Malaysia bác ‘quyền lịch sử’ của Trung Quốc ở Biển Đông
Malaysia gửi công hàm lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, bác bỏ “quyền lịch sử” liên quan đến “đường chín đoạn” Trung Quốc vẽ ra trên Biển Đông.
Công hàm được Malaysia gửi đến Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres hôm 29/7, nhằm bác bỏ “toàn bộ nội dung” công hàm CML/14/2019 được Trung Quốc gửi ngày 12/12/2019 liên quan đến Biển Đông.
“Malaysia bác bỏ yêu sách của Trung Quốc về quyền lịch sử, cũng như các quyền chủ quyền và quyền tài phán, liên quan tới khu vực hàng hải trên Biển Đông nằm trong ‘đường chín đoạn’. Các yêu sách của Trung Quốc đi ngược lại Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), vượt quá giới hạn địa lý và ranh giới thực chất của Trung Quốc được quy định trong công ước”, công hàm có đoạn viết.
Video đang HOT
Trưởng phái đoàn thường trực Malaysia tại Liên Hợp Quốc Syed Aidid trong một cuộc họp năm 2019. Ảnh: Bộ Ngoại giao Malaysia.
Công hàm CML/14/2019 được Trung Quốc đưa ra trước Liên Hợp Quốc năm ngoái nhằm phản đối đệ trình của Malaysia với Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa (CLCS), trong đó Kuala Lumpur thông báo có khả năng chồng lấn chủ quyền ở một số khu vực đang được nước này phân định.
Trong công hàm, Bắc Kinh cho rằng hành động của Kuala Lumpur đã “xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc trên Biển Đông”, đồng thời tuyên bố Malaysia không có quyền xác lập thềm lục địa ở vùng biển phía bắc nước này.
Đáp lại, công hàm ngày 29/7 của Malaysia nhấn mạnh các quyền trên biển của nước này hoàn toàn nằm trong quy định của UNCLOS.
Trung Quốc đơn phương vẽ ra “đường chín đoạn” bao trùm gần như toàn bộ Biển Đông để đòi chủ quyền theo “quyền lịch sử”, dù trái ngược với quy định của UNCLOS cũng như phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực.
Mỹ đầu tháng 6 cũng gửi công thư cho Tổng thư ký Guterres, khẳng định yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông là “không phù hợp với luật pháp quốc tế”, đề cập đến công hàm CML/14/2019 Trung Quốc. Mỹ cũng yêu cầu Liên Hợp Quốc gửi công thư phản đối này đến tất cả thành viên, đồng thời đăng trên trang web của văn phòng pháp chế.
Việt Nam ngày 10/4 cũng lưu hành công hàm tại Liên Hợp Quốc để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế, mọi yêu sách biển trái với quy định UNCLOS, xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam là không có giá trị.
Australia ngày 23/7 đệ trình công hàm lên Liên Hợp Quốc, bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc đối với “quyền lịch sử”, “các quyền và lợi ích hàng hải” được thiết lập trong “quá trình thực hiện lịch sử lâu dài” ở Biển Đông, khẳng định “không có cơ sở pháp lý đối với các yêu sách của Trung Quốc về lãnh thổ và hàng hải ở Biển Đông”.
Tuyên bố được Australia đưa ra 10 ngày sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ra tuyên bố bác bỏ hầu hết các yêu sách Biển Đông của Trung Quốc, cáo buộc Bắc Kinh dùng chính sách “bắt nạt”, “phi pháp” để kiểm soát vùng biển.
Philippines, Indonesia, Malaysia có ca mắc và tử vong vì Covid-19 tăng
Ngày 1/5, ba quốc gia khu vực Đông Nam Á này đều ghi nhận thêm các ca nhiễm mới và các ca tử vong do Covid-19.
Trong đó, nhà chức trách Philippines thông báo thêm 284 ca nhiễm mới và 11 ca tử vong do Covid-19, nâng tổng số ca lây nhiễm ở nước này lên 8.772 người. Trong khi, số ca tử vong là 579 người. Tuy nhiên có hơn 40 bệnh nhân đã hồi phục, nâng tổng số người khỏi bệnh lên trên 1.000 ca.
Số ca mắc mới và tử vong vì Covid-19 tại Philippines, Indonesia, Malaysia gia tăng. Ảnh: Star Online
Tại Indonesia cũng xác nhận thêm 433 ca mắc mới Covid-19, nâng tổng số trường hợp lây nhiễm lên 10.551 ca. Có thêm 8 trường hợp tử vong, nâng tổng số ca tử vong lên 800 người. Đến nay, Indonesia đã kiểm dịch cho hơn 76.500 người.
Về phía Malaysia, nước này ngày 1/5 thông báo, có thêm 69 ca mắc Covid-19, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên hơn 6.070 người. Số ca tử vong cũng tăng thêm 1 trường hợp lên 103 người. Nhà chức trách Malaysia dự kiến sẽ nới lỏng biện pháp kiểm dịch, theo đó cho phép đa phần doanh nghiệp ở nước này nối lại hoạt động từ 4/5 tới.
Anh, Australia qua đỉnh dịch, Malaysia sắp nới phong tỏa Australia và Anh tuyên bố đã "vượt qua đỉnh dịch", Malaysia cho phép các ngành kinh tế hoạt động lại trong khi Singapore tuyên bố sẽ mở lại biên giới với một số nước. Nhiều nước trên thế giới đã vượt qua đỉnh dịch Covid-19 và trên đà giảm tốc các ca nhiễm. Các lệnh hạn chế đi lại nghiêm ngặt dần được...