Malaysia cấm truyện tranh về ‘Vành đai và Con đường’ vì vô cảm với văn hóa
Bộ Nội vụ Malaysia ban hành lệnh cấm in ấn, phát hành truyện tranh có nội dung gây tranh cãi về “Vành đai và Con đường”, cho rằng nó vô cảm với văn hóa.
Tuyên bố hôm 23/10 của Bộ Nội vụ Malayssia cho biết, ấn phẩm này có thể khiến người ta nghi ngờ về lịch sử đất nước của những người Malaysia trẻ tuổi cũng như không lường được sự nhạy cảm về văn hóa của đất nước đa chủng tộc như Malayssia.
Lệnh cấm được đưa ra sau khi Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad hôm 21/10 chỉ trích truyện tranh này, cho rằng bất kỳ nỗ lực nào ảnh hưởng đến tâm trí của giới trẻ nước này là không tốt, đồng thời nhấn mạnh “quảng bá các ý tưởng và tư tưởng Trung Quốc” không phải là trách nhiệm của Malaysia.
Truyện tranh bị cấm có tiêu đề “Belt and Road Initiative for Win-Winism”, của tác giả Hew Kuan Yau, cựu thành viên đảng Hành động Dân chủ (DAP) – một thành phần quan trọng của liên minh cầm quyền Pakatan Harapan. Tuần trước, truyện tranh này được phát cho các trường học, đồng thời cũng nhanh chóng lan truyền trên mạng.
Malaysia cấm truyện tranh về “Vành đai và Con đường” vì vô cảm với văn hóa (Ảnh: Theworldnews)
Video đang HOT
Nội dung của truyện tranh được các nhà bình luận mô tả là ủng hộ Bắc Kinh và chống phương Tây, đề cập đến các đánh giá về chính sách đối ngoại của Trung Quốc và Chủ tịch Tập Cận Bình. Các nhà bình luận cũng thắc mắc tại sao Tổng thư ký đảng Hành động Dân chủ (DAP), đồng thời là Bộ trưởng Tài chính Malayssia Lim Guan Eng viết lời tựa cho truyện tranh này.
Bên cạnh đó, các tranh cãi về truyện tranh này cũng hướng đến các hoạt động nội bộ của DAP, trong đó cáo buộc liên minh cầm quyền Pakatan Harapan bỏ qua lợi ích đất nước của những người Malaysia theo đạo hồi để ủng hộ lợi ích dân tộc Trung Quốc.
Bộ Giáo dục Malaysia khẳng định không chấp thuận lưu hành truyện tranh này. Truyện tranh bị cấm theo Đạo luật In ấn và Xuất bản. Theo đó, bất kỳ ai có hành vi in, nhập, sản xuất, xuất bản, bán hoặc phân phối ấn phẩm này cũng sẽ phải đối mặt với án tù lên tới 3 năm, nộp phạt tới 4.775 USD, hoặc cả hai hình phạt này.
Tác giả truyện tranh “Belt and Road Initiative for Win-Winism”, Hew Kuan Yau, buộc phải rời khỏi DAP vào năm 2016 sau khi ông viết một bài đăng trên Facebook khẳng định chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Cùng năm đó, ông cũng bị sa thải vì những bài phát biểu chính trị mang tính phân biệt chủng tộc.
Ngày 20/10 vừa qua, phim Abominable của DreamWorks cũng bị cấm, không được phát hành ở Malaysia sau khi nhà sản xuất từ chối cắt cảnh có “đường lưỡi bò” phi pháp.
(Nguồn: CSMP)
KÔNG ANH
Theo VTC
Thủ tướng Mahathir cảnh báo khả năng Malaysia bị trừng phạt thương mại
Nhằm mục đích giảm thiểu tác động của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, ông Mahathir cho rằng ngoài nỗ lực tự thân, Malaysia đang tìm kiếm sự phối hợp từ các nước láng giềng ASEAN.
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Theo Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad, nguy cơ nước này bị trừng phạt thương mại là có thể xảy ra trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ gia tăng.
Phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị Praxis do Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (ISIS) Malaysia tổ chức trong hai ngày 21-22/10, người đứng đầu chính phủ Malaysia cho biết Malaysia là quốc gia lệ thuộc vào xuất khẩu, cho nên, có thể bị tổn thương bởi đòn trừng phạt thương mại trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ gia tăng thể hiện qua chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Tuy không đề cập tới nơi xuất phát của các đòn trừng phạt thương mại nhằm vào quốc gia Đông Nam Á này, nhưng ông Mahathir bản thân cảm thấy thất vọng vì những người đề xuất thương mại tự do lại đang "thả phanh" cho các hoạt động thương mại hạn chế ở "quy mô lớn."
Theo ông Mahathir, điều không may là Malaysia bị kẹt ở giữa (chiến tranh thương mại Mỹ-Trung).
Về mặt kinh tế, Malaysia kết nối với cả hai thị trường (Mỹ và Trung Quốc).
Về mặt tự nhiên, Malaysia bị cuốn vào giữa vì lý do địa lý. Thậm chí, có những ý kiến cho rằng Malaysia sẽ là mục tiêu cho các lệnh trừng phạt.
Nhằm mục đích giảm thiểu tác động của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, ông Mahathir cho rằng ngoài nỗ lực tự thân, Malaysia đang tìm kiếm sự phối hợp từ các nước láng giềng ASEAN./.
Theo Hà Ngọc (TTXVN/Vietnam )
Thực chất cơ chế tham vấn biển song phương Malaysia-Trung Quốc Malaysia khẳng định cơ chế tham vấn hàng hải song phương với Trung Quốc không phải là nền tảng để thảo luận về các yêu sách ở Biển Đông. Khẳng định vai trò của ASEAN trong vấn đề Biển Đông Thông báo gần đây liên quan đến cơ chế tham vấn song phương giữa Trung Quốc và Malaysia về các vấn đề hàng...