Malaysia điều chỉnh thời gian cách ly đối với các ca mắc COVID-19
Ngày 15/1, Bộ trưởng Y tế Malaysia Khairy Jamaluddin cho biết thời gian cách ly đối với bệnh nhân COVID-19 sẽ được điều chỉnh dựa trên tình trạng tiêm chủng và biểu hiện triệu chứng.
Quy trình cách ly và kiểm dịch mới sẽ có hiệu lực từ ngày 16/1.
Kiểm tra thân nhiệt phòng lây nhiễm COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, Bộ trưởng Jamaluddin nêu rõ những bệnh nhân COVID-19 có triệu chứng hoặc chưa tiêm mũi vaccine thứ 2 sẽ bắt buộc phải thực hiện cách ly trong 10 ngày.
Đối với những bệnh nhân không có triệu chứng và đã hoàn thành liều tiêm cơ bản nhưng chưa tiêm mũi tăng cường, thời gian cách ly là 7 ngày. Tuy nhiên, số ngày cách ly sẽ giảm xuống còn 5 ngày nếu bệnh nhân không có triệu chứng và đã tiêm mũi tăng cường.
Cũng theo ông Jamaluddin, những người tiếp xúc gần chưa tiêm phòng, hoặc chưa hoàn thành liều tiêm cơ bản, hoặc đã hoàn thành liều tiêm cơ bản nhưng chưa tiêm mũi tăng cường sẽ phải cách ly bắt buộc trong 7 ngày. Những người tiếp xúc gần có triệu chứng phải thực hiện xét nghiệm sàng lọc RTK-Ag, tự xét nghiệm hoặc liên hệ cơ sở y tế gần nhất.
Video đang HOT
Quyết định mới được đưa ra sau khi Bộ Y tế Malaysia đánh giá lại thời gian cách ly và giám sát dựa trên dữ liệu, khoa học và kinh nghiệm từ các quốc gia khác liên quan đến việc quản lý các trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 và các trường hợp tiếp xúc gần với các ca mắc.
Đối với người nhập cảnh, ông Khairy cho biết Malaysia vẫn áp dụng quy trình quản lý hiện hành. Ông cũng cho biết Bộ Y tế Malaysia đã nâng cao năng lực của hệ thống y tế trong việc ứng phó với khả năng gia tăng các ca mắc mới COVID-19 do biến thể Omicron.
Tình hình dịch bệnh COVID-19 thế giới ngày 29/7
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 29/7 (theo giờ Việt Nam), trên thế giới có 196.908.515 ca mắc COVID-19, trong đó có 4.207.661 ca tử vong.
Số ca được điều trị khỏi là 178.275.949 ca.
Khu vực Đông Nam Á hiện đang là tâm dịch của thế giới khi số ca mắc mới và tử vong trong ngày luôn ở mức cao kỷ lục.
Từ nhiều ngày qua, Indonesia liên tục ghi nhận số ca mắc và tử vong trong ngày cao nhất thế giới. Trong vòng 24 giờ qua, quốc gia Đông Nam Á này đã ghi nhận 43.479 ca mắc và 1.893 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc và tử vong lên lần lượt là 3.331.206 và 90.552.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại quận Sabak Bernam, Selangor, Malaysia, ngày 21/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Malaysia tiếp tục ghi nhận số ca mắc trong ngày cao, với 17.170 ca mắc và 174 ca tử vong trong 24 giờ, nâng tổng số lên 1.078.646 ca mắc và 8.725 ca tử vong.
Tại Thái Lan, Bộ Y tế nước này thông báo số ca mắc mới COVID-19 trong vòng 24 giờ đã lên tới 17.669, mức cao kỷ lục tính theo ngày và nâng tổng số ca mắc lên 561.030 ca kể từ khi đại dịch bùng phát hồi đầu năm ngoái. Trong 24 giờ, Thái Lan cũng ghi nhận thêm 165 ca tử vong, mức cao nhất từ trước tới nay. Như vậy, đến nay Thái Lan có 4.562 người không qua khỏi do dịch COVID-19.
Trong khi đó, Bộ Y tế Campuchia ngày 29/7 ra thông cáo xác nhận có 765 ca mắc mới và 11 ca tử vong do COVID-19 ở nước này trong 24 giờ qua, bao gồm 328 ca nhập cảnh và 337 ca lây nhiễm cộng đồng. Như vậy, đến nay, Campuchia đã ghi nhận tổng cộng 75.917 ca mắc, trong đó 68.386 người đã khỏi bệnh và 1.350 người tử vong.
Trong bối cảnh số ca mắc mới nhập cảnh luôn ở trên ngưỡng 300 ca trong nhiều tuần trở lại đây trong khi biến thể Delta lây lan trong cộng đồng, Chính phủ Campuchia đã quyết định phong tỏa toàn bộ 8 tỉnh giáp biên giới với Thái Lan và áp dụng lệnh giới nghiêm trên toàn quốc nhằm cắt đứt chuỗi lây nhiễm biến thể nguy hiểm này.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại San Juan, Philippines, ngày 27/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Philippines, Tổng thống Rodrigo Duterte đã ra lệnh mở chương trình tiêm chủng cho mọi người dân muốn tiêm vaccine ngừa COVID-19 trong bối cảnh quốc gia Đông Nam Á này đang nỗ lực ngăn chặn các biến thể ca virus SARS-CoV-2, đặc biệt là biến thể Delta, lây lan ra diện rộng. Số ca mắc và tử vong trong 24 giờ qua tại Philippine vẫn cao với 5.735 và 178 ca, nâng tổng số lên 1.572.287 ca, trong đó có 27.577 ca tử vong.
Trong khi đó, tại châu Âu, "hộ chiếu sức khỏe" đang được tăng cường sử dụng tại các quốc gia. Theo đó, "chứng chỉ xanh" COVID-19 đã bắt đầu có hiệu lực ở Đan Mạch, Pháp và sắp tới là Italy, cho phép người sở hữu là những người đã được tiêm chủng, khỏi bệnh hoặc xét nghiệm âm tính, được quyền tới một số địa điểm công cộng.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Milan, Italy. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngoài Hungary và Đan Mạch, tại Áo, người dân bắt buộc phải có "thẻ xanh sức khỏe" kể từ đầu tháng 7 để vào các nhà hàng và địa điểm văn hóa nói riêng. Còn ở Luxembourg, các cửa hàng đều yêu cầu khách hàng trình "thẻ xanh về COVID-19".
Tại Bồ Đào Nha, du khách đến nghỉ tại khách sạn hoặc chơi thể thao đều bắt buộc phải trình giấy chứng nhận này. "Thẻ xanh" cũng được yêu cầu khi vào nhà hàng, nhưng chỉ vào dịp cuối tuần và tại các khu vực được coi là có nguy cơ cao.
Pháp là một trong những quốc gia cuối cùng tham gia phong trào trên. Tại nước này, người dân bắt buộc phải có thẻ sức khỏe kể từ ngày 21/7 tại các cơ sở giải trí và văn hóa quy tụ hơn 50 người như rạp chiếu phim, bảo tàng. Vào đầu tháng 8, thẻ sức khỏe sẽ được áp dụng cho các quán cà phê, hội chợ và triển lãm, cho việc di chuyển bằng máy bay, tàu hỏa và xe khách đường dài, cũng như các cơ sở y tế.
Cùng với Pháp, từ ngày 6/8, Italy sẽ áp đặt "thẻ xanh" để vào các địa điểm khép kín như quán bar và nhà hàng, bể bơi, nhà thi đấu, sân thể thao, bảo tàng, rạp chiếu phim, nhà hát, công viên giải trí.
Các chuyên gia y tế Hàn Quốc kêu gọi chính quyền áp đặt lệnh giới nghiêm Ngày 29/7, các chuyên gia y tế Hàn Quốc cho rằng cần thắt chặt hơn nữa những quy định giãn cách xã hội, bao gồm một lệnh giới nghiêm ban đêm trong bối cảnh số ca mắc mới COVID-19 tăng gấp đôi trong 3 tuần, mà phần lớn số ca là thanh niên, những người chưa được tiêm vaccine. Một điểm lấy mẫu...