Malaysia thu hồi lệnh phân bổ phổ tần 5G do bị phản ứng dữ dội
Trước đó, Bộ trưởng Truyền thông và Đa phương tiện Malaysia đã chỉ đạo việc phân bổ phổ tần 5G cho 5 công ty viễn thông không thông qua quy trình đấu thầu.
Tuy nhiên, do những trở ngại về mặt pháp lý cũng như phản ứng dữ dội từ dư luận về sự thiếu minh bạch nên quyết định này đã bị thu hồi.
Các nhà quản lý Malaysia đã thông báo đảo ngược quyết định trước đó về việc giao phổ tần 5G cho các nhà khai thác thay cho quy trình đấu thầu. Trong một quyết định mà Bloomberg đã gọi là đột ngột rời bỏ kế hoạch ban đầu, Bộ trưởng Truyền thông và Đa phương tiện Malaysia Saifuddin Abdullah đã chỉ đạo Ủy ban Truyền thông và đa phương tiện Malaysia (MCMC: Malaysian Communications and Multimedia Commission) phân bổ phổ tần 5G cho 5 công ty, bỏ qua quy trình đấu thầu và từ bỏ kế hoạch triển khai một mạng lưới chung trên toàn quốc.
Malaysia thu hồi lệnh phân bổ phổ tần 5G do bị phản ứng dữ dội
Tuy nhiên, bây giờ, có vẻ như lệnh đã bị thu hồi sau những trở ngại pháp lý và kỹ thuật, cũng như sự không hài lòng về sự thiếu minh bạch xung quanh việc thay đổi kế hoạch đột ngột.
Vào tháng 1 vừa qua, MCMC đã công bố ý định phân bổ các khối 2 30 MHz trong băng tần 700 MHz và 100 MHz trong băng tần 3,5 GHz thông qua quy trình đấu thầu mở, đã xác định các băng tần này là các băng tần tiên phong cho mạng 5G của Malaysia.
Tuy nhiên, khi cuộc đấu thầu bị hủy bỏ đột ngột vào tháng 5, và các nhà cung cấp di động hiện tại như Celcom Axiata, Maxis và Digi chỉ được ấn định các khối 2 10 MHz phổ tần trong băng tần 700 MHz, trong khi các nhà mạng Telekom Malaysia và Altel Communications mỗi nhà mạng chỉ được thêm 2 5 MHz.
Video đang HOT
Trước đây, Thủ tướng Malaysia, ông Mahathir Mohamad đã bình luận rằng nước này đang trên đường phát triển thương mại công nghệ 5G vào quý 3 năm 2020, và liệu việc quay lại và phân bổ phổ tần có làm trì hoãn lịch trình đã đề xuất hay không.
Malaysia cũng đã đưa ra quyết định đáng chú ý khi làm việc với nhà cung cấp thiết bị Trung Quốc Huawei, bất chấp xung đột đang diễn ra. Cụ thể, Huawei sẽ cung cấp dịch vụ 4G và 5G cho Maxis, cũng như Celcom và Telekom Malaysia.
Cựu Bộ trưởng Truyền thông và Đa phương tiện Malaysia, ông Gobind Singh Deo cho rằng, Malaysia nhận thức được những lo ngại về vấn đề an ninh quốc gia liên quan đến Huawei mà các nước trên thế giới quan tâm, tuy nhiên Malaysia sẽ thực hiện các tiêu chuẩn bảo mật của chính họ trong việc lựa chọn đối tác.
Thị trường di động: Muôn cảnh đối phó mùa dịch "Cô vít"
Dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ tới thị trường bán lẻ. Trong bối cảnh đó, nhiều chủ cửa hàng điện thoại nhỏ lẻ đang cố tìm cách thích nghi để có thể "sống sót" qua mùa dịch.
Dịch bệnh Covid-19 bùng phát đã kéo theo tâm lý bất ổn tại nhiều nơi trên thế giới. Với thị trường di động, dịch bệnh cũng đồng nghĩa với một khoảng thời gian dài kinh doanh ảm đạm.
Theo thống kê của Strategy Analytics, lượng tiêu thụ smartphone toàn cầu trong tháng 2/2020 đạt 61,8 triệu chiếc, giảm 38% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do việc sản xuất smartphone tại Trung Quốc bị đình trệ. Trong khi đó dịch bệnh khiến kinh tế bị ảnh hưởng, nhu cầu mua sắm của người dùng cũng thấp hơn.
Điều này dự kiến sẽ còn tiếp tục trong tháng 3 và 4 của năm nay khi nhiều quốc gia trên thế giới như Italia, Anh, Malaysia, Ấn Độ, Hy Lạp,... đã ra lệnh phong toả toàn quốc nhằm đối phó với dịch Covid-19.
Nhiều cửa hàng chuyển hướng sang online nhiều hơn thay vì chủ yếu là offline như trước. Ảnh: Trọng Đạt
Doanh thu giảm vài chục %, xin hoãn tiền nhà vì Covid-19
Theo ghi nhận của Pv. VietNamNet, tại Việt Nam, dù chưa có những thống kê chính thức, thế nhưng sức tác động của Covid-19 đối với thị trường di động có thể dễ dàng nhận thấy.
Chia sẻ với Pv. VietNamNet, anh D - chủ một hệ thống chuyên kinh doanh các sản phẩm Apple cho biết, doanh thu hệ thống của anh trong mấy tháng gần đây giảm mạnh.
"Tháng trước, doanh thu ở một số cửa hàng đã giảm đến vài chục phần trăm. Nhân viên chủ yếu ngồi chơi bởi người đến mua sắm, thăm quan quá ít do lo ngại vấn đề dịch bệnh,", anh D nói.
Chia sẻ thêm, anh D. cho biết đã liên hệ với một vài chủ mặt bằng để xin được hỗ trợ nhằm giảm bớt một phần chi phí kinh doanh. Thế nhưng, không phải chủ cho thuê nhà nào cũng sẵn lòng trợ giúp. Nhiều chủ nhà còn trả lời lại bằng những câu nói rất vô cảm.
Tuy vậy, thay vì bi quan, anh D. cho biết sẽ bỏ thêm vốn mở rộng kinh doanh bởi đây cũng là thời điểm tốt để thuê được mặt bằng giá rẻ.
Theo anh D.: "Dịch bệnh khiến nhiều cơ sở kinh doanh phải đóng cửa. Điều đó cũng vô tình tạo cơ hội cho các nhà đầu tư khác muốn tìm kiếm mở rộng mặt bằng.".
"Có những địa điểm mình đã ngắm từ lâu nhưng vì họ có hợp đồng dài hạn nên không dễ dàng lấy được. Dịch bệnh đã vô tình mang đến cơ hội để mình có trong tay những mặt bằng đó.", anh D chia sẻ.
Thị trường di động đang chịu nhiều ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Ảnh: Trọng Đạt
Đóng bớt cửa hàng, chuyển sang bán hàng online
Không phải ai cũng giữ được tinh thần lạc quan như a D. Tại hệ thống cửa hàng di động HK, người quản lý cho biết đã phải tạm dừng hoạt động, đóng bớt một số cơ sở kinh doanh nhằm đối phó với tình hình dịch bệnh.
Do có 2 cơ sở tại Hà Nội, doanh nghiệp này lựa chọn việc đóng bớt cửa hàng trên phố Xã Đàn (Đống Đa, Hà Nội), dồn mọi hoạt động mua bán về phía chi nhánh đặt tại Long Biên. Theo chủ cơ sở trên, điều này giúp anh giảm một phần chi phí nhân viên, lại kiểm soát tốt hơn lượng người ra vào trong mùa dịch.
Thay vì việc mua bán chủ yếu theo hình thức trao tay như trước kia, doanh nghiệp này cũng hướng tới việc kinh doanh online nhằm giảm thiểu bớt nguy cơ gây nhiễm.
Theo đó, với những sản phẩm có giá trị nhỏ như phụ kiện điện thoại, cửa hàng này nhận ship theo đơn. Trong trường hợp khách trực tiếp lấy hàng, cần liên hệ trước để chủ cơ sở đóng gói sẵn, chỉ việc lấy mang đi nhằm hạn chế tiếp xúc.
Dù lượng đơn hàng có phần giảm sút do thói quen mua sắm thay đổi, chủ cơ sở này cho biết vẫn chấp nhận, miễn điều đó giúp đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người.
Trọng Đạt
Thông tin thẻ tín dụng Việt Nam, Singapore, Malaysia bị tung lên mạng do vụ rò rỉ dữ liệu lớn Hàng trăm ngàn thông tin thẻ tín dụng do các ngân hàng lớn ở ít nhất 6 quốc gia Đông Nam Á - gồm Việt Nam, Singapore, Malaysia, Philippines, Indonesia và Thái Lan - phát hành đã bị lộ trên mạng, theo start-up bảo mật Technisanct ở Ấn Độ. Báo Hong Kong South China Morning Post (SCMP) đưa tin Công ty cho biết...