Malaysia phong tỏa toàn quốc
Malaysia đóng cửa tất cả lĩnh vực kinh tế và xã hội từ ngày 1/6 và dự kiến áp phong tỏa theo giai đoạn, trong bối cảnh ca nhiễm tăng kỷ lục.
“Quyết định được đưa ra sau khi xem xét tình hình lây nhiễm hiện tại ở Malaysia, khi số ca ghi nhận trong một ngày vượt 8.000, số ca đang điều trị vượt 70.000″, Văn phòng Thủ tướng Muhyiddin Yassin ngày 28/5 ra thông cáo.
Toàn bộ đất nước sẽ “phong tỏa” giai đoạn một kể từ 1/6 đến 14/6, đóng cửa hoàn toàn tất cả lĩnh vực kinh tế, xã hội, chỉ những cơ sở kinh doanh được coi là thiết yếu mới được phép hoạt động.
Người Malaysia chôn cất một thi thể ở Kuala Lumpur ngày 23/5. Ảnh: Reuters .
Nếu phong tỏa giai đoạn một thành công khiến ca mới hàng ngày giảm xuống, chính phủ sẽ thực hiện phong tỏa giai đoạn hai kéo dài 4 tuần, cho phép mở cửa trở lại một số lĩnh vực kinh tế không đòi hỏi tụ họp số lượng lớn.
Video đang HOT
“Sau khi giai đoạn hai kết thúc, bước tiếp theo là giai đoạn ba, áp lệnh hạn chế di chuyển tương tự lệnh hiện tại có hiệu lực, theo đó, các hoạt động xã hội bị cấm nhưng gần như tất cả thành phần kinh tế được phép hoạt động với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt và khuyến khích làm từ xa.
Quyết định chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn tiếp theo sẽ tùy thuộc vào đánh giá rủi ro của Bộ Y tế, dựa trên số ca hàng ngày và khả năng điều trị bệnh nhân Covid-19 của các bệnh viện.
Malaysia đã thoát được đợt bùng phát nghiêm trọng vào năm ngoái bằng cách thực hiện các biện pháp hạn chế cứng rắn, bao gồm phong tỏa. Nhưng ca nhiễm bắt đầu tăng mạnh vào đầu năm nay, khiến chính phủ dần thắt chặt các hạn chế và áp đặt tình trạng khẩn cấp.
Giới chức cam kết đẩy mạnh triển khai tiêm chủng, chương trình vốn bị chỉ trích là chậm chạp và hỗn loạn, đồng thời cung cấp hỗ trợ tài chính cho những người bị ảnh hưởng bởi lệnh phong tỏa. Malaysia, đất nước 32 triệu người, ghi nhận tổng cộng 549.514 trường hợp và 2.552 ca tử vong.
Báo Hong Kong coi bánh mì Việt Nam là một món ăn sáng ngon nhất châu Á
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) đã bình chọn những món ăn sáng đặc sắc nhất tại châu Á, trong đó có bánh mì Việt Nam.
Bánh mì Việt Nam là món ăn sáng tiện lợi và ngon miệng được cộng đồng yêu ẩm thực thế giới đánh giá cao. Một chiếc bánh mì điển hình bao gồm nhiều nguyên liệu đặc trưng địa phương như pa tê, giò lụa, cà rốt cùng củ cải chua, dưa chuột, sốt mayonnaise, rau mùi. Ảnh: CNN
Con đường Tơ lụa xa xưa có ảnh hưởng lớn đến ẩm thực Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt là bữa sáng. Trong hơn 600 năm qua, bữa sáng Thổ Nhĩ Kỳ đã dần ưu ái các nguyên liệu từ những nơi xa xôi liên quan đến Con đường Tơ lụa và từ các địa điểm Đế chế Ottoman (1299-1922) đã đặt chân đến.
Bữa sáng Thổ Nhĩ Kỳ có tên kahvalti bao gồm nhiều món nhỏ như bánh mì, cà chua, dưa chuột, phô mai, thịt khô, mật ong, trứng... được cả gia đình cùng chia sẻ thưởng thức. Ngày nay, cuộc sống hiện đại bận rộn khiến người Thổ Nhĩ Kỳ thích săn simit - bánh mì phủ hạt vừng, còn kahvalti thường chỉ được ăn vào cuối tuần và những dịp tụ họp gia đình. Ảnh: Onedio
Có nhiều ý kiến cho rằng bánh xèo Sri Lanka (còn gọi là appam) có nguồn gốc từ Ấn Độ 2.000 năm trước. Loại bánh này có thành phần chính là bột gạo lên men, nước cốt dừa. Chúng được trộn lại và rán để tạo hình giống chiếc bát. Chiếc bánh được đặt lòng trứng ở giữa và ăn kèm với tương ớt dừa hoặc cà ri. Ảnh: TripSavvy
Người Malaysia thường tự hào về "món ăn sáng quốc bảo" là nasi lemak và roti canai. Món nasi lemak bao gồm gạo thơm nấu với nước dừa và lá dứa ăn kèm với cá khô, trứng luộc, lạc, thịt gà hoặc thịt bò. Trong khi đó, roti canai cũng được coi là "kỳ quan ẩm thực" Malaysia gồm bột maida (làm từ lúa mì), dầu ăn và nước trộn lại sau đó nấu trên chảo dầu. Quá trình chế biến tạo ra chiếc bánh dẹt, vừa mềm vừa giòn. Ảnh: Food Republic
Người dân Thái Lan thường lựa chọn jok cho bữa sáng giàu năng lượng bao gồm thịt lợn hoặt thịt gà cùng trứng, bột ớt, rau mùi, gừng ăn với cháo. Ảnh: Bangkok Beyond
Bữa sáng tại Nhật Bản dựa trên nguyên tắc có lợi cho sức khỏe và kích thích được cả 5 giác quan. Do vậy, cơm, súp miso, cá nướng, tsukemono (rau củ muối) cùng trứng ốp lết là đồ ăn phổ biến nhất. Ảnh: Savor Japan
Các nước láng giềng thắt chặt kiểm soát, chặn người Myanmar vượt biên Các nước láng giềng đã và đang tăng cường các biện pháp ngăn chặn người Myanmar chạy trốn khỏi tình trạng bất ổn diễn ra ở quốc gia Đông Nam Á này từ hôm 1/2. Nikkei Asia cho hay, các quốc gia như Thái Lan, Bangladesh và Malaysia đang phải đối mặt với tình thế "tiến thoái lưỡng nan". Nếu những nước này...