Malaysia lên kế hoạch thực hiện chính sách ‘ngoại giao đười ươi’
Ý tưởng do Bộ trưởng Hàng hóa Johari Abdul Ghani đưa ra để xoa dịu những lo ngại về nạn phá rừng trong ngành dầu cọ trị giá hàng tỷ đô la của nước này.
Hai mẹ con đười ươi trong một khu bảo tồn. Ảnh: Rainforest Action Network
SMCP đưa tin, ý tưởng mới này của Malaysia xuất phát từ quy định về phá rừng sắp có hiệu lực của Liên minh châu Âu (EU), trong đó yêu cầu các thương nhân bán dầu cọ sang EU phải chứng minh sản phẩm của họ không liên quan đến nạn phá rừng.
Phát biểu tại diễn đàn về đa dạng sinh học tại Quỹ Bảo tồn xanh dầu cọ Malaysia (MPOGCF) hôm 7/5, Bộ trưởng Hàng hóa Johari Abdul Ghani cho biết: “Đó là một chiến lược ngoại giao, chúng tôi sẽ tặng đười ươi cho các đối tác thương mại và quan hệ đối ngoại, đặc biệt là ở các nước nhập khẩu lớn như Liên minh châu Âu, Ấn Độ và Trung Quốc”.
Ông nói thêm rằng Malaysia cần cho các quốc gia nhập khẩu dầu cọ thấy rằng họ là nhà sản xuất bền vững và cam kết bảo vệ rừng và bền vững môi trường.
Hiện nay, Malaysia cùng với nước láng giềng Indonesia đang chiếm 85% sản lượng dầu cọ của thế giới. Ngành dầu cọ của Malaysia trị giá hơn 7,5 tỷ USD, đóng góp quan trọng vào tổng sản phẩm quốc nội của đất nước này.
Video đang HOT
Tuy nhiên, rừng nhiệt đới nguyên sinh rộng 124.000 km2 của Malaysia, nơi sinh sống của loài đười ươi cực kỳ nguy cấp, đã bị tàn phá do nhu cầu khai thác dầu cọ và các ngành khác ngày càng tăng. Ước tính có đến gần 1/5 diện tích rừng già trên cả Malaysia đã mất kể từ năm 2001.
Ngành dầu cọ là thành phần chính trong các sản phẩm từ son môi, dầu gội đến mì ăn liền và socola, phải tuân thủ các quy định mới của EU.
Dầu cọ thô được giao dịch ở mức 6.000 ringgit vào năm 2022 và giảm còn khoảng 3.900 ringgit (822 USD)/tấn trong vài năm qua. Hai nhà sản xuất dầu cọ hàng đầu của Malaysia là Sime Darby và FGV. Chính phủ Malaysia và các cơ quan nắm giữ cổ phần đáng kể ở cả hai công ty này.
Bình luận về quy định mới của EU vào tháng 11/2023, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim kêu gọi EU ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực của các nước sản xuất dầu cọ trong việc đáp ứng quy định của EU, đồng thời nhấn mạnh rằng Malaysia và Indonesia đã thực hiện các biện pháp tích cực để tuân thủ.
Theo sách đỏ các loài bị đe dọa của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), ba loài đười ươi còn sót lại được phân loại là “cực kỳ nguy cấp”, hai cấp trên mức tuyệt chủng. Chỉ còn hơn 50.000 cá thể thuộc các loại này còn sót lại trong tự nhiên.
Số lượng đười ươi đã giảm mạnh trong 40 năm qua, từ hơn 288.000 năm 1973 xuống còn 104.000 năm 2012. Quần thể này dự kiến sẽ giảm xuống còn 47.000 vào năm 2025 nếu nạn phá rừng tiếp tục.
Có nguồn gốc từ các khu rừng nhiệt đới ở Indonesia và Malaysia, hình ảnh những con đười ươi ngồi trên những khu rừng cằn cỗi mới bị chặt phá gần đây đã cho thấy mức độ nghiêm trọng của nạn phá rừng đang diễn ra ở cả hai quốc gia, phần lớn là do các hoạt động chặt cây cối để thành lập các đồn điền dầu cọ.
Tổ chức Bảo tồn Đười ươi cho biết trung bình có 2.000 đến 3.000 con đười ươi bị giết mỗi năm do mất môi trường sống vì nạn phá rừng và trồng cây cọ dầu, cũng như săn bắn trái phép và buôn bán thú quý hiếm.
Nói về đề xuất ngoại giao đười ươi của mình, ông Johari Abdul Ghani cho biết: “Đây sẽ là biểu hiện cho cách Malaysia bảo tồn các loài động vật hoang dã và duy trì tính bền vững của các khu rừng của chúng ta, đặc biệt là trong bối cảnh phát triển các đồn điền cọ”.
Động thái này được cho là học hỏi từ chính sách ngoại giao gấu trúc của Trung Quốc, là một hoạt động ngoại giao trong đó Bắc Kinh cho các quốc gia khác mượn gấu trúc để thể hiện tình hữu nghị, thiện chí và ngoại giao.
WTO ra phán quyết về tranh chấp dầu cọ giữa EU và Malaysia
Ngày 5/3, một hội đồng giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã ra phán quyết có lợi cho Liên minh châu Âu (EU) trong vụ tranh chấp với Malaysia về các quy định ảnh hưởng đến việc tiêu thụ nhiên liệu sinh học làm từ dầu cọ của EU.
Báo cáo dài 348 trang của hội đồng trên đã được công bố trên trang web của WTO.
Phán quyết của WTO được đưa ra 3 năm sau khi Malaysia, nước sản xuất dầu cọ lớn thứ hai thế giới sau Indonesia, khởi kiện vào năm 2021. Theo đó, Kuala Lumpur khiếu nại các biện pháp của EU hạn chế việc đưa nhiên liệu sinh học từ cây trồng để tính vào các mục tiêu năng lượng tái tạo của các quốc gia thành viên và các biện pháp loại bỏ hoàn toàn tính hợp lệ của nhiên liệu sinh học từ dầu cọ vào năm 2030. Các tranh chấp này liên quan đến Chỉ thị Năng lượng tái tạo năm 2018 của EU (RED II).
Hội đồng giải quyết tranh chấp của WTO kết luận rằng "Malaysia đã không chứng minh được" rằng một số biện pháp nhất định được đưa ra theo RED II "không phù hợp với nghĩa vụ... nhằm đảm bảo rằng các quy định kỹ thuật không hạn chế thương mại hơn mức cần thiết để hoàn thành mục tiêu hợp pháp".
Năm 2021, Malaysia đã yêu cầu một hội đồng trọng tài phân xử cáo buộc rằng EU, đặc biệt là các quốc gia thành viên Pháp và Litva, đã áp đặt các biện pháp hạn chế sử dụng dầu cọ và điều này là vi phạm các hiệp định thương mại quốc tế. Về phía EU, liên minh này cho rằng sản xuất dầu cọ không bền vững và nhiên liệu sinh học làm từ dầu cọ không thể được tính vào các mục tiêu tái tạo của EU.
Dầu cọ là thành phần chính trong nhiều loại sản phẩm từ thực phẩm đến mỹ phẩm. Tuy nhiên, các nhà bảo vệ môi trường cho rằng việc canh tác cây cọ thúc đẩy nạn phá rừng, với những khu rừng nhiệt đới khổng lồ bị khai thác trong những thập kỷ gần đây để nhường chỗ cho các đồn điền. Chính vì lý do này, tỷ lệ sử dụng dầu cọ làm thực phẩm và mỹ phẩm tại châu Âu giảm đáng kể, nhưng sản phẩm này được khai thác để sản xuất nhiên liệu sinh học.
Ngoài Malaysia, Indonesia đã xúc tiến vụ kiện riêng về dầu cọ chống lại EU tại WTO, hiện vẫn đang chờ xử lý.
Cả Indonesia và Malaysia yêu cầu tham vấn tranh chấp WTO với EU, cáo buộc rằng các biện pháp đang tranh chấp không phù hợp với một số điều khoản theo các hiệp định của WTO.
Trung Quốc gia hạn chính sách miễn thị thực cho 12 quốc gia Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm ngày 7/5 thông báo Trung Quốc đã quyết định gia hạn chính sách miễn thị thực đối với các chuyến đi ngắn hạn tới nước này cho 12 quốc gia. Hành khách làm thủ tục tại sân bay quốc tế ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Phát biểu tại họp...