Malaysia, Ấn Độ đứng đầu châu Á về phục hồi kinh tế nhanh hơn dự báo
Theo kết quả khảo sát mới nhất của Bloomberg, hoạt động kinh tế tại Malaysia và Ấn Độ trong năm tới dự kiến sẽ phục hồi nhanh hơn so với dự báo trước đó, dù hai nước này nằm trong số các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch COVID-19 trong những tháng gần đây.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur dẫn kết quả khảo sát cho biết triển vọng tăng trưởng kinh tế của Malaysia được điều chỉnh tăng nhiều nhất trong khu vực, với 0,85%, lên mức tăng trưởng dự kiến 5,65% vào năm tới. Tiếp theo là Ấn Độ, với mức điều chỉnh tăng 0,8% điểm phần trăm, dự kiến đạt tốc độ tăng trưởng 6,7%.
Theo khảo sát của Bloomberg, các nhà kinh tế đã nâng dự báo tăng trưởng đối với hầu hết các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam với mức điều chỉnh tăng 0,3%. Triển vọng kinh tế của Indonesia ít thay đổi, trong khi triển vọng tăng trưởng của Thái Lan và New Zealand được điều chỉnh giảm lần lượt khoảng 0,2% và 0,45%.
Dù là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới hằng ngày cao nhất thế giới trong tháng 8 vừa qua và đã trải qua đợt thay đổi bộ máy lãnh đạo, nhưng Malaysia không phải đối mặt với bất kỳ rủi ro kinh tế trước mắt nào. Nhu cầu trong nước cải thiện và xuất khẩu gia tăng đã hỗ trợ cho hoạt động của nền kinh tế và GDP của nước này quý II/2021 tăng 16,1%.
Video đang HOT
Đối với Ấn Độ, bà Madhavi Arora, nhà kinh tế hàng đầu tại Emkay Global Financial Services Ltd, cho rằng nhu cầu hàng hóa tăng mạnh giúp nước này đạt được mức tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong năm tính đến tháng 3 vừa qua, trong bối cảnh số ca nhiễm mới hằng tuần giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 6 tháng tính đến ngày 19/9. Đến thời điểm hiện tại, những thiệt hại về kinh tế của quốc gia Nam Á này đã được khắc phục và sẽ được thúc đẩy nhờ các nhân tố như các công ty thích ứng tốt hơn, điều kiện tài chính ổn định và tăng trưởng toàn cầu được đẩy mạnh.
Mỹ cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam vaccine Covid-19
Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam sớm tiếp nhận nguồn vaccine để đẩy lùi đại dịch Covid-19.
Cam kết được đưa ra trong cuộc điện đàm hôm nay giữa Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh với Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan để trao đổi về quan hệ song phương cũng như các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cảm ơn và đánh giá cao vai trò của Mỹ trong thúc đẩy hỗ trợ vaccine cho các nước, đồng thời mong muốn Mỹ tiếp tục hỗ trợ để Việt Nam được sớm tiếp nhận nguồn vaccine Mỹ đã cam kết dành cho Việt Nam.
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh điện đàm với Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan hôm nay. Ảnh: TTXVN .
Phó Thủ tướng cũng đề nghị Mỹ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Việt Nam để thúc đẩy và bảo đảm quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước phát triển hài hòa và bền vững.
Ông Sullivan khẳng định Mỹ tiếp tục coi trọng quan hệ Đối tác toàn diện với Việt Nam, đánh giá cao vai trò ngày càng quan trọng của Việt Nam tại khu vực và trên thế giới. Ông cũng cam kết Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam và các nước sớm tiếp nhận nguồn vaccine để đẩy lùi đại dịch Covid-19, khẳng định Mỹ sẽ hợp tác chặt chẽ với Việt Nam để tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và người dân hai nước.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan. Ảnh: Bloomberg .
Hai bên cũng trao đổi các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm như hợp tác Tiểu vùng Mekong, ứng phó biến đổi khí hậu, khẳng định ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, tự do hàng hải, giải quyết tranh chấp tại Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982.
Nhà Trắng tháng trước cho biết trong 55 triệu liều vaccine Covid-19 tiếp theo được chia sẻ cho thế giới, 41 triệu liều sẽ được chuyển tới các nước thông qua cơ chế phân phối COVAX của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). 14 triệu liều được chuyển đến các quốc gia ở Mỹ Latinh và Caribe, 16 triệu liều cho châu Á và khoảng 10 triệu liều đến châu Phi.
Tại châu Á, những quốc gia và vùng lãnh thổ được Mỹ chia sẻ vaccine Covid-19 gồm Việt Nam, Ấn Độ, Nepal, Bangladesh, Pakistan, Sri Lanka, Afghanistan, Maldives, Bhutan, Philippines, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Lào, Papua New Guinea, Đài Loan, Campuchia và các đảo Thái Bình Dương.
Đối với 14 triệu liều vaccine Covid-19 còn lại, Mỹ sẽ trực tiếp gửi tới những quốc gia và khu vực có nhu cầu, trong đó cũng có Việt Nam, Philippines và các nước như Ai Cập, Jordan, Iraq.
Dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp tại một số nước châu Á Bang New South Wales, tâm điểm trong làn sóng bùng phát dịch tồi tệ nhất tại Australia, lại chứng kiến số ca mắc mới COVID-19 gia tăng. Người dân được xét nghiệm COVID-19 tại Sydney, Australia. Ảnh: AAP/TTXVN Theo đó, bang này đã ghi nhận 1.022 ca mắc mới trong ngày 21/9, cao hơn so với con số 935 ca của ngày trước...