Malaysia nâng cấp hệ thống radar cảnh giới… bảo vệ dầu mỏ?
Nhằm tăng cường khả năng phòng thủ đảm bảo an ninh quốc gia, Không quân Malaysia đang cân nhắc nâng cấp hệ thống radar hiện có của mình.
Thông tin này được Tư lệnh Không quân Hoàng gia Malaysia (RMAF) ngày 11/6 cho biết. Theo Tư lệnh RMAF Rodzali Daud, do hệ thống radar hiện tại đã được biên chế hoạt động được 15 năm, nên đề xuất nâng cấp hệ thống này sẽ được chính phủ đưa ra thảo luận. Theo đó, hệ thống radar của RMAF sẽ được nâng cấp về công nghệ điện tử hàng không và hệ thống xử lý.
Mặc dù việc phân bổ ngân sách cho kế hoạch nâng cấp này chưa được thực hiện, tuy nhiên, ông Rodzali tin tưởng rằng việc này sẽ được thực hiện theo kế hoạch phát triển lần thứ 11 của Malaysia (RMK-11):
“Chúng tôi sẽ thực hiện việc này, nó đã sẵn sàng và có thể được thực hiện. Việc nâng cấp này đòi hỏi phải có nhiều tiền và đã nằm trong kế hoạch phát triển của chúng tôi, nhưng chúng đang nỗ lực thực hiện việc này sớm hơn.”
Tiêm kích F/A-18 của Không quân Malaysia
Việc Không quân Malaysia khẩn trương trình vấn đề hiện đại hóa hệ thống radar lên chính phủ nước này được nhiều chuyên gia đánh giá xuất phát từ tình hình bất ổn tại Biển Đông, đặc biệt là vấn đề liên quan đến bãi cạn James cách bờ biển bang Sarawak của Malaysia chỉ 80 km.
Bãi James theo cách gọi của phía Trung Quốc là Tăng Mầu cách bờ biển Trung Quốc tới 1.800 km. Trung Quốc coi đó là điểm cực nam của “đường lưỡi bò” phi lý mà nước này đơn phương vạch ra trên Biển Đông.
Sẽ không có gì đáng nói nếu như Hải quân Trung Quốc không tiến hành 2 cuộc tập trận hải quân gần bãi cạn này chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm. Động thái này khiến Malaysia buộc phải có những thay đổi đáng kể trong cách tiếp cận với yêu sách mà Trung Quốc tuyên bố ở Biển Đông.
Video đang HOT
Trong một diễn biến mới nhất, hôm 26/1, ba chiến hạm Trung Quốc gồm một tàu đổ bộ và 2 tàu khu trục đã tiến hành tuần tra gần bãi cạn James – khu vực “tranh chấp” với Malaysia ở Biển Đông. Đây là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang cố gắng để thực hiện tuyên bố chủ quyền đơn phương ở Biển Đông.
Điều đáng nói là sau khi có mặt ở khu vực tranh chấp với Malaysia, các sĩ quan và thủy thủ trên 3 chiếc tàu trên đã tổ thức nghi lễ trọng thể để khẳng định quyết tâm bảo vệ quyền lợi trên biển của Trung Quốc. Theo Tân Hoa xã, chỉ huy hạm đội trên, ông Jiang Weilie, đã hối thúc tất cả sĩ quan và binh sĩ “luôn sẵn sàng chiến đấu, cải thiện năng lực tác chiến”.
Sự kiện ngày 26/1 không phải là lần đầu tiên các tàu của Trung Quốc “quấy nhiễu” ở khu vực gần bãi cạn James. Trước đó hồi tháng 3/2013, bốn tàu của Trung Quốc từng xuất hiện ở khu vực này, sự việc đã bị phía Malaysia cực lực phản đối.
Chuyên gia Ian Storey của Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore nói: “Những sự cố tương tự có thể sẽ không phải chuyện hiếm trong tương lai ở khu vực này. Khi sự hiện diện của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp sẽ diễn ra thường xuyên hơn, Malaysia sẽ cần phải xác định lại chính sách của họ”.
Đến tháng 10/2013, Malaysia công bố kế hoạch xây dựng một căn cứ hải quân mới ở Bintulu, thị trấn lớn nhất ở Sarawak và là vùng lãnh thổ của Malaysia gần bãi cạn James nhất.
Dù không nhắc đến Trung Quốc và Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia cho biết, mục đích xây dựng căn cứ này là để bảo vệ trữ lượng dầu mỏ của nước này nhưng rõ ràng, ai cũng ngầm hiểu động thái này là để đối phó với mối đe dọa ngày càng gia tăng từ phía Trung Quốc.
Theo Tri Thức
Tại sao radar Nga có thể "nhìn thấy" máy bay tàng hình
Về nguyên tắc vật lý, không thể có máy bay tàng hình theo đúng nghĩa.
Các dòng máy bay tàng hình được quảng cáo thực tế chỉ được áp dụng sâu công nghệ giảm phản xạ hoặc có khả năng hấp thụ sóng radar cho phép máy bay "khó bị phát hiện hơn" ở một số bước sóng. Đây cũng là điều giúp lý giải tại sao những máy bay tàng hình trị giá hàng trăm triệu, hàng tỷ USD lại có thể bị phát hiện và bắn hạ bởi các loại vũ khí rẻ tiền hơn nhiều.
Công nghệ máy bay tàng hình bắt đầu nổi tiếng thế giới từ chiến dịch Bão táp sa mạc tấn công Iraq của quân đội Mỹ. Trong 6 tuần chiến sự, hằng đêm, các đơn vị cường kích cơ F-117A đã vượt qua hệ thống cảnh giới, phòng không của Iraq tấn công Baghdad và quay trở về "không một vết xước". F-117A tác chiến hiệu quả đến mức Phó Tư lệnh Không quân Mỹ thời điểm đó John Welch tự hào: "Công nghệ tàng hình đã mang cho chúng tôi điều tối quan trọng trong mỗi cuộc chiến - đó là sự bất ngờ".
Trong một số thời điểm, F-117 của Mỹ còn nổi tiếng hơn nhiều so với đồ uống có gas danh tiếng Coca cola hay xe sang Cadillac của Mỹ. Tuy nhiên, quảng cáo vẫn là quảng cáo, chiến tranh mới là nơi vũ khí thể hiện hay bộc lộ yếu điểm chết người của mình.
Mảnh xác của chiếc F-117A bị bắn hạ tại Nam Tư năm 1999.
Cái giá của tàng hình
Như đã nói ở trên, việc giúp một vật thể bay nặng hàng chục tấn biến mất trên không là điều không thể. Công nghệ tàng hình hiện đại chỉ giúp nó khó bị quan sát hơn trong các bước sóng radar. Cùng với đó, công nghệ tàng hình gần như vô hiệu trước các thiết bị quan sát quang-truyền hình và ảnh nhiệt. Đây là "gót chân Achilles" của máy bay tàng hình trước các loại vũ khí phòng không hiện đại sử dụng công nghệ đa bước sóng hoặc đầu dò hỗn hợp.
Mục đích chính của công nghệ tàng hình là giúp máy bay khó bị radar phát hiện. Thông thường, tín hiệu radar có thể phát hiện một mục tiêu bay cỡ máy bay chiến đấu ở khoảng cách 300 km thì công nghệ tàng hình giúp kéo lùi khoảng cách trên lại, nhưng với các giá không hề rẻ....
Để phân tán sóng radar, máy bay tàng hình phải góc cạnh (tạo ra các đa giác trên bề mặt để phân tán sóng radar phản hồi) và sử dụng vật liệu carbon thay thế kim loại. Yếu tố này làm máy bay mất đi hình dáng khí động cần có để thao tác dễ dàng trên không. Ngoài ra, động cơ và ống xả động cơ trên máy cũng phải thiết kế đặc biệt để giảm phán tán tín hiệu nhiệt đặc trưng.
Cánh đuôi của máy bay cũng được thiết kế dạng nghiêng và kính khoang lái được phủ lớp sơn nano đặc biệt để giảm tín hiệu radar phản hồi.
Thiết kế tinh vi và phức tạp cũng làm quy trình bảo dưỡng, sửa chữa và bảo lưu máy bay tàng hình rất phức tạp. Máy bay F-22 và B-2 của Mỹ cần các khoang chứa đặc biệt để tránh tác động xấu của môi trường lên lớp sơn tàng hình của máy bay.
Điều tối quan trọng nữa trên máy bay tàng hình là nó không thể treo vũ khí ngoài làm tăng tiết diện phản xạ radar. Vũ khí chỉ được chứa ở khoang kín trong thân và các module đặc biệt vì thế số lượng, khối lượng vũ khí mang theo rất hạn chế.
Để tàng hình, máy bay thậm chí không được thường xuyên bật radar tự thân. Nếu có, bức xạ phát ra từ hệ thống radar trên máy bay sẽ như "ngọn đèn hải đăng" báo hiệu sự có mặt của máy bay tàng hình.
Cần công nghệ chế tạo đặc biệt và tinh vi nên giá thành của máy bay tàng hình rất đắt. Có thể ví dụ, giá thành của mỗi máy bay B-2 Spirit có thể lên tới 2 tỷ USD, nhưng hiệu quả tác chiến của nó mang lại không hẳn như mong đợi.
"Hiện đại quá hóa hại điện"
Để có được khả năng "vô hình" trước radar, máy bay tàng hình đã đánh mất yếu tố cơ động, tốc độ và thậm chí là cả khả năng bay.
Trên F-117, chúng ta có thể thấy máy bay được xây dựng sử dụng dạng khí động "cánh bay" vốn rất thiếu ổn định và không thể đạt tốc độ bay siêu âm. Để khắc phục, F-117A được trang bị hệ thống máy tính hỗ trợ điều khiển mạnh để giúp phi công, nhưng điều đó không giúp dòng máy bay này hoạt động tốt. Dù được trang bị tốt nhất, được điều khiển bởi các phi công kỳ cựu nhất, nhưng vẫn có 6 chiếc trên tổng số 64 máy bay F-117A bị rơi trong các chuyến bay huấn luyện.
Do những thiếu sót công nghệ không thể khắc phục, năm 2008, dòng chiến đấu cơ F-117A được cho "nghỉ hưu" và thay thế nó là các đơn vị F-22 và F-35. Mới đây, chuyên gia của diễn đàn quân sự uy tín Air Power Australia, Carlo Kopp đánh giá, trong trường hợp đối đầu, tổ hợp tên lửa phòng không S-400 của Nga "dư sức" đánh bại các dòng máy bay thế hệ 5 tàng hình của Mỹ.
Các chuyên gia đánh giá, công nghệ tàng hình hiện nay ít hiệu quả đối với sóng radar băng tần X và sóng cực ngắn. Đây vốn là công nghệ cơ bản của các tổ hợp radar trinh sát di động của Nga. Trong tương lai, Nga và Trung Quốc sẽ triển khai thêm công nghệ radar này trên chiến hạm.
Theo Tri Thức
13 máy bay mất tích bí ẩn khỏi radar gíữa trung tâm châu Âu Tổng cộng 13 chiếc máy bay đột nhiên biến mất khỏi hệ thống radar khoảng 25 phút trong hai lần khi bay qua Áo và các nước láng giềng, theo kiểm soát không lưu của Áo cho hay, và đề nghị EU tiến hành điều tra sự việc bất ngờ này. 13 máy bay mất tích bí ẩn khỏi radar gíữa trung tâm...