Mạch máu tiền đạo: Biến chứng nguy hiểm mẹ cần cẩn thận
Mạch máu tiền đạo là biến chứng rất hiếm gặp với tỷ lệ 4/10.000 ca sinh. Đây thật sự là biến chứng rất nguy hiểm, có thể khiến em bé tử vong, do đó cần được chẩn đoán và điều trị sớm trong thai kỳ.
Mang thai là điều hạnh phúc, thiêng liêng và đáng mong chờ nhất của những người làm cha làm mẹ. Thực tế là đi cùng niềm vui được làm mẹ của nhiều phụ nữ là những nỗi lo bởi mang thai là một giai đoạn nhạy cảm với rất nhiều biến chứng và rủi ro có thể ập đến bất cứ lúc nào. Một trong số đó là hiện tượng mạch máu tiền đạo, một biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Để hiểu thêm tình trạng này, bạn hãy cùng Hello Bacsi theo dõi một số chia sẻ dưới đây nhé.
Mạch máu tiền đạo là gì?
Mạch máu tiền đạo (vasa previa) là hiện tượng một số mạch máu cuống rốn của thai nhi chạy ngang qua hoặc rất gần với lỗ mở của cổ tử cung. Các mạch máu này nằm trong màng, không được bảo vệ bởi dây rốn hay nhau thai. Do đó khi màng vỡ, chúng sẽ rất dễ bị vỡ và khiến thai nhi bị mất một lượng máu lớn. Nếu tình trạng chảy máu nghiêm trọng xảy ra, thai nhi có thể chết và người mẹ có nguy cơ gặp nhiều nguy hiểm.
Có đến 56% trường hợp mạch máu tiền đạo không được chẩn đoán dẫn đến thai chết lưu. Tuy nhiên, nếu tình trạng này được phát hiện trong thai kỳ, cơ hội sống sót của thai nhi tăng lên 97%.
Nguyên nhân gây ra tình trạng mạch máu tiền đạo
Sa dây rốn là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng mạch máu tiền đạo khi mang thai. Đây là tình trạng dây rốn đi vào màng, dẫn đến các mạch máu không được bảo vệ bởi nhau thai.
Ngoài ra, một nguyên nhân khác có thể là do nhau thai hai bên, trong đó nhau thai chia làm hai mảnh. Với những trường hợp này, các mạch không được bảo vệ ở nơi giao nhau giữa hai thùy.
Bên cạnh các nguyên nhân kể trên thì còn có rất nhiều nguyên nhân khác như:
Mang đa thaiThụ tinh trong ống nghiệmĐã từng sinh mổĐã từng phẫu thuật tử cung trước đóTriệu chứng của mạch máu tiền đạo
Thông thường, tình trạng mạch máu tiền đạo chỉ được phát hiện khi người mẹ chuyển dạ bởi hiện tượng này thường ít khi có các triệu chứng ban đầu. Tuy nhiên, nếu bạn có các triệu chứng sau, hãy cẩn thận:
Chảy máu âm đạo không đau do vỡ mạch máu thai nhi trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba. Nếu gặp phải hiện tượng này, bạn sẽ thấy máu có màu sẫm, đỏ tía bởi máu của thai nhi có lượng oxy thấp hơn so với máu của mẹ.Nhịp tim thai chậm bất thường khi các mạch máu bị vỡ và bắt đầu chảy máu.
Ngoài ra, nếu bạn có một số nguy cơ mắc phải hiện tượng mạch máu tiền đạo kể trên, hãy chia sẻ với bác sĩ để được kiểm tra mạch máu khi siêu âm thai. Việc phát hiện sớm tình trạng này giúp bảo vệ sức khỏe cho mẹ và tăng cơ hội sống cho bé.
Video đang HOT
Làm thế nào để chẩn đoán hiện tượng mạch máu tiền đạo khi mang thai?
Mạch máu tiền đạo có thể được chẩn đoán bằng cách thực hiện siêu âm đầu dò kết hợp siêu âm Doppler. Bác sĩ sẽ khuyến nghị điều này nếu bạn có nguy cơ hoặc có các dấu hiệu cảnh báo nghi ngờ mắc phải hiện tượng này. Việc chẩn đoán sớm và có cách can thiệp kịp thời sẽ giúp đảm bảo bé sinh ra được an toàn và khỏe mạnh.
Phương pháo điều trị mạch máu tiền đạo khi mang thai
Không có cách nào ngăn chặn tình trạng này nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, khả năng sống sót của em bé là rất cao.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị thường được bác sĩ chỉ định:
Siêu âm thường xuyên để theo dõi quá trình phát triển của thai nhi và đảm bảo mạch máu không bị vỡ hoặc chảy máu.Để vùng chậu được nghỉ ngơi, điều này có nghĩa là bạn không nên quan hệ tình dục và không được đặt bất cứ thứ gì vào bên trong âm đạo, ngoại trừ khi siêu âm. Ngoài ra, bạn nên nghỉ ngơi nhiều, tránh làm việc hoặc vận động quá sức.Nhập viện trong khoảng thời gian từ 30 đến 32 tuần để theo dõi chặt chẽ sức khỏe của mẹ và bé.Sử dụng thuốc steroid để giúp phổi bé trưởng thành nhanh hơn nếu bé cần được sinh sớm.Sử dụng thuốc chống co thắt để ức chế chuyển dạ.Bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ trong khoảng thời gian từ tuần thứ 35 đến 36. Điều này là do nếu màng ối bị vỡ một cách tự nhiên thì mạch máu chắc chắn cũng sẽ bị vỡ gây nguy hiểm cho bé. Nếu sinh mổ, bác sĩ có thể điều chỉnh vị trí mổ tùy theo vị trí của nhau thai và mạch máu.Chăm sóc phụ nữ mang thai đang gặp hiện tượng mạch máu tiền đạo
1. Trước khi sinh
Bà bầu bị mạch máu tiền đạo cần nghỉ ngơi hoàn toàn trên giường, đặc biệt là trong ba tháng cuối. Ngoài ra, bà bầu cũng cần uống thuốc ức chế chuyển dạ để ngăn chặn các cơn co tử cung, siêu âm thường xuyên để đảm bảo dây rốn không chèn ép và dùng thuốc steroid để phổi bé phát triển nhanh.
2. Trong thời gian chuyển dạ và sinh con
Bác sĩ sẽ đề nghị sinh mổ ở tuần thứ 35 để tránh các cơn co thắt làm vỡ các mạch máu dây rốn. Nếu không được phát hiện sớm, các mạch máu cuống rốn sẽ vỡ ra, khiến thai nhi bị chảy máu và gây tử vong. Nếu tình trạng vỡ mạch máu xảy ra, bé sẽ mất rất nhiều máu và cần được truyền máu ngay lập tức.
3. Sau khi sinh
Em bé cần được kiểm tra ngay lập tức và có thể phải truyền máu. Ngoài ra, người mẹ cũng phải được kiểm tra để xác định xem có dấu hiệu xuất huyết hay không.
Mạch máu tiền đạo không gây nguy hiểm cho người mẹ nhưng lại rất nguy hiểm cho bé và có thể dẫn đến tình trạng thai chết lưu. Thông thường, nếu được phát hiện sớm, chỉ có 3 trong số 100 trẻ sinh ra theo cách này cần truyền máu sau khi sinh. Tuy nhiên, bé có thể gặp phải các biến chứng do sinh non như phổi kém phát triển hoặc nhẹ cân.
Theo Hellobacsi.
Chuyên gia lý giải việc quan hệ khi mang thai có ảnh hưởng gì không?
Chào bác sĩ! Em tên là Huỳnh Thảo Chi, 25 tuổi, hiện tại em đang mang thai tuần thứ 10 - đây là lần mang thai đầu tiên của em.
Nhưng từ khi mang thai, đời sống sinh hoạt vợ chồng em gặp nhiều vấn đề vì cả hai đều lo ngại không biết việc quan hệ khi mang thai có ảnh hưởng gì không? Và cần chú ý những điều gì...? Rất mong bác sĩ sớm giải đáp giúp em vấn đề này, xin cảm ơn bác sĩ ạ!
Cùng "truy tìm" lời giải đáp cho việc bà bầu tắm tối có ảnh hưởng gì không?Bà bầu làm việc nặng có ảnh hưởng gì không?5 Kinh nghiệm khuyên bạn nhận biết dấu hiệu sắp sinh trước 1 -2 tuần
Khi mang thai có nên quan hệ không?
Trả lời:
Xin chào mẹ Thảo Chi, rất vui vì mẹ đã chia sẻ vấn đề cá nhân này với chuyên mục của chúng tôi. Đây là một thắc mắc tế nhị nhưng là vấn đề chung của rất nhiều cặp vợ chồng đang trong thai kỳ. Và để giúp các bạn giải quyết việc quan hệ khi mang thai có ảnh hưởng gì không?, những kiến thức cho bà bầu mang thai lần đầu, ngay sau đây chúng tôi xin phép được trình bày cụ thể.
Quan hệ khi mang thai có ảnh hưởng gì không?
Quan hệ khi mang thai là chuyện chăn gối, tế nhị của mỗi cặp vợ chồng vì trong hôn nhân gia đình nên có, nhưng nó lại là vấn đề chung, có nhiều thắc mắc mong muốn được giải đáp của hầu hết các cặp đôi.
Thời kỳ mang thai, khi nhắc đến "chuyện ấy" thì hầu hết mẹ bầu đều lo ngại, sợ rằng nó sẽ có những ảnh hưởng không tốt đến thai nhi, nghiêm trọng nhất là sẩy thai, đặc biệt là giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, các nghiên cứu từ trước đến nay đều cho rằng việc sẩy thai không liên quan gì đến việc mẹ bầu có quan hệ tình dục, mà đa phần việc này là do rối loạn nhiễm sắc thể hay có sự bất thường trong sự phát triển của thai nhi.
Quan hệ khi mang thai có ảnh hưởng gì không?
Nhưng nếu mẹ bầu muốn biết việc mang thai có nên quan hệ không thì câu trả lời là Có! Và cũng xin giải đáp cho vấn đề quan hệ khi mang thai có ảnh hưởng gì không? Câu trả lời cũng là Có. Nhưng sẽ có hai chiều "phản ứng": Nếu quan hệ không đúng cách sẽ ảnh hưởng xấu, nếu quan hệ lành mạnh, an toàn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và con.
Chuyên gia lý giải việc quan hệ khi mang thai có ảnh hưởng gì không?
Trên thực tế, khi mang thai người phụ nữ vẫn có thể quan hệ tình dục, bởi vốn dĩ bào thai đã được bảo vệ an toàn trong túi ối, cửa tử cung có chất nhày rất dày ngăn chặn những xâm phạm nguy hiểm đến thai nhi. Duy chỉ có thời điểm 3 tháng đầu khi thai nhi chưa bám chặt ở tử cung nếu quan hệ nhiều dễ gây sinh non hoặc khi 3 tháng cuối, khi thai đã lớn, việc quan hệ sẽ nặng nề và vất vả, nên mẹ bầu cũng hạn chế việc này để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe và thai nhi.
Còn ở giai đoạn giữa, nếu thai nhi phát triển bình thường, mẹ bầu không gặp vấn đề lớn về sức khỏe thì vẫn nên duy trì ổn định việc quan hệ an toàn, lành mạnh.
Tình dục thai kỳ an toàn mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và con
Theo những nghiên cứu về vấn đề "quan hệ thai kỳ" và thai kỳ đã đưa ra nhiều kết quả chứng minh về tính lợi ích của việc quan hệ an toàn mang đến cho cả mẹ và thai nhi, cụ thể:
Tình dục khi mang thai an toàn mang lại nhiều lợi íchNếu quan hệ nhẹ nhàng, an toàn với những tư thế hợp lý sẽ giúp mang lại trạng thái cực khoái, trạng thái này sẽ giúp ru thai nhi, bởi nó làm giải phóng loại hormone kích thích co bóp dạ con.Trong thai kỳ, ở cổ tử cung sẽ có những chất nhờn chất này sẽ chống lại những vi khuẩn, nhiễm trùng liên quan đến vấn đề quan hệ. Nhưng để chắc chắn nhất, hãy dùng bao cao su để bảo vệ bé yêu nhé!Việc quan hệ khi mang thai lành mạnh sẽ mang lại cảm giác thoải mái, vui vẻ cho mẹ bầu, từ đó thai nhi cũng vui vẻ, thoải mái, đời sống sinh hoạt của cả vợ và chồng cũng ổn định, hạnh phúc hơn.Những trường hợp nên chú ý việc quan hệ khi mang thai
Như trên, bạn đã biết được việc quan hệ khi mang thai có ảnh hưởng gì không, nhưng đó mới chỉ là một phần theo chiều hướng tích cực của "quan hệ mang thai" thai kỳ. Còn việc nếu có "quan hệ thai kỳ" không hợp lý, không đảm bảo an toàn sẽ gây ra nhiều vấn đề. Vậy nên, các cặp vợ chồng cần chú ý:
Tình dục thai kỳ cần đảm bảo an toàn cho thai nhi
1. Tránh quan hệ quá thô bạo, quan hệ lâu...
2. Không nên xuất tinh vào âm đạo, nên dùng bao cao su để đảm bảo an toàn
3. Hạn chế quan hệ trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối, 3 tháng giữa cũng không nên quan hệ quá thường xuyên, tránh để mẹ bầu mệt mỏi.
4. Không quan hệ khi mẹ bầu không muốn, hoặc khi quá mệt mỏi
5. Với những mẹ bầu mắc các bệnh như tim, cao huyết áp... nên tham khảo ý kiến bác sĩ thật chắc chắn.
6. Những mẹ bầu có tiền sử bị sẩy thai hay sinh non từ trước, để đảm bảo an toàn cho thai nhi, tốt nhất là nên kiêng quan hệ vợ chồng.
Trên đây là những giải đáp của các chuyên gia có kinh nghiệm về việc quan hệ khi mang thai có ảnh hưởng gì không? Hy vọng đã giúp được các cặp vợ chồng xua tan được những khúc mắc khó nói, các bạn hãy tham khảo và áp dụng trong đời sống của mình một cách hiệu quả để có thai kỳ và sinh nở vừa khỏe mạnh mà đời sống vợ chồng luôn viên mãn nhất nhé!
Theo Viknews
mang thai ngoài tử cung Việc nhận biết dấu hiệu mang thai ngoài tử cung rất quan trọng. Tất cả những ca có thai ngoài tử cung đều phải giải quyết bằng việc chấm dứt thai kỳ, vì thai ở ngoài tử cung không thể sinh trưởng và phát triển được. Môi trường duy nhất để thai nhi phát triển đó là tử cung (hay dạ con), còn...