“Malaysia hy sinh yêu sách ở Biển Đông để làm thân với Trung Quốc”
Kuala Lumpur đã hy sinh yêu sách của họ ở Biển Đông – Trường Sa để thúc đẩy lợi ích trong mối quan hệ với Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Malaysia Najib Razak.
The Diplomat ngày 10/7 đăng bài phân tích của nhà nghiên cứu Mina Pollmann chuyên ngành chính trị – chính sách đối ngoại quốc tế tại đại học Ngoại giao Georgetown bình luận, việc Trung Quốc biến đường 9 đoạn thành 10 đoạn ở Biển Đông, mở rộng yêu sách mà họ gọi là “lợi ích cốt lõi” không phải thủ đoạn gì mới, nó là cách làm của thực dân châu Âu thiết lập chế độ quan hệ quốc tế trên toàn thế giới trước đây.
Tuy nhiên việc mở rộng các khái niệm về biên giới trên biển trong bối cảnh Trung Quốc (nhảy vào) tranh chấp với Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei lại là thủ đoạn lỗi thời, giật lùi thời đại.
Pollmann cho rằng, các nhà lãnh đạo Đông Nam Á thế kỷ trước đã không “nhận thức chủ quyền theo cách những kẻ xâm lược phương Tây đã làm, họ cũng không đặc biệt quan tâm đến tuyên bố chủ quyền với các đảo nhỏ, bãi đá có rất ít giá trị kinh tế hoặc chính trị trước khi bước vào thời đại công nghiệp hóa và toàn cầu hóa này.”
Vì kích thước nhỏ của các nước ven Biển Đông, các đảo tranh chấp thiếu cả tiếng nói bản địa và hành lý lịch sử, đây là những gì khiến các quần đảo này trở nên hoàn hảo với các thao tác của chính phủ, Pollmann bình luận. Học giả này dẫn lập luận của Robert D. Kaplan trong cuốn sách “Cauldron châu Á”, sự “trống vắng” của những hòn đảo này cuối cùng lại làm cho chúng trở thành “biểu tượng của lòng yêu nước hoặc tính quốc gia trong thời đại truyền thông toàn cầu”.
Tuy nhiên cần nhấn mạnh ở đây, ít nhất từ thế kỷ 17 Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ khác nhau đã thực hiện khai phá, tuyên bố và thực thi chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Điều này không chỉ được ghi chép trong các tài liệu lịch sử, mà còn có trong các văn bản hành chính của cơ quan quyền lực nhà nước (chỉ dụ, mộc bản và sắc phong triều Nguyễn) rất có giá trị pháp lý – PV.
Phải chăng do chưa được tiếp cận đến các tài liệu này nên Robert D. Kaplan cũng như Pollmann mới đưa ra nhận định như vậy, đánh đồng tính chính nghĩa của Việt Nam với các tuyên bố, yêu sách “nhận phần” ở Biển Đông của các bên sau khi nhu cầu về tài nguyên dầu mỏ bùng nổ?
19 châu bản triều Nguyễn được công bố là tài liệu lịch sử – pháp lý có giá trị rất lớn trong việc tranh tụng tại cơ quan tài phán quốc tế để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Ảnh: Đại Đoàn Kết.
Dù có thể các hoạt động thực thi chủ quyền của Nhà nước Việt Nam thời phong kiến đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa so với “tiêu chuẩn châu Âu” hay các văn bản pháp lý quốc tế hiện đại ngày nay khó có thể được đầy đủ, chính xác và kín kẽ do những giới hạn về kỹ thuật và sự phát triển của pháp lý quốc tế thời kỳ đó, nhưng rõ ràng người Việt đã xác lập và thực thi chủ quyền sớm nhất, hòa bình và liên tục đối với 2 quần đảo này, do đó không thể nói những hòn đảo này “trống vắng” hay “thiếu cả tiếng nói bản địa và hành lý lịch sử” được.
Video đang HOT
Trên cơ sở những nhận định thiếu sót này, (do thiếu nguồn tư liệu chính xác và đáng tin cậy?) Pollmann cho rằng vấn đề chủ quyền ở Biển Đông đã trở thành “công cụ tuyệt vời” để lãnh đạo các nước “linh hoạt vận dụng” trong việc đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc.
Phân tích này của Pollmann cũng cho thấy phần nào thực tế công tác nghiên cứu, tuyên truyền và quảng bá các chứng cứ pháp lý và lịch sử có giá trị pháp lý về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đối với cộng đồng quốc tế, đặc biệt là với giới học thuật thông qua các diễn đàn, tạp chí uy tín lớn trên thế giới thời gian qua còn quá non yếu – PV.
Chính phủ Malaysia đã lựa chọn hạ thấp tầm quan trọng trong yêu sách của họ ở Biển Đông bởi vì làm như vậy sẽ cho họ một lợi thế để có được quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc. Trong khi đó Việt Nam nhấn mạnh các hoạt động của Trung Quốc vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình trên Biển Đông, nhưng Pollmann cho rằng là nhằm mục đích chính trị, dùng vấn đề chủ quyền để cải thiện quan hệ giữa đảng lãnh đạo với người dân?!
Malaysia coi vấn đề Biển Đông như một cơ hội để làm thân với Trung Quốc để thu về lợi ích kinh tế, chính trị và ngoại giao thông qua hợp tác song phương với Bắc Kinh. Chính sách “Ngoại giao im lặng” của Malaysia vẫn được nước này xem như cách tiếp cận thực tế và con đường tốt nhất cho hòa bình và ổn định trong khu vực. Kuala Lumpur hy vọng bằng cách nhân nhượng Trung Quốc trong hiện tại, Trung Quốc sẽ đáp ứng yêu cầu của Malaysia trong tương lai.
Tuy nhiên chiến lược này của Malaysia có thể thất bại nếu sự dàn xếp này buộc Malaysia phải từ bỏ lợi ích thực sự của họ ở Biển Đông nhiều hơn ngưỡng có thể chấp nhận.
Các chính khách Malaysia đã quyết định xem tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông không có ý nghĩa gì. Với họ cũng như với dân Malaysia, đây là những tranh chấp dựa trên những cân nhắc về kinh tế và an ninh, cách xa trí tưởng tượng của người dân Malaysia về những gì họ có thể được. Với chính sách ấy, Malaysia không có các vụ đụng độ bạo lực hàng hải với Trung Quốc như những gì đang xảy ra với Philippines và Việt Nam.
Nhưng ngay cả khi xảy ra những tình huống tương tự với Malaysia trong tương lai nó cũng không có khả nâng khuấy động tình cảm công khai chống Trung Quốc (bành trướng) với mức độ tương tự (như Việt Nam và Philippines).
Kuala Lumpur đã hy sinh yêu sách của họ ở Biển Đông – Trường Sa để thúc đẩy lợi ích trong mối quan hệ với Trung Quốc. Và bây giờ yêu sách của Malaysia ở Biển Dông phụ thuộc hoàn toàn vào thiện chí của Trung Quốc.
Có lẽ Pollmann chưa trực tiếp chứng kiến sự côn đồ, ngang ngược của tàu Trung Quốc liều lĩnh đâm thẳng vào tàu thực thi pháp luật của Việt Nam ngay trên vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam nên học giả này mới “chính trị hóa” lòng yêu nước và ý chí bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của người Việt.
Pollmann bình luận, trái ngược với thái độ thụ động của các chính trị gia Malaysia, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã nhìn thấy vấn đề Biển Đông “như là cơ hội tích cực để khẳng định vai trò lịch sử và tính hợp pháp trong hoạt động lãnh đạo của Đảng bằng việc khơi dậy tình cảm chủ quyền của người Việt Nam”.
Có lẽ Pollmann không biết rằng, tình cảm và ý thức của người Việt Nam đối với chủ quyền lãnh thổ quốc gia đã có từ ngàn đời nay và mỗi ngày một lớn thêm lên, không cần phải đợi ai đó “kích thích”, chỉ cần đối mặt với hiểm họa xâm lăng là nó lại trỗi dậy – PV.
Đúng là do những hạn chế nhất định trong công tác truyền thông, tuyên truyền về chủ quyền biển đảo của Việt Nam trước đây có thể dẫn đến việc thiếu thông tin, nhận thức không chính xác. Nhưng trong cuộc khủng hoảng giàn khoan 981 (Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam – PV) vừa qua, Việt Nam đã làm rất tốt điều này. Không chỉ có phóng viên Việt Nam mà cả các phóng viên quốc tế cũng đã được trực tiếp chứng kiến những hành vi hung hăng, vi phạm luật pháp của Trung Quốc.
Ngày càng nhiều các bằng chứng pháp lý và bằng chứng lịch sử có giá trị pháp lý về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa được sưu tầm, nghiên cứu và giới thiệu rộng rãi với dư luận.
Vì vậy, lập luận của Pollmann cho rằng “Đảng Cộng sản Việt Nam đã lựa chọn có chủ ý những xung đột do hành vi của Trung Quốc lấn chiếm chủ quyền của Việt Nam, khai thác hình ảnh Trung Quốc như một kẻ áp bức Việt Nam bằng cách khẳng định yêu sách chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa dựa trên hình ảnh hoài cổ của một Việt Nam lý tưởng thống nhất dưới triều Nguyễn” là hoàn toàn sai lệch, phiến diện.
Bài viết của Pollmann dường như cuối cùng đã lộ ẩn ý ngầm ủng hộ chủ trương bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng lại không đưa ra được bất cứ chứng cứ nào để chứng minh cho lập luận của mình, đồng thời né tránh có chủ ý tới ý đồ và thủ đoạn bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông trong tương quan các phản ứng của Việt Nam, Philippines và Malaysia.
Thay vào đó, học giả này chỉ đưa ra so sánh về thái độ phản ứng của Việt Nam, Philippines với Malaysia mà lờ đi thực tế các hoạt động bành trướng, vi phạm pháp luật quốc tế của Trung Quốc. Dường như thông điệp của tác giả Pollmann muốn hướng đến Việt Nam và Philippines rằng, đối đầu với (sự bành trướng và gây hấn của) Bắc Kinh thì chỉ có thiệt, ngậm miệng ăn tiền như Malaysia mới là thực tế? Nói như Pollmann, thì luật pháp quốc tế bao gồm UNCLOS chỉ còn là một mớ giấy lộn đáng bỏ vào thùng rác? Thế giới sẽ không bao giờ có thể chấp nhận điều này – PV.
Theo Giáo Dục
Báo Trung Quốc xuyên tạc chính sách của Việt Nam
Tờ "Nhân Dân Nhật báo", tờ báo chính thức lớn nhất của Trung Quốc hôm 8/7 đăng bài xuyên tạc rằng chính sách của Việt Nam là muốn đối đầu với Trung Quốc.
Tờ "Nhân Dân Nhật báo", tờ báo chính thức lớn nhất của Trung Quốc hôm 8/7 đăng bài xuyên tạc rằng chính sách của Việt Nam là muốn đối đầu với Trung Quốc.
Theo bài báo, gần đây Chính phủ Việt Nam cho biết sẽ cấp 540 triệu USD chế tạo 32 tàu tuần tra cho lực lượng chấp pháp biển Việt Nam. Đồng thời cấp 225 triệu USD khuyến khích ngư dân Việt Nam chế tạo tàu cá đánh bắt xa bờ để tăng cường kiểm soát đối với Biển Đông.
Bài báo dẫn lời Đằng Kiến Quần, nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế Trung Quốc cho rằng, đầu năm 2013, Bộ Nông nghiệp Việt Nam đã thành lập Cục Kiểm ngư, tăng cường lực lượng thực thi pháp luật trên biển.
Bởi vì Việt Nam cho rằng nếu sử dụng quân đội bảo vệ chủ quyền, có thể gây ra xung đột, gây ra phản ứng nhạy cảm về mặt quân sự. Cho nên Việt Nam học tập nước khác thông qua cách làm bảo vệ chủ quyền của Kiểm ngư và Cảnh sát biển.
Với thái độ đố kị đối với Việt Nam và kiểu xuyên tạc thường thấy của Trung Quốc, ông Quần cho rằng theo kế hoạch đưa ra vào năm 2007, Việt Nam sẽ phát triển thành cường quốc biển đến năm 2020.
Vì vậy Việt Nam đang nỗ lực trên các phương diện như xây dựng cơ cấu tổ chức, xây dựng phần cứng, hy vọng qua đó bảo vệ "lợi ích đã có" ở Biển Đông, từ đó "tiến hành đối đầu lâu dài với Trung Quốc".
Những năm gần đây, Việt Nam đã gia tăng rõ rệt đầu tư xây dựng quân đội, gồm có mua tàu chiến mặt nước cỡ lớn, tàu ngầm, máy bay tác chiến.
Trang mạng qianzhan.com Trung Quốc ngày 8/7 cũng có bài viết cho rằng, tàu thực thi pháp luật của Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc đâm hỏng rất nhiều, đáng chú ý tàu Hải cảnh-1401 mới chế tạo của Trung Quốc có trọng tải lên tới 4.000 tấn... Vì vậy, Chính phủ Việt Nam không cam chịu, muốn gia tăng mức độ chế tạo "tàu tuần tra vũ trang" để bảo vệ lợi ích của Việt Nam ở Biển Đông.
Theo bài báo, Chính phủ Việt Nam chi vốn lớn chế tạo 32 tàu tuần tra, một mặt là chính sách đã định của Việt Nam để tăng cường sức mạnh trên Biển Đông; mặt khác, đã bị kích thích bởi xung đột đâm va tàu gần đây ở Biển Đông.
Bài báo cũng cho rằng, Việt Nam coi trọng lợi ích ở Biển Đông như vậy là do liên quan đến lợi ích từ dầu mỏ ở Biển Đông. Do đó, bài báo này tiếp tục "quân sư" cho Bắc Kinh rằng, họ cần dùng nhiều thời gian và tiền bạc hơn để chống lại Việt Nam, thực hiện cái gọi là "bảo vệ chủ quyền quốc gia".
Tờ Văn Trích của Trung Quốc ngày 8/7 đăng bài phân tích của Tiết Lý Thái, chuyên gia nghiên cứu thuộc Trung tâm An ninh và Hợp tác quốc tế Đại học Phúc Đán bình luận, cục diện Biển Đông hiện nay đang tập trung vào đối đầu Trung - Việt.
Ông Thái thừa nhận, từ mấy tháng trước Trung Quốc đã bắt đầu các hoạt động cơi nới, đắp nền xây dựng trạm radar cảnh báo và các công trình quân sự ở Trường Sa.
Vẫn giọng điệu vu cáo, bôi nhọ quen thuộc của truyền thông nhà nước và học giả Trung Quốc, ông Thái vu cáo các nhà lãnh đạo Việt Nam "kích động dư luận, chủ nghĩa dân tộc trong nước", lần đầu tiên tỏ thái độ cứng rắn với Trung Quốc kể từ cuộc hải chiến năm 1974 (Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa).
Tiết Lý Thái cũng thừa nhận, kể từ khi nổ ra căng thẳng Trung - Việt trên Biển Đông, Bắc Kinh chỉ tiến không lùi, tập kết lực lượng hùng hậu ở khu vực giàn khoan Hải Dương 981.
Đồng thời, ông Thái cũng phải thừa nhận, cục diện quốc tế và khu vực hiện nay "bất lợi cho Trung Quốc ở Biển Đông" bởi ngoài Mỹ, Nhật Bản "bất ngờ" hỗ trợ Việt Nam, ngay cả Nga đang cần sự hỗ trợ của Trung Quốc trong vấn đề Crimea cũng ủng hộ Việt Nam bằng hành động.
Ông Thái kết luận rằng, so với căng thẳng giữa Trung Quốc với Nhật Bản, Philippines thì căng thẳng Trung - Việt trên Biển Đông đang trong tình trạng dễ bạo phát thành xung đột nhất, Biển Đông sẽ trở thành bàn cờ chiến lược nơi Trung Quốc và Việt Nam đối đầu.
Theo Nguyễn Chiến
Chinhphu.vn
Trung Quốc triển khai 3 tàu ngầm hạt nhân ra Biển Đông Trung Quốc đã triển khai 3 tàu ngầm hạt nhân được trang bị tên lửa đạn đạo cho hạm đội Nam Hải, nhằm củng cố thêm sức mạnh và ảnh hưởng ở khu vực, trong bối cảnh nước này đang tranh giành lãnh thổ với Nhật, Việt Nam và Philippines. 3 tàu ngầm xuất hiện tại căn cứ hải quân Du Lâm ở...