“Malaysia sẵn sàng cho Mỹ lập căn cứ để bay do thám Biển Đông”
Một quan chức hàng đầu của hải quân Mỹ cho hay Malaysia đã đề nghị cho phép Mỹ sử dụng một trong các căn cứ không quân nước này để thực hiện các chuyến bay do thám quân sự ở Biển Đông, một động thái có thể làm gia tăng căng thẳng với Bắc Kinh.
Máy bay do thám P-8 Poseidon của Mỹ. (Ảnh minh họa)
Đô đốc Jonathan Greenert, chỉ huy các hoạt động tác chiến của hải quân Mỹ, tiết lộ rằng chính phủ Malaysia gần đây đã đề nghị Mỹ triển khai các máy bay do thám P-8 Poseidon từ khu vực ở cận đông nước này.
Theo một nhà ngoại giao cấp cao châu Á giấu tên, các cuộc thảo luận giữa Malaysia và Mỹ về việc sử dụng căn cứ không quân Sabah ở đông bắc Malaysia vẫn đang diễn ra. Căn cứ Sabah ằm ở vành đai phía nam của Biển Đông.
Chính phủ Malaysia, vốn có quan hệ khá gần gũi với Trung Quốc, hiện chưa xác nhận thông tin trên.
Hiện Bộ ngoại giao Trung Quốc chưa có bình luận gì.
Trong khi đó, Đại tá hải quân Danny Hernandez, một phát ngôn viên của Đô đốc Greenert, cho hay Malaysia chưa phê chuẩn chuyến bay P-8 Poseidon nào của Mỹ.
Video đang HOT
P-8 Poseidon là máy bay do thám thế hệ mới do Boeing chế tạo. Nó có thể bay nhanh, hoạt động ở tầm cao và được trang bị các thiết bị điện tử. P-8 có thể phát hiện tàu ngầm, cùng các khả năng khác.
Malaysia vốn có quan hệ khá nồng ấm với Trung Quốc dù nước này cũng có tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh ở Biển Đông.
Tuy nhiên, Malaysia đã nhận thấy sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc và đang tìm kiếm một thế cân bằng thông qua việc tăng cường quan hệ với Mỹ.
Lại chọc giận Trung Quốc?
Các nhà phân tích cho hay đề nghị của Malaysia nhiều khả năng sẽ khiến Trung Quốc thêm giận dữ về hoạt động do thám của Mỹ đối với vùng biển chiến lược và các quần đảo tranh chấp trong khu vực.
Malaysia đã cho phép hải quân Mỹ triển khai các máy bay do thám P-8 và P-3 từ lãnh thổ nước này trong cuộc tìm kiếm chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines, vốn mất tích hồi tháng 3 trên một chuyến bay từ Kuala Lumpur đi Bắc Kinh.
Ông Wu Xinbo, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Mỹ tại Đại học Fudan ở Thượng Hải, cho hay Trung Quốc sẽ coi một thỏa thuận giữa Mỹ và Malaysia là thách thức trực tiếp đối với khẳng định của Bắc Kinh rằng các chuyến bay do thám của Mỹ là vi phạm chủ quyền của Trung Quốc.
Chính sách “xoay trục” sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ đã khiến Trung Quốc lo ngại rằng Washington đang cố gắng kiềm chế sức mạnh quân sự và kinh tế ngày càng gia tăng của Bắc Kinh.
Mỹ đã tuyên bố sẽ duy trì sự ảnh hưởng trong khu vực trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng lớn mạnh. Trong năm nay, Mỹ đã ký một thỏa thuận với Philippines để cho phép các binh sĩ, tàu chiến và máy bay của Mỹ được tiếp cận nhiều hơn với các căn cứ tại Philippines.
Trung Quốc, vốn ngày càng tỏ ra hung hăng trong các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông và đang phát triển các tàu ngầm tinh vi, gần đây đã gia tăng phản đối việc Mỹ tiến hành các chuyến bay giám sát trên các vùng biển mà Bắc Kinh nói là thuộc chủ quyền của mình.
Mới đây, Tướng Phạm Trường Long, Phó chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc, đã cảnh báo cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice trong chuyến thăm của bà đến Bắc Kinh rằng chính quyền Obama nên chấm dứt các chuyến bay giám sát ở cự ly gần bằng máy bay P-8 Poseidon bên trên Biển Đông và dọc bờ biển Trung Quốc.
Hồi tháng trước, Washington đã cáo buộc một máy bay chiến đấu Trung Quốc đã bay gần một cách nguy hiểm máy bay tuần tra P-8 Poseidon của hải quân Mỹ đang hoạt động trên vùng biển quốc tế trên Biển Đông ở phía đông nam đảo Hải Nam.
An Bình
Theo Dantri/New York Times
Mỹ tố máy bay Trung Quốc đánh chặn liều lĩnh trên không trung
Lầu Năm Góc ngày 22-8 cáo buộc một máy bay Trung Quốc đã tiến sát máy bay tuần tra quân sự của Mỹ với khoảng cách vô cùng nguy hiểm trên vùng biển quốc tế ở phía Đông đảo Hải Nam của Trung Quốc.
Chuẩn Đô đốc John Kirby John lên án hành động của phi công Trung Quốc
BBC dẫn lời người phát ngôn Lầu Năm Góc - Chuẩn Đô đốc John Kirby - tuyên bố Mỹ phản đối gay gắt hành động đánh chặn giữa không trung của quân đội Trung Quốc và gọi hành động của phi công chiếc đấu cơ Trung Quốc là "không an toàn và thiếu chuyên nghiệp".
Chẩn đô đốc Kirby cho biết vụ việc xảy ra hôm thứ Ba (19-8) vừa qua. Cụ thể, máy bay chiến đấu Trung Quốc Su-27 chặn một chiếc máy bay tuần tra Boeing P-8 Poseidon làm nhiệm vụ thường xuyên của Mỹ. Theo phát ngôn viên của Mỹ, chiến đấu cơ Trung Quốc đã tiến sát máy bay hải quân Mỹ chỉ 10 m.
"Chúng tôi lên án mạnh mẽ việc Trung Quốc đánh chặn không an toàn và thiếu chuyên nghiệp, đe dọa mạng sống, sự an toàn và sức khỏe của phi hành đoàn chúng tôi và điều này cũng không phù hợp với luật pháp quốc tế.
Chiếc Su-27 của Trung Quốc đánh chặn máy bay tuần tra của Mỹ. Ảnh: AP
Ông Kirby cho biết thêm chiến đấu cơ Trung Quốc áp sát máy bay Mỹ tới ba lần, trong đó, một lần bay sát phía dưới, một lần áp sát ở trên và một lần bên cạnh. Tại thời điểm đó, phi hành đoàn Mỹ quan sát thấy đây là chiếc máy bay quân sự được trang bị nhiều vũ khí. Theo mô tả của phát ngôn viên, máy bay Trung Quốc bay "rất rất gần, vô cùng nguy hiểm".
Như vậy, đây là lần đối đầu phương tiện quân sự thứ tư giữa Trung Quốc và Mỹ kể từ tháng 3-2014. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn chưa có phản hồi nào về việc các chiến đấu cơ nước này áp sát, đánh chặn máy bay Mỹ.
Theo NLĐ
Đặt mua thêm 7 Su-30SM, hải quân Nga đồng thời sắp tiếp nhận hàng chục máy bay khác Hai quân Nga cho biêt, bô quôc phong nươc nay vưa đặt mua thêm 7 chiêc máy bay chiến đấu đa năng Sukhoi Su-30SM cho hải quân. Theo đo, hợp đồng đã được Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yury Borisov và Chủ tịch Tâp đoan san xuât may bay Irkut cua Nga, ông Oleg Demchenko, ky kêt vao ngay 5-9 vưa qua. Phat...