Mách mẹ chiêu chế biến 5 MÓN TỪ QUẢ SUNG cực ngon, giúp sản phụ sau sinh SỮA VỀ TRÀN TRỀ
Mẹ sau sinh có thể áp dụng cách chế biến quả sung thành 5 món dưới đây, đảm bảo sữa về tràn trề, con bú no nê.
Quả sung mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, giúp nhuận tràng, kích thích hệ tiêu hóa, giúp phụ nữ sau sinh nhanh tiết sữa, nhanh chóng lấy lại vóc dáng. Các dưỡng chất trong quả sung còn có tác dụng phòng chống ung thư.
Các tài liệu Đông y cho biết, quả sung tính bình, vị ngọt tác dụng ích vị, kiện tỳ, tiêu thũng, nhuận tràng, giải độc, chuyên trị các chứng bệnh về đường tiêu hóa như táo bón, kiết lỵ, viêm ruột… Bên cạnh đó, quả sung còn là loại quả nổi tiếng chuyên trị các chứng mất sữa ở phụ nữ sau sinh.
Theo nghiên cứu, trong 100g quả sung tươi chứa 1g protein; 0,4g chất béo; 12,6g đường; 49mg canxi; 23mg photpho; 0,05mg beta carotene; vitamin A, vitamin B, vitamin C… cùng các nguyên tố vi lượng khác. Phụ nữ sau sinh ăn sung và các món ăn chế biến từ quả sung sẽ mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, đặc biệt là công dụng tăng lượng sữa nuôi con.
Dưới đây là cách chế biến 5 món ngon từ quả sung dành cho mẹ bỉm sữa:
Nguyên liệu:
- Sung bánh tẻ: 200 – 300g
- Thịt lợn nạc: 200g
- Gia vị, hành lá
Thực hiện:
Bước 1: Quả sung sau khi mua về rửa sạch, bổ đôi hoặc ba cho vừa ăn rồi ngâm vào nước muối pha loãng khoảng 15 phút để loại bỏ vị chát. Sau đó vớt ra để ráo nước.
Bước 2: Thịt lợn nạc rửa sạch, thái miếng nhỏ, ướp đầy đủ gia vị rồi đảo sơ trên bếp. Khi thịt chín tới, chị em cho thêm sung vào, thêm nước ngang mặt thịt, tiếp tục kho chín trong khoảng 10 phút thì tắt bếp. Cuối cùng, múc ra đĩa cho phụ nữ sau sinh ăn cùng cơm nóng.
Sung kho cá
Nguyên liệu:
- Sung bánh tẻ: 100g
Video đang HOT
- Cá trắm: 1kg
- Tỏi, ớt, nước mắm, đường
Thực hiện:
Bước 1: Cá trắm rửa sạch, loại bỏ mang, ruột, cắt khúc dài 2cm. Tiếp đến, thêm 1 muỗng cà phê muối, hạt nêm, đường, nước mắm ướp khoảng 30 phút cho gia vị thấm đều.
Bước 2: Cho dầu ăn vào chảo đun nóng sau đó cho cá vào chiên sơ.
Bước 3: Quả sung rửa sạch, thái miếng mỏng sau đó cho lên chảo xào khoảng 5 phút.
Bước 4: Lần lượt cho cá, sung bánh tẻ vào nồi, thêm ớt sừng, nước, nêm thêm một lượng gia vị vừa phải để món cá kho sung cho bà đẻ thêm đậm đà và nấu đến khi nước kho cá gần cạn hết thì tắt bếp.
Nguyên liệu:
- Sung bánh tẻ: 100g
- Tai heo: 100g
- Đường, nước mắm, giấm, tỏi, ớt
- Gia vị
Thực hiện:
Bước 1: Sung rửa sạch, thái lát; tỏi và ớt rửa sạch thái nhỏ.
Bước 2: Tai heo luộc chín, thái sợi vừa ăn.
Bước 3: Pha nước mắm trộn cùng gỏi sung theo công thức: 1 muỗng canh mắm, 2 muỗng canh đường, 2 muỗng canh giấm ăn hoặc nước cốt chanh tươi, muỗng tỏi, ớt băm nhuyễn.
Bước 4: Lần lượt cho tai heo, sung thái lát vào, thêm nước mắm đã pha trộn đều, nêm vừa miệng rồi múc ra chén cho phụ nữ sau sinh thưởng thức.
Lưu ý: Phụ nữ sau sinh chỉ nên ăn các món chế biến từ quả sung 3 – 4 bữa mỗi tuần. Những sản phụ có tiền sử mắc bệnh thận hoặc túi mật không nên ăn những món ăn chế biến từ loại quả này.
Món cháo này có sự kết hợp vị ngọt thơm của gạo, chát của sung, ngọt thanh của đường phèn, phù hợp cho người mệt không muốn ăn, rối loạn tiêu hoá, viêm ruột, kiết lị. Sung rửa sạch, cắt nhỏ, cho gạo đãi sạch vào nồi, nước 1 lít, đun sôi, cho sung và đường phèn vào nấu thành cháo. Cách chế biến đơn giản, món ăn dân dã, dễ dùng.
Lươn om sung, thịt vừa chắc lại vừa thơm. Điều đáng nói là những quả sung mới thật lạ, khi còn là quả sung tươi ăn chỉ thấy bùi bùi chan chát nhưng om với lươn hương vị chuyển biến một cách bất ngờ. Cả hai thứ bổ sung tương hỗ nhau để món ăn đạt đến hài hoà: vừa thơm, vừa béo, vừa ngọt lại vừa bùi.
Chế biên món ăn này hơi cầu kỳ một chút, với thành phần gồm sung, lươn, rềng, mẻ, tương, bột nghệ, bột canh, mì chính, rau răm. Bỏ vào chậu lươn một nắm tro bếp một lúc, lấy lá tre chuốt dọc thân lươn, nhớt sẽ tuột hết. Rửa sạch lươn bằng nước dấm pha loãng. Lươn mổ xong bỏ ruột, bỏ đầu và tuyệt đối không rửa bằng nước nữa vì nếu rửa bằng nước lúc này sẽ mất hết huyết bổ và lươn sẽ bị tanh trở lại. Đặt lươn nằm úp trên thớt lấy sống dao dựa dần dọc theo sống lưng để thịt được mềm sẽ ngấm gia vị tốt hơn và xương sống của lươn vỡ ra tuỷ sẽ tạo độ thơm ngọt cho nồi om.
Lươn xắt khúc khoảng 3 cm, ướp với riềng mẻ, tương và gia vị (một ít bột nghệ, mỳ chính, rau dăm thái nhỏ, vài lát thịt ba chỉ thái sợi) bóp đều rồi ướp độ 15 phút là được. Quả sung phải là sung bánh tẻ, đập dập nhưng không để vỡ nhằm làm cho gia vị ngấm vào trong cũng ướp tương tự như ướp lươn. Xếp vào nồi đất để om cứ lần lượt một lần sung một lần lươn. Đổ xăm xắp nước rồi nổi lửa. Đun vừa sôi gần cạn thì vùi trấu, ủ tầm 2 giờ là chín.
Thùy Linh (T.H)
Theo emdep
Tác dụng chữa bệnh thần kì của quả sung
Không chỉ là loại quả ăn vặt, sung còn có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Trong Đông y, quả sung được xem là một vị thuốc.
Quả sung còn có tên khác là vô hoa quả, thiên sinh tử, ánh nhật quả, văn tiên quả, phẩm tiên quả, nãi tương quả, mật quả... Theo nghiên cứu hiện đại, quả sung có chứa glucose, saccarose, quinic acid, shikimic acid, oxalic acid, citic acid, malic acid, auxin, các nguyên tố vi lượng như canxi, photpho, kali... và một số vitamin như C.
Kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm bước đầu cho thấy quả sung có tác dụng nhuận tràng, hạ huyết áp và phòng chống ung thư.
Trong y học cổ truyền, quả sung vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ ích vị, nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện, tiêu thủng, giải độc, thường đựơc dùng để chữa các chứng bệnh như viêm ruột, kiết lỵ, táo bón, trĩ xuất huyết, sa trực tràng, viêm họng, ho, sản phụ thiếu sữa, mụn nhọt lở loét, chán ăn phong thấp...
Liều lượng: Mỗi ngày dùng 30-60 g sắc uống hoặc ăn sống từ 1-2 chùm nhỏ. Hặc dùng ngoài bằng cách thái phiến dán vào huyệt vị châm cứu, hay nơi bị bệnh, nấu nước rửa hoặc sấy khô, tán bột, rắc hay thổi vào vị trí tổn thương.
Một số cách dùng cụ thể:
- Viêm họng: Sung tươi sấy khô, tán bột rồi lấy một chút thổi vào họng, hoặc sung tươi gọt vỏ, thái phiến, sắc kỹ lấy nước, cho thêm đường phèn rồi cô nhỏ lửa thành dạng cao, ngậm hàng ngày.
- Ho khan không có đờm: Dùng sung chín đủ, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt uống mỗi ngày một lần.
- Viêm loét dạ dày tá tràng: Sung sao khô, tán bột, mỗi ngày uống 2- 3 lần, mỗi lần 6-9 g với nước ấm.
- Tỳ vị hư nhược, hay rối loạn tiêu hóa: Sung 30 g, thái nhỏ, sao hơi cháy, mỗi lần lấy 10 g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, chế thêm một chút đường phèn, uống thay trà trong ngày.
- Táo bón: Sung tươi 9g sắc uống hàng ngày. Hoặc sung chín ăn mỗi ngày 3- 5 quả. Hoặc sung tươi 10 quả rửa sạch bổ đôi, ruột già lợn một đoạn làm sạch thái nhỏ, hai thứ đem hầm nhừ, chế thêm gia vị, ăn trong ngày.
- Sa đi: Sung 2 quả, tiểu hồi hương 9 g, sắc uống.
- Sản phụ thiếu sữa: Sung tươi 120 g, móng lợn 500 g, hai thứ đem hầm thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần. Bài này có công dụng bổ khí huyết, hạ nhũ chấp (làm ra sữa) dùng rất tốt cho sản phụ sau đẻ suy nhược, khí huyết bất túc, sửa không có hoặc có rất ít.
- Viêm khớp: Sung tươi lượng vừa đủ đem hầm với thịt lợn nạc ăn. Hoặc sung tươi 2-3 quả rửa sạch thái vụn rồi tráng với trứng gà ăn.
- Mụn nhọt, lở loét: Sung chín sao khô, tán bột rồi rắc lên tổn thương. Để đạt hiệu quả cao, trước đó có thể ngâm rửa tổn thương bằng nước sắc quả hay lá sung tươi, sau đó lau khô rồi rắc bột thuốc và băng lại.
Ngoài ra, nhựa của thân cây hay quả sung xanh còn được dân gian dùng để chữa mụn nhọt và sưng vú. Cách dùng cụ thể: Rửa sạch tổn thương, lau khô, dùng nhựa sung bôi trực tiếp vào nơi bị bệnh, sưng đỏ đến đâu thì bôi đến đó, bôi nhiều lần trong ngày. Để tránh bôi nhiều lần, có thể trộn nhựa sung với lá non, giã nát rồi đắp lên chỗ đau. Nếu mụn chưa có mủ thì đắp kín, nếu đã vỡ mủ rồi thì đắp để hở một chỗ bằng hạt ngô. Khi đã có mủ, muốn lấy ngòi ra thì giã thêm một củ hành với nhựa sung rồi đắp như trên, để hở miệng.
Nhựa sung còn dùng để chữa đau đầu: phết nhựa lên giấy bản rồi dán hai bên thái dương. Có thể phối hợp với việc ăn lá sung non hoặc uống nhựa sung với liều 5 ml hòa trong nước đun sôi để nguội uống trước khi đi ngủ.
Theo www.phunutoday.vn
Tuy xấu xí, rẻ bèo nhưng khoai sọ lại được ví với nhân sâm về sự bổ dưỡng Các chuyên gia về sức khỏe đều khuyên mọi người nên thường xuyên dùng khoai sọ bởi chúng có công dụng được ví như nhân sâm lại rất rẻ. Y học Trung Quốc tin rằng nếu sử dụng khoai sọ như một món khai vị, các món chính sau đó sẽ dễ dàng được tiêu hóa hơn, cách ăn uống này đặc biệt...