Malaysia vung 3 tỷ USD mua liền 6 khinh hạm đắt nhất Đông Nam Á
Trang mạng Strategypage của Mỹ vừa đăng tải thông tin, hải quân Malaysia đã ký hợp đồng mua 6 khinh hạm lớp Gowind của Pháp, mỗi chiếc có giá không dưới 500 triệu USD.
Strategypage cho biết, Cục công nghiệp đóng tàu Pháp vừa nhận được đơn đặt hàng mua 6 khinh hạm lớp Gowind, trị giá mỗi chiếc khoảng 500 triệu USD, tổng trị giá hợp đồng trên 3 tỷ USD, Malaysia cũng là khách hàng nước ngoài đầu tiên của lớp tàu này.
Khinh hạm lớp Gowind do Cục công nghiệp đóng tàu Pháp thiết kế, nhiệm vụ đóng tàu do Công ty DCNS chế tạo. Nó có thể tiến hành nhiều nhiệm vụ như: tuần tiễu ven bờ, chi viện tác chiến, tấn công tàu mặt nước và tàu ngầm địch.
Khinh hạm lớp Gowind có 3 kiểu, thiết kế giống nhau nhưng kích thước và lượng giãn nước khác nhau, gồm loại 1270 tấn, 1700 tấn và 1950 tấn, mỗi loại phục vụ cho một nhiệm vụ khác nhau.
Video đang HOT
Khách hàng có thể tùy theo nhu cầu sử dụng để mua 1 trong 3 thiết kế này, đồng thời, người sử dụng có thể chọn mua các hệ thống thiết bị và vũ khí, thậm chí có thể đề ra phương án cải tạo nâng cấp.
Nhìn chung, tàu được trang bị vũ khí khá toàn diện với 1 trong 2 loại tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon hoặc Exocet, tên lửa phòng không Mica hoặc Aster, cùng với các ống phóng ngư lôi chống ngầm. Ngoài ra tàu được tang bị máy bay trực thăng Eurocopter EC725 Super Cougar và 1 chiếc UAV trinh sát.
Đặc biệt, Gowind có khả năng tàng hình nhờ thiết kế vỏ tàu có tác dụng làm giảm diện tích phản xạ hiệu dụng và tản nhiệt động cơ. Ngoài ra, hệ thống radar và cảm ứng được lắp đặt trong một cột thẳng đứng ở giữa tàu giúp tăng góc nhìn lên 360 độ.
Theo ANTD
Hàn Quốc sẽ tự nghiên cứu phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa
Ngày 9-5, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã bác bỏ khả năng nước này tham gia vào hệ thống phòng thủ tên lửa do Mỹ đứng đầu và cho rằng Seoul sẽ tập trung vào việc phát triển hệ thống phòng thủ của riêng mình để tự bảo vệ khỏi các mối đe dọa tên lửa từ Triều Tiên.
Việc có hay không tham gia vào hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ gồm các tên lửa đánh chặn mặt đất và radar X-band đã trở thành một vấn đề gai góc tại Hàn Quốc, vì nó có thể tạo nên một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực bao gồm cả Trung Quốc và góp phần làm gia tăng chi phí đối với chương trình tên lửa quốc gia.
Vấn đề này đã một lần nữa nóng lên sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 7-5 tuyên bố trong một cuộc họp báo chung với người đồng cấp Hàn Quốc Park Geun-hye rằng, hai nước đã đồng ý cùng hợp tác phát triển các hệ thống phòng thủ tên lửa để đối phó mối đe dọa từ Triều Tiên.
Đáp lại việc báo chí Hàn Quốc cho rằng tuyên bố của Tổng thống Obama có thể ám chỉ rằng, đang diễn ra các cuộc thảo luận về sự tham gia của Hàn Quốc vào hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ do Mỹ đứng đầu, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho rằng, quân đội đã và đang hợp tác với quân đội Mỹ về phòng thủ tên lửa, nhưng quy mô chỉ giới hạn ở mức độ chia sẻ thông tin tình báo.
Tên lửa PAC-2 có khả năng đánh chặn tên lửa ở cự ly 20km
"Hàn Quốc có hệ thống phòng thủ tên lửa của riêng mình, để tiêu diệt các tên lửa ở giai đoạn cuối cùng, thích hợp nhất cho việc đối phó với các mối đe dọa tên lửa ngày càng gia tăng từ Triều Tiên", phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Kim Min-seok cho biết.
"Trong tình hình hiện tại, chúng tôi đã hợp tác với hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ để chia sẻ thông tin tình báo và tìm cách để thúc đẩy sự hợp tác này", ông Kim Min-seok cho biết thêm.
Theo ông, mặc dù Seoul không phản đối chương trình của Mỹ, nhưng hai bên đã hợp tác cùng nhau giám sát và phát hiện các tên lửa của Triều Tiên mà không cần thiết lập thêm các cơ sở phòng thủ tên lửa.
"Hàn Quốc và Mỹ đã hợp tác với nhau để theo dõi các tên lửa của Triều Tiên, bằng các nguồn lực sẵn có", ông Kim nói đồng thời bác bỏ việc triển khai các tên lửa và radar hiện đại, liên quan đến hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.
Theo ANTD
Hàn Quốc tung 1 tỷ USD mua tiêm kích đa năng hiện đại Ngày 6-5, Tập đoàn công nghiệp hàng không Hàn Quốc (KAI) cho biết, họ đã nhận được đơn đặt hàng của bộ quốc phòng nước này mua một lô máy bay chiến đấu hạng nhẹ đa năng FA-50 với tổng giá trị 1.100 tỷ won (1 tỷ USD). KAI không cho biết số lượng máy bay cũng như thời gian bàn giao theo...