Mách chị em hội “nghiện nhà” những loại rèm cửa giúp chống nóng vào mùa hè
Rèm cửa là nội thất không thể thiếu đối với mỗi gia đình nhằm tăng thêm sự sang trọng, khả năng che chắn cản nắng, cản sáng và sự hài hòa trong trang trí nội thất.
Rèm cửa được đánh giá như một dòng sản phẩm mang lại sự thoải mái, ấm cúng, tạo không gian riêng tư cho gia đình. Một tấm rèm cửa nhẹ nhàng với những họa tiết đơn giản cũng đủ làm một điểm nhấn tinh tế cho mọi không gian của chị em.
Với cái nắng chói chang của ngày hè oi ả, việc lựa chọn và sử dụng những bộ rèm cửa sổ phù hợp không chỉ có tác dụng cản nắng mà còn làm cho không gian ngôi nhà trở nên mát mẻ hơn. Dưới đây là gợi ý những loại rèm thường được sử dụng để chống nóng trong mùa hè:
1. Rèm vải
Trong tất cả các loại rèm trên thị trường hiện nay thì rèm vải được đánh giá là dòng sản phẩm phổ biến và được ưa chuộng nhất trong mùa hè bởi nó đa dạng về chất liệu, màu sắc và kiểu dáng.
Mùa hè rèm vải giúp không gian phòng bạn trở nên mát mẻ hơn, thoáng đãng hơn nhờ khả năng cản nắng, cản nóng, cách âm cách nhiệt tuyệt vời của nó.
Vào mùa hè chị em nên lựa chọn những loại vải nhung, vải gấm, lụa hoặc chất vải cotton là tốt nhất. Với chất liệu nhung, lụa mềm mịn, nhẹ nhàng, mát mẻ, chất vải dày giúp che nắng, cản nhiệt rất tốt. Còn đối với vải cotton có tính chất thấm hút tốt, rất thông thoáng, chắc chắn sẽ đem lại cảm giác dễ chịu, thoải mái vào mùa hè nóng bức.
2. Rèm roman
Rèm roman có thiết kế đơn giản, với cấu trúc xếp lớp giúp bạn có thể kéo lên theo từng lớp hoặc buông che kín cửa sổ theo nhu cầu lấy sáng. Bạn sẽ cảm nhận được sự gọn gàng nhưng rất thanh lịch mà rèm roman đem lại cho căn phòng mình.
Video đang HOT
Cũng là rèm vải nhưng vài năm trở lại đây rèm roman được ưu tiên lựa chọn sử dụng nhiều trong các không gian phòng có diện tích nhỏ vào mùa hè.
Mùa hè bạn nên lựa chọn cho mình những bộ rèm cửa giá rẻ có gam màu từ nhẹ nhàng đến trung tính. Những gam màu được khuyên dùng trong mùa hè nắng nóng này là xanh nhạt, xanh turquoise, kem nhạt, xám nhạt, trắng tinh khiết,…
3. Rèm sáo gỗ
Việc sử dụng và lựa chọn rèm sáo gỗ trong không gian phòng vào mùa hè đang là xu hướng trang trí nội thất tiện dụng được ưa chuộng hiện nay. Rèm gỗ được coi là món trang sức trang hoàng cho căn nhà thêm lộng lẫy mà các chất liệu khác không dễ gì có được.
Rèm gỗ được coi là món trang sức trang hoàng cho căn nhà thêm lộng lẫy mà các chất liệu khác không dễ gì có được.
Rèm sáo gỗ là sản phẩm rèm cửa được làm bằng gỗ tự nhiên 100%, là sản phẩm của sự sáng tạo, tinh tế, thể hiện phong cách hiện đại đẳng cấp nhưng vẫn mang vẻ đẹp thân thiện ấm áp của thiên nhiên giúp ngôi nhà bạn luôn mát mẻ trong những ngày hè nắng nóng. Với đầy đủ màu sắc phù hợp với nhiều kiểu thiết kế nội thất trong ngôi nhà, căn hộ của bạn.
4. Rèm cuốn
Sử dụng rèm cuốn trong không gian phòng vào mùa hè được xem như một giải pháp đơn giản và tiết kiệm để bảo vệ chị em khỏi sự làm phiền của ánh sáng bên ngoài vào phòng. Với mục đích chắn sáng và tăng vẻ đẹp cho những ô cửa, sử dụng rèm cuốn cũng là một cách tạo nên điểm nhấn khác biệt cho từng không gian.
Sử dụng rèm cuốn cũng là một cách tạo nên điểm nhấn khác biệt cho từng không gian.
Rèm cuốn hoạt động theo cơ chế cuốn lên thả xuống nên rèm cuốn có tính năng che nắng rất tốt, bền và dễ sử dụng. Rèm cuốn chống nắng, nóng với nguyên liệu sản xuất từ polyester tráng nhựa nên có thể cản sáng 100% tức thì, ngăn nhiệt đến 90%. Bên cạnh đó, do được phủ bóng bề mặt rèm nên rèm cuốn hạn chế khả năng bám bụi bẩn, và đặc biệt rất dễ vệ sinh lau chùi.
Tuyệt chiêu lựa chọn rèm cửa căn hộ không nên bỏ qua
Dưới đây là trọn bộ "bí kíp" giúp bạn lựa chọn rèm cửa phù hợp cho căn hộ của mình.
Lựa chọn chất liệu may rèm cửa
Trên thị trường hiện nay có đa dạng chất liệu may rèm, từ các loại vải như nhung, gấm, đũi, lụa cho đến nhôm, nhựa tổng hợp, chất dẻo,... Trong đó, rèm vải là loại truyền thống và thông dụng nhất.
Ngoài ra, vải nhung, gấm cũng được ưa chuộng để làm rèm treo trong phòng phong cách cổ điển vì có màu sắc sang trọng, bền chắc, độ rủ cao. Ngoài ra, các loại vải như tuyn, đũi, lụa, sa tanh cũng phù hợp để tôn lên vẻ đẹp quý phái của không gian.
Hiện nay, chất liệu may rèm cửa căn hộ rất đa dạng. (Đồ họa: Trang Thiều)
Đặc biệt, vải thô, trơn một màu hoặc có hoa văn nhẹ nhàng, đơn giản cũng rất thích hợp làm rèm cửa cho ngôi nhà phong cách hiện đại. Lưu ý, khi chọn vải may rèm, bạn nên sử dụng chức năng đèn pin của điện thoại để soi thử, kiểm tra độ chắn sáng của vải. Ngoài ra, rèm che cửa sổ hướng về nơi quá ồn cũng nên làm bằng vải dày để tăng cường khả năng cách âm.
Lựa chọn màu rèm cửa
Để căn phòng của bạn hài hòa, cân đối về màu sắc, bạn nên chọn màu rèm cửa phù hợp với màu sơn tường và thể hiện sự liên kết với đồ nội thất. Trước hết, hãy chọn màu vải cùng tông với màu sơn tường, không nên "lệch pha" gây mất thẩm mỹ.
Màu sắc rèm cửa đa dạng mang đến nhiều sự lựa chọn cho gia chủ. (Đồ họa: Trang Thiều)
Gợi ý dành cho bạn là, các rèm màu sáng như màu kem, trắng ngà, vàng nhạt hoặc các tông màu trung tính như xám nhạt dễ phối với nhiều màu. Khi lựa chọn màu hãy lưu ý, rèm cửa là một mảng lớn trong không gian nội thất, nên làm nền để tôn lên vẻ đẹp của đồ đạc, nâng cao giá trị thẩm mỹ của căn nhà.
Lựa chọn kích thước rèm cửa
Trước khi quyết định đặt may rèm cửa, bạn nên trao đổi một số thông số cơ bản mình mong muốn với nhân viên. Dưới đây là một số lưu ý về kích thước rèm cửa:
- Về chiều cao, rèm cửa nên che kín từ trần xuống cách sàn khoảng 5-7 cm. Nếu là rèm cửa sổ, nên thả rèm xuống dưới khung cửa khoảng 20 cm.
- Về chiều rộng, rèm cửa nên bao trùm toàn bộ mảng tường hoặc rộng hơn so với cửa sổ mỗi bên tối thiểu 50 cm.
Hãy lưu ý về kích thước rèm cửa khi đặt may. (Đồ họa: Trang Thiều)
- Rèm vải có độ rủ đẹp nhất là khi chiều rộng của vải bằng 2,5 lần chiều rộng thực tế của cửa sổ.
- Thanh treo nên dài hơn chiều rộng khung cửa của bạn từ 24-36 cm. Phần dư ra chính là nơi bạn buộc cố định các tấm vải rèm ở hai bên cửa sổ khi không cần chắn sáng, đồng thời giúp khung cửa sổ lớn hơn so với thực tế.
Vì sao nên sử dụng vải lanh trong trang trí nội thất? Là một trong những loại vải cổ xưa nhất, vải lanh được ưa thích hơn bất kỳ chất liệu nào khác và mang đến nguồn cảm hứng vô tận cho mọi nhà thiết kế. Không chỉ mát, mịn và bền, vải lanh còn rất thân thiện môi trường với các đặc tính tự nhiên như: kháng sâu bọ, kháng khuẩn và chống tĩnh...