tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, thông báo đạt được mục tiêu tiêm phòng ít nhất một mũi vaccine cho 70% người trưởng thành.
Vaccine ngừa COVID-19 củ a AstraZeneca. Ảnh minh họa: PAP/TTXVN
Ông Chris Fearne, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Y tế quốc đảo nằm ở Địa Trung Hải, với dân số khoảng 500.000 người, tuyên bố đã đạt “miễn dịch cộng đồng” cho dù thừa nhận để đạt được “dấu mốc quan trọng” này trong EU là điều khó khăn. Theo người đứng đầu ngành y tế, sau khi 475.000 liều vaccine được tiêm, khoảng 42% dân số đã hoàn thành tiêm chủng cả hai liều các loại vaccine Pfizer, Moderna hoặc AstraZeneca hoặc với một liều duy nhất của vaccine Johnson & Johnson.
Phát biểu trước báo giới, ông Chris Fearne nói: “Hôm nay, chúng tôi đã đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng. Vaccine chính là vũ khí của chúng tôi chống lại virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19. Điều này cũng có nghĩa là sự lây truyền của virus – ngay cả khi nó vẫn tồn tại trong chúng ta – đã giảm đáng kể”.
Video đang HOT
Theo giới chức Malta, kết quả này đạt được trước nhiều so với kế hoạch ban đầu chính phủ đặt ra là tháng 9, trước khi điều chỉnh vào cuối tháng 6.
Ủy ban châu Âu đặt mục tiêu sẽ tiêm chủng cho 70% dân số EU vào cuối tháng 7 tới.
Malta, quốc gia ghi nhận hơn 400 ca tử vong do COVID-19, đang từng bước dỡ bỏ các biện pháp hạn chế để chống dịch, với việc thông báo sẽ khởi động chương trình du lịch vào ngày 1/6. Người đứng đầu Bộ Y tế tiết lộ kế hoạch sử dụng “chứng chỉ vaccine” nội địa như là “chìa khóa” để mở cửa trở lại các sự kiện văn hóa, xã hội.
Ngoài ra, yêu cầu phải đeo khẩu trang ở nơi công cộng cũng bắt đầu được nới lỏng từ ngày 1/7.
Campuchia ghi nhận thêm hàng trăm ca mắc COVID-19 mới
Trưa 22/5, Bộ Y tế Campuchia thông báo nước này ghi nhận thêm 488 ca mắc mới bệnh COVID-19, trong đó 473 ca lây nhiễm cộng đồng và 15 ca nhập cảnh.
Một điểm tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Phnom Penh dẫn thông báo của bộ trên cho biết có thêm 640 người đã khỏi bệnh và 2 trường hợp tử vong. Tính đến nay, Campuchia ghi nhận tổng cộng 24.645 ca mắc COVID-19, trong đó 17.164 người đã hồi phục và 167 người tử vong.
Mặc dù số ca mắc COVID-19 tại Campuchia vẫn ở mức cao, nhưng tối 21/5, Đô trưởng Phnom Penh Khuong Sreng ra thông báo từ ngày 22/5 bắt đầu dỡ bỏ lệnh giới nghiêm phòng, chống dịch (được áp dụng từ ngày 1/4 vừa qua) tại "Khu vực Vàng" thuộc thủ đô, đồng thời dỡ bỏ lệnh cấm bán đồ uống có cồn và cho phép các hoạt động kinh doanh như phục vụ cà phê, nhà hàng được phục vụ khách tại chỗ trên cơ sở tuân thủ các biện pháp phòng dịch.
Tuy nhiên, một số hoạt động kinh doanh như câu lạc bộ giải trí, sòng bạc, quán karaoke, quán bar, rạp chiếu phim, cơ sở massage, trung tâm thể thao, phòng triển lãm nghệ thuật, bảo tàng vẫn đóng cửa cho tới khi có thông báo mới.
Về kế hoạch mở cửa trở lại các trường học sau "sự cố cộng đồng ngày 20/2", người phát ngôn Bộ Giáo dục, thanh niên và thể thao Campuchia Ros Soveacha cho biết việc mở trường trở lại trong tương lai gần sẽ tập trung vào các nguyên tắc an toàn sức khỏe kết hợp với các biện pháp y tế để mở ra hướng đi mới cho ngành giáo dục. Theo ông Ros Soveacha, học sinh tại 25 tỉnh và thủ đô Phnom Penh cần tiếp tục tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp y tế phòng, chống dịch và có thể học trực tuyến thông qua chương trình giáo dục đã được số hóa. Hiện tại, 85% trong tổng số 158.000 giáo viên và nhân viên ngành giáo dục trên cả nước đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Trong khi đó, tại Lào, chiều cùng ngày, Bộ Y tế cho biết nước này ghi nhận 19 ca nhiễm mới, trong đó 10 ca lây nhiễm cộng đồng và 9 ca nhập cảnh được cách ly ngay.
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, đại diện Bộ Y tế Lào cho biết trong 9 ca lây nhiễm trong cộng đồng ở thủ đô Viêng Chăn có 7 ca là người trong một gia đình, đồng thời cảnh báo về tình trạng số ca F0 không thể truy dấu ngày càng tăng trong tuần qua. Đại diện Bộ Y tế Lào cũng cho biết dịch bệnh đã lây lan ra cộng đồng tại thủ đô Viêng Chăn, do vậy người dân phải tăng cường cảnh giác, tuân thủ nghiêm các quy định phòng, chống dịch bệnh, nếu không có việc cấp thiết, không nên rời khỏi nhà. Nếu có các triệu chứng mắc bệnh COVID-19, không nên tự mua thuốc điều trị mà nhanh chóng đến bệnh viện để được khám chữa, đồng thời tránh nguy cơ lây nhiễm cho người khác.
Đại diện Bộ Y tế Lào còn thể hiện quan ngại về biến thể được phát hiện tại Ấn Độ đã lây lan sang các nước láng giềng, đồng thời khẳng định Lào đang có nguy cơ rất cao lây nhiễm biến thể này. Quan chức này cho biết dù số ca nhiễm đang ghi nhận ở mức thấp, Chính phủ Lào vẫn chuẩn bị cơ sở vật chất và nguồn nhân lực để ứng phó với nguy cơ bùng phát làn sóng dịch thứ 3 tại nước này.
Tính tới nay, Lào đã ghi nhận tổng cộng 1.782 ca bệnh, trong đó đã chữa khỏi cho 1.025 người và 2 trường hợp tử vong.
Hàn Quốc thử nghiệm kết hợp các loại vaccine khác nhau trong một phác đồ tiêm phòng Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Chính phủ Hàn Quốc ngày 20/5 thông báo sẽ tiến hành thử nghiệm lâm sàng việc kết hợp các loại vaccine phòng COVID-19 của các công ty khác nhau để tiêm cho cùng một người sau một nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy cách làm này hiệu quả. Tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tại Gwangju, Hàn...