Malaysia trải qua ngày chết chóc chưa từng có vì Covid-19
Malaysia ghi nhận ngày chết chóc nhất vì Covid-19 với số ca tử vong cao chưa từng có kể từ khi đại dịch bùng phát ở nước này.
Malaysia ghi nhận kỷ lục 199 ca tử vong vì Covid-19 trong một ngày (Ảnh minh họa: Bernama).
Malaysia ngày 21/7 ghi nhận 199 ca tử vong vì Covid-19 – mức cao nhất trong một ngày kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát ở nước này. Kỷ lục được ghi nhận trước đó là 153 ca tử vong vào ngày 18/7.
Mặc dù giới chức y tế cho biết phần lớn các ca nhiễm gần đây tại Malaysia được xếp vào loại “nguy cơ thấp”, nhưng nước này vẫn đang ghi nhận số ca tử vong tăng lên hàng ngày.
Tính đến nay, tổng số người chết vì Covid-19 tại Malaysia lên tới hơn 7.400 người.
Malaysia cũng ghi nhận thêm 11.985 trường hợp mắc Covid-19, đánh dấu ngày thứ 9 liên tiếp nước này ghi nhận hơn 10.700 ca nhiễm mới. Hiện Malaysia có tổng cộng hơn 951.000 ca mắc Covid-19 trên cả nước.
Video đang HOT
Hơn một nửa số ca mắc mới từ khu vực Thung lũng Klang với 5.550 ca ở Selangor và 1.174 ca ở Kuala Lumpur.
Các ổ dịch lớn khác tại Malaysia gồm Negeri Sembilan với 745 trường hợp mắc Covid-19, trong khi Kedah và Johor lần lượt ghi nhận 800 và 644 ca nhiễm.
Giới chức y tế cho biết 48,9% trường hợp nhiễm mới không có triệu chứng, trong khi 48,7% có các triệu chứng nhẹ.
Malaysia bắt đầu áp lệnh phong tỏa toàn quốc lần thứ 3 vào ngày 1/6, ngay sau khi nước này đạt mốc 9.000 ca nhiễm mới lần đầu tiên vào ngày 29/5.
Các bác sĩ tại Malaysia đã bày tỏ sự thất vọng vì tình trạng thiếu an toàn lao động và quyền lợi danh cho nhân viên y tế, bất chấp những giờ làm việc mệt mỏi ở tuyến đầu của hệ thống y tế vốn căng thẳng của Malaysia.
Theo chỉ đạo của chính phủ, nhằm giảm bớt áp lực cho hệ thống y tế, tất cả trường hợp không phải bệnh nhân Covid-19 đang được điều trị tại các bệnh viện công ở Thung lũng Klang phải chuyển sang các bệnh viện tư để nhường chỗ cho các ca Covid-19 nặng.
Thứ trưởng Bộ Y tế Malaysia Noor Azmi Ghazali cho biết một số trường hợp nhân viên y tế gần đây được cho là đã sử dụng ống tiêm rỗng trong quá trình tiêm chủng Covid-19, nguyên nhân có thể do họ bị mệt mỏi.
“Nếu họ mệt mỏi nhưng vẫn tiếp tục phải làm việc, họ sẽ không đạt hiệu quả trong công việc và không đạt được phong độ tốt nhất”, ông Ghazali cho biết.
Sau hơn một tháng phong tỏa toàn quốc, tình hình dịch bệnh tại Malaysia vẫn không có nhiều tiến triển khi các bệnh viện tại nhiều khu vực rơi vào tình trạng quá tải.
Các hình ảnh và video đăng tải trên mạng xã hội cho thấy, tại một số cơ sở, hàng chục bệnh nhân phải chia nhau nguồn ôxy đang ngày càng thiếu thốn. Một số nhà xác quá tải khi số bệnh nhân tử vong tăng vọt.
Ngoài các biến chủng dễ lây lan, việc người Malaysia tham dự các hoạt động tụ tập trước ngày lễ Eid al-Fitr của người Hồi giáo cũng được xem là nguyên nhân thổi bùng số ca nhiễm ở quốc gia này trong những tháng qua.
Chính phủ Malaysia hứng chỉ trích vì chiến lược phong tỏa bị mô tả là “không quyết liệt”, “nửa vời” khi có quá nhiều ngoại lệ được đặt ra, dẫn tới việc hiệu quả ngăn dịch lây lan bị giảm sút đáng kể.
Malaysia, Thái Lan hỗ trợ người dân vượt qua đại dịch
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, Bộ Tài chính Malaysia (MoF) thông báo chính phủ liên bang đã nhất trí thực hiện những cải tiến đối với việc phân bổ ngân sách theo cả hình thức tài trợ và hỗ trợ khác nhau cho chính quyền bang năm 2021.
Người dân chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 26/4/2021. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Trong tuyên bố đưa ra tại cuộc họp Hội đồng Tài chính quốc gia được tổ chức trực tuyến ngày 6/5, Bộ Tài chính Malaysia cho biết sẽ tăng mức phân bổ từ 50 triệu ringgit (12,1 triệu USD) lên 400 triệu ringgit (97,04 triệu USD) theo Khoản tài trợ dựa trên mức độ phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng và phúc lợi cho tất cả các chính quyền bang.
Bên cạnh đó, chính phủ liên bang cũng đồng ý phê duyệt khoản đóng góp trị giá 440 triệu ringgit vào quỹ dự trữ của bang vốn đang bị thâm hụt. Bộ Tài chính Malaysia nêu rõ chính phủ đã nhận thức được tình hình khó khăn mà hầu hết các chính quyền bang đang phải đối mặt, đặc biệt là trong vấn đề quản lý tài chính sau đại dịch COVID-19.
Trong động thái liên quan, nhằm tạo môi trường thuận lợi đảm bảo kinh tế tiếp tục hồi phục, cùng ngày, Ngân hàng trung ương Malaysia (BNM) đã quyết định duy trì lãi suất qua đêm (OPR) ở mức 1,75%. Quyết định của BNM phù hợp với nhận định của giới chuyên gia và đây là lần thứ 5 liên tiếp kể từ tháng 9/2020, BNM không thay đổi OPR.
Cùng ngày, Nội các Thái Lan đã thông qua gói cứu trợ, ước tính 178,5 tỷ baht (5,7 tỷ USD), nhằm hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 cũng như hỗ trợ phục hồi kinh tế vốn bị đe dọa bởi làn sóng mới của dịch bệnh.
Theo Phó Thủ tướng Thái Lan Supattanapong Punmeechaow, chính phủ sẽ tiến hành giai đoạn 3 của chiến dịch cùng thanh toán, có thể mang lại lợi ích cho 31 triệu người dân từ tháng 7 đến tháng 12. Chương trình này cho phép các cá nhân đã đăng ký mua hàng hóa hoặc dịch vụ chỉ bằng 1/2 giá bán, trong khi chính phủ trợ cấp nửa còn lại, tổng cộng tối đa là 3.000 baht trong giai đoạn 3.
Biện pháp trên được đưa ra trong bối cảnh Thái Lan đang phải đối phó với làn sóng dịch bệnh được cho là tồi tệ nhất từ trước tới nay, với 200 người tử vong riêng trong tháng trước.
COVID-19 tại ASEAN hết 5/5: Số ca mắc tăng mạnh tại Lào; Malaysia sẽ giới hạn đi lại ở thủ đô Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 5/5, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 176.735 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 69.440 người. Một trạm kiểm soát của cảnh sát ở Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh:...