Malaysia: 25 quốc gia tham gia tìm kiếm máy bay mất tích
Chiến dịch tìm kiếm chuyến bay MH370 mất tích của Malaysia Airlines giờ đây đang được tiến hành tại một vùng biển sâu và xa xôi, và số nước tham gia đã tăng từ 14 lên 25, quyền Bộ trưởng giao thông Malaysia cho biết trong một cuộc họp báo hôm nay 16/3.
Các quan chức Malaysia trong cuộc họp báo ngày 16/3.
“Số quốc gia tham gia chiến dịch tìm kiếm và cứu hộ đã tăng từ 14 lên 25, gây ra những thách thức mới đối với việc phối hợp và ngoại giao của nỗ lực tìm kiếm”, quyền Bộ trưởng giao thông Malaysia Hishammuddin Hussein phát biểu tại cuộc họp báo.
Malaysia đang đề nghị Mỹ, Trung Quốc và Pháp cung cấp dữ liệu radar trong cuộc tìm kiếm máy bay mất tích, ông Hussein nói, cho biết thêm rằng chiến dịch giờ đây thậm chí trở nên “khó khăn hơn”.
Cuộc tìm kiếm chiếc máy bay Boeing 777-200 ngày 15/3 đã bước sang một giai đoạn mới sau khi Thủ tướng Malaysia Najib Razak lần đầu tiên thừa nhận rằng máy bay đã bị chuyển hướng cố ý và rằng nó có thể bay rất xa về phía bắc như tới Kazakhstan tại Trung Á hay về phía nam tới Ấn Độ Dương.
Singapore, Việt Nam và Thái Lan đã chấm dứt chiến dịch tìm kiếm MH370 tại Biển Đông, trong khi Ấn Độ ngày 16/3 đã tạm dừng cuộc tìm kiếm quanh Biển Andaman, quần đảo Nicobar và Vịnh Bengal.
Chuyến bay MH370, chở 239 người trên khoang, đã mất tích trên Biển Đông vào sáng sớm ngày 8/3.
Không nhóm nào đưa ra yêu sách về MH370
Video đang HOT
Cũng trong cuộc họp báo, Bộ trưởng giao thông Hussein cho hay không nhóm nào đưa ra yêu sách đối với chuyến bay MH370 và bác bỏ các tin đồn rằng máy bay đã hạ cánh ở đâu đó.
Ông Hussein cũng từ chối bình luận về thông tin rằng máy bay mất tích có thể là kết quả của một vụ tấn công kiểu 11/9. “Rất khó để xác định liệu nó có phải bị cướp hoặc bị khủng bố”, ông nói.
Giám đốc hãng hàng không Malaysia Airlines, ông Ahmad Jauhari Yahya, cho hay máy bay đã cất cánh với đủ nhiên liệu cần thiết và không chở thừa nhiên liệu. Nó có khả năng bay tới 8 giờ và không mang bất kỳ hàng hóa nguy hiểm nào.
Cảnh sát trưởng Khalid Abu Bakar, người cũng có mặt tại cuộc họp báo, cho biết cuộc điều tra giờ đây bao gồm cả các nhân viên mặt đất, phi hành đoàn cũng như các hành khách.
Các cuộc điều tra bao gồm khả năng bị cướp, bị phá hoại hoặc bị khủng bố, ông Bakar nói.
Cũng theo ông Bakar, các nhân viên điều tra vẫn đang chờ đợi một số quốc gia gửi thông tin kiểm tra lý lịch về các hành khách có mặt trên MH370.
“Vẫn còn một số quốc gia chưa trả lời các đề nghị của chúng tôi”, ông Bakar nói.
Hai phi công không đề nghị bay cùng nhau
Cảnh sát đã khám xét nhà của 2 phi công.
Hôm nay, Bộ trưởng giao thông Hishammuddin Hussein cho hay 2 phi công trên chuyến bay mất tích MH370 không đề nghị bay cùng nhau.
Chính phủ Malaysia trước đó cho biết cảnh sát đã khám xét nhà của 2 phi công trên chuyến bay mất tích và cũng đang kiểm tra mô hình tập bay tại nhà của cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah (53 tuổi) nhưng nói rằng đó là một thủ tục “thông thường”.
“Cảnh sát đã khám xét nhà của cơ trưởng vào ngày 15/3. Các cảnh sát đã nói chuyện với gia đình của phi công và các chuyên gia cũng đang kiểm tra mô hình tập bay của cơ trưởng. Giới chức cũng khám xét nhà của phi công phụ Fariq Abdul Hamid (27 tuổi)”, một tuyên bố của Bộ giao thông Malaysia cho biết.
An Bình
Tổng hợp
Theo Dantri
Ấn Độ giúp Myanmar chế tạo tàu tuần tra
Ấn Độ sẽ giúp Myanmar chế tạo các tàu tuần tra xa bờ và huấn luyện các binh sĩ nước này tại các cơ sở quân sự của Ấn Độ trong nỗ lực nhằm tăng cường quan hệ với quốc gia Đông Nam Á để đối trọng với sự ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Đô đốc Devendra Kumar Joshi (trais) và Phó đô đốc Thura Thet Swe tại New Delhi ngày 30/7.
Quyết định chế tạo các tàu tuần tra xa bờ (OPV) được đưa ra trong các cuộc hội đàm hôm 29/7 giữa Đô đốc Devendra Kumar Joshi, tư lệnh hải quân Ấn Độ, và Phó đô đốc Thura Thet Swe, tư lệnh hải quân Myanmar hiện đang có chuyến thăm Ấn Độ.
Ông Thet Swe cũng có các cuộc hội đàm với Tổng tham mưu trưởng quân đội Ấn Độ, Tướng Bikram Singh, và Bộ trưởng quốc phòng Radha Krishna Mathur.
Theo thỏa thuận giữa hai nước, các tàu OPV sẽ được chế tạo tại các nhà máy đóng tàu ở Ấn Độ và công tác huấn luyện cho các thủy thủ và giới chức hải quân Myanmar sẽ diễn ra tại các cơ sở của Ấn Độ.
Tuy nhiên, Bộ quốc phòng Ấn Độ từ chối tiết lộ chi tiết về thỏa thuận, trong đó loại tàu OPV nào được chế tạo, do hãng nào đóng và số lượng bao nhiêu.
Bộ quốc phòng Ấn Độ cũng đang cân nhắc một đề xuất của Myanmar nhằm huấn luyện các binh sĩ nước này sử dụng các loại trực thăng khác nhau, trong đó có trực thăng tấn công.
Ấn Độ đã cung cấp cho Myanmar 4 trực thăng tuần tra hàng hải Islander và tàu chiến hải quân.
Ấn Độ và Myanmar cũng đang hợp tác về một lộ trình kiểm soát biên giới, một động thái mà nhiều nhà phân tích xem là một nỗ lực nhằm canh chừng việc Trung Quốc vào vùng Ấn Độ Dương.
Trung Quốc đã có một căn cứ quân sự tại quần đảo Coco, thuê của Myanmar. Quần đảo Coco nằm gần các đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ ở biển Andaman.
Theo Dantri
Ấn Độ, Nhật Bản lập nhóm nghiên cứu hợp tác về thủy phi cơ Ấn Độ và Nhật Bản đã thiết lập một nhóm công tác chung để nghiên cứu phương thức hợp tác về thuỷ phi cơ US-2 do tập đoàn ShinMaywa của Nhật chế tạo. Thuỷ phi cơ US-2 tập đoàn ShinMaywa của Nhật chế tạo. Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và người đồng cấp Nhật Bản Shinzo Abe đã nhất trí về kế...