Malaysia đưa thép cuộn cán nguội của Việt Nam vào “tầm ngắm”
Malaysia khởi xướng rà soát cuối kỳ thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cuộn cán nguội hợp kim và không hợp kim nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam…
Thép cuộn cán nguội của Việt Nam có nguy cơ bị áp thuế chống bán phá giá
Cục Phòng vệ thương mại ( Bộ Công Thương), cho biết Bộ Thương mại và Công nghiệp Malaysia đã thông báo khởi xướng điều tra rà soát cuối kỳ thuế chống bán phá giá áp dụng với sản phẩm thép cuộn cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam.
Quyết định rà soát được đưa ra trên cơ sở đơn yêu cầu của doanh nghiệp nước này là Mycron Steel SRC Sdn. Bhd. Sản phẩm bị rà soát là thép cuộn cán nguội, hợp kim và không hợp kim, có độ dày từ 0,2mm tới 2,6mm, chiều rộng từ 700mm tới 1.300mm, được phân loại theo mã HS và AHTN: 7209.15.00.00, 7209.16.10.00, 7209.17.10.00, 7209.17.10.90, 7209.17.90.00, 7209.18.99.00, 7225.50.10.00; 7225.50.90.00.
Tới đây, Bộ Thương mại và Công nghiệp Malaysia sẽ gửi bản câu hỏi điều tra tới các bên liên quan. Trong trường hợp không nhận được thông tin từ Bộ Thương mại và Công nghiệp Malaysia, các bên liên quan có thể liên hệ với Bộ Thương mại và Công nghiệp Malaysia bằng văn bản, bằng fax hoặc email để tìm hiểu thông tin, nhận bản câu hỏi điều tra.
Video đang HOT
Bộ Thương mại và Công nghiệp Malaysia cũng khuyến nghị các bên liên quan gửi bản trình bày quan điểm, lập luận bằng văn bản về vụ việc tới Bộ Thương mại và Công nghiệp Malaysia, bằng cách trả lời bản câu hỏi điều tra hoặc cung cấp các bằng chứng liên quan tới vụ việc.
Thời hạn để các bên quan tâm gửi yêu cầu tham gia cuộc điều tra này, nhận bản câu hỏi điều tra là trong vòng 15 ngày kể từ ngày Bộ Thương mại và Công nghiệp Malaysia ban hành thông báo, tức là trước ngày 27/4/2021.
Thời hạn nộp bản trả lời bản câu hỏi điều tra và nộp quan điểm, lập luận bằng văn bản về cuộc điều tra là trong vòng 30 ngày kể từ ngày Bộ Thương mại và Công nghiệp Malaysia ban hành thông báo, tức là trước ngày 11/5/2021.
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) khuyến nghị doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu liên quan liên lạc sớm với Bộ Thương mại và Công nghiệp Malaysia để đăng ký tham gia; đọc kỹ hướng dẫn, trả lời đầy đủ và nộp Bản câu hỏi rà soát theo đúng thời hạn quy định.
Đồng thời, hợp tác toàn diện với Bộ Thương mại và Công nghiệp Malaysia trong suốt quá trình vụ việc diễn ra, bao gồm cả việc điều tra tại chỗ để xác minh các nội dung trong Bản trả lời câu hỏi; cũng như liên hệ và phối hợp chặt chẽ với Cục Phòng vệ thương mại để nhận được thông tin và sự hỗ trợ kịp thời trong suốt quá trình vụ việc.
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cũng lưu ý, bất kỳ hành động thể hiện sự bất hợp tác hoặc hợp tác không đầy đủ có thể dẫn tới việc Bộ Thương mại và Công nghiệp Malaysia sử dụng các chứng cứ sẵn có bất lợi.
Việc tiếp tục bị áp dụng thuế chống bán phá giá cao sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh, có nguy cơ mất một phần hoặc toàn bộ thị trường xuất khẩu cho ngành sản xuất trong nước của Malaysia và/hoặc các đối thủ từ các quốc gia khác.
Trước đó, vào tháng 5/2019, Malaysia đã tiến hành rà soát hành chính thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cuộn cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam.
Theo đó, mức thuế chống bán phá giá áp dụng đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam là 2% – 13,68%, có hiệu lực từ 8/5/2019 đến 23/5/2021.
Rà soát cuối kỳ biện pháp chống bán phá giá thép mạ nhập từ Trung Quốc và Hàn Quốc vào Việt Nam
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ Trung Quốc và Hàn Quốc nhập khẩu vào Việt Nam.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 62 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có thông báo này của Cơ quan điều tra, nhà sản xuất trong nước có quyền nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Thời hạn Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận hồ sơ chậm nhất là ngày 7/5/2021.
Theo Quyết định số 1105/QĐ-BCT, biện pháp chống bán phá giá chính thức được áp dụng đối với sản phẩm thép mạ nhập khẩu thuộc mã HS: 7210.41.11; 7210.41.12; 7210.41.19; 7210.49.11; 7210.49.12; 7210.49.13; 7210.49.19; 7210.50.00; 7210.61.11; 7210.61.12; 7210.61.19; 7210.69.11; 7210.69.12; 7210.69.19; 7210.90.10; 7210.90.90; 7212.30.11; 7212.30.12; 7212.30.13; 7212.30.14; 7212.30.19; 7212.30.90; 7212.50.13; 7212.50.14; 7212.50.19; 7212.50.23; 7212.50.24; 7212.50.29; 7212.50.93; 7212.50.94; 7212.50.99; 7212.60.11; 7212.60.12; 7212.60.19; 7212.60.91; 7212.60.99; 7225.92.90; 7226.99.11; 7226.99.91 có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
Được biết, ngày 30/3/2017, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1105/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 82 Luật Quản lý ngoại thương, một năm trước khi kết thúc thời hạn áp dụng biện pháp chống bán phá giá, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định tiến hành rà soát cuối kỳ đối với việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
Nội dung rà soát cuối kỳ được quy định chi tiết tại Khoản 2 Điều 82 Luật Quản lý ngoại thương và Điều 63 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15/1/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại.
Trước đó, ngày 20/10/2020, Bộ Công Thương chính thức ban hành Quyết định số 2717/QĐ-BCT về kết quả rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ nhập khẩu vào Việt Nam từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
Theo kết quả rà soát, các nhà sản xuất, xuất khẩu thép mạ của Trung Quốc sẽ bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá từ 3,17 - 38,34%, còn các nhà sản xuất, xuất khẩu của Hàn Quốc là từ 7,02 - 19%.
Tìm kiếm giải pháp giúp ngành mía đường phát triển bền vững Thị trường mía đường trong nước đã có những tín hiệu tích cực chỉ sau một thời gian ngắn áp dụng các biện pháp tự vệ tạm thời với đường mía nhập khẩu từ Thái Lan. Quang cảnh buổi tọa đàm. Ảnh: H.Q Giá mía đường trong nước tăng nhờ các biện pháp bảo hộ Tại Tọa đàm trực tuyến: "Cơ hội và...