Mách chị em cách nấu chè nhàn tênh bằng nồi cơm điện: Bấm nút vài lần là có ngay bát chè vừa ngon, vừa mát!
Nấu cơm xong rồi thì chúng mình rửa nồi thật sạch để nấu chè thôi!
Chuẩn bị nguyên liệu
1. Hạt sen tươi/khô 70gr
2. Đậu xanh 150gr
3. Lá dứa 4-6 nhánh
4. Đường kính 150-200g
5. Muối 1 thìa cà phê
6. Bột năng 2 thìa cà phê
Mùa hè ăn chè rất “đã” là sự thật ai cũng biết rồi, nhưng nhiều người vẫn ngại vào bếp vì nghe đến chuyện nấu chè, cảm giác thao tác chế biến khá cồng kềnh. Bài viết này của chúng tôi sẽ giúp chị em thổi bay cảm giác đó.
Chỉ với 1 chiếc nồi cơm điện và vài lần bấm nút, bạn sẽ có ngay một nồi chè hạt sen – đậu xanh cực ngon!
Cách nấu chè hạt sen, đậu xanh bằng nồi cơm điện
Nấu chè bằng nồi cơm điện, đậu xanh, hạt sen vẫn mềm ngon (Ảnh minh họa)
1
Sơ chế các nguyên liệu
Nếu dùng hạt sen tươi, bạn hãy rửa hạt sen với nước, không cần ngâm. Nếu dùng hạt sen khô, sau khi rửa, bạn ngâm hạt sen trong nước khoảng 8 tiếng (qua đêm).
Đậu xanh cũng rửa sạch và ngâm ngập trong nước khoảng 8 tiếng (qua đêm). Bạn có thể chọn mua đậu xanh đã xát vỏ hoặc còn nguyên vỏ đều được. Với đậu xanh còn vỏ, sau khi ngâm, bạn hãy dùng tay vo mạnh một chút để phần vỏ tách ra khỏi hạt. Sau đó, đãi bỏ phần vỏ đậu xanh.
Đậu xanh nguyên vỏ ngâm nước qua đêm
Lá dứa rửa sạch, buộc lại thành bó.
2
Nấu chè
Bạn cho phần hạt sen đã sơ chế vào nồi cùng 800ml nước, bấm nút “cook”. Khi nồi nhảy sang chế độ “warm” (giữ ấm), bạn dùng thìa vớt hết phần bọt trong nồi. Sau đó, cho đậu xanh cùng bó lá dứa vào nồi, khuấy đều và bấm nút “cook”.
Khuấy đều trước khi bấm nút “cook” nha!
Sau khi nồi nhảy sang nút “warm”, bạn hãy vớt bỏ phần lá dứa ra. Cho thêm 2 thìa cà phê bột năng, 1 thìa cà phê muối, 150-200gr đường kính và khuấy đều. Đậy nồi và để nguyên chế độ “warm” trong khoảng 5 phút.
Thêm các nguyên liệu còn lại vào nồi, khuấy đều và đậy vung nồi thêm khoảng 5 phút.
Vậy là chị em đã hoàn thành xong món chè đậu xanh, hạt sen rồi đấy. Múc chè ra bát, thêm đá viên và thưởng thức thôi!
Món chè đậu xanh, hạt sen nấu bằng nồi cơm điện
Thành phẩm có vị ngọt thơm của đường và lá dứa, hạt sen và đậu xanh đều nhừ nhưng không bị nát. Đây chính là điểm cộng của việc nấu chè bằng nồi cơm điện đấy!
Công dụng của đậu xanh và hạt sen tới sức khỏe mà có thể bạn chưa biết
Đậu xanh: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất xơ và protein trong đậu xanh có thể ức chế các hormone gây đói như ghrelin chẳng hạn, giúp bạn có cảm giác no lâu hơn, hạn chế cơn thèm ăn.
Video đang HOT
Ngoài ra, đậu xanh chứa nhiều dưỡng chất tốt cho hệ tiêu hóa như chất xơ hay chất kháng tinh bột. Trong 200gr đậu xanh có tới 15.4gr chất xơ, đặc biệt là một loại chất xơ hòa tan có tên là pectin. Chất xơ này có thể tăng tốc độ tiêu hóa thức ăn, từ đó giúp bạn không bị đầy bụng, khó tiêu.
Chất kháng tinh bột trong đậu xanh đóng vai trò như chất xơ hòa tan, có ích cho lợi khuẩn đường ruột. Các lợi khuẩn này sẽ tiêu hóa kháng tinh bột và biến loại tinh bột này thành các axit béo chuỗi ngắn như butyrate. Butyrate có chức năng nuôi dưỡng các tế bào ruột già, tăng cường khả năng miễn dịch đường ruột và thậm chí làm giảm nguy cơ ung thư ruột già.
Hạt sen: Có khả năng kháng viêm, giảm lượng bã nhờn, làm thông thoáng lỗ chân lông và ngăn ngừa mụn hình thành.
Trong hạt sen còn chứa nhiều gluxit, lipit, canxi, photpho và các vitamin có tác dụng tẩy da chết hiệu quả và lưu thông khí huyết giúp da trắng sáng, mịn màng hơn. Ngoài ra, nó còn chứa một loại enzyme có tên L-isoaspartyl methyltransferase giúp phục hồi những tổn thương dưới da, giúp da khỏe, đẹp. Bên cạnh đó, hạt sen lại thanh nhiệt rất tốt nên nếu dùng thường xuyên sẽ ngăn ngừa được mụn hiệu quả.
Với những thông tin và gợi ý này, hy vọng bạn sẽ có thêm động lực để vào bếp nấu chè hạt sen, đậu xanh trong mùa hè này.
Giải nhiệt mùa hè với cách làm 6 món chè vừa ngon vừa bổ
Với mùi vị thơm ngon, hấp dẫn cùng với đa dạng các hương vị, đây là những món ăn giải nhiệt được nhiều người yêu thích.
Chè long nhãn hạt sen
Nguyên liệu:
- 100 hạt sen tươi đã làm sạch, bỏ tim
- 100 trái nhãn lồng
- 0,5 kg đường phèn
- 3 ống vani
Cách nấu:
Bước 1: Nấu hạt sen
- Đổ hạt sen đã sơ chế vào một nồi nước lớn, bắc lên bếp và bật lửa nhỏ đun sôi để hạt sen chín đều, lúc nở ra không bị nát. Lúc hạt sen chín, lựa những hạt đã nở bung và dùng đũa gắp từ từ ra ngoài.
- Sau khi đã vớt hết hạt sen, cho 0,5 kg đường phèn vào trong nồi nước hạt sen và nấu tan (cho khoảng 1 lít nước), nếu nước rút lại thì bạn có thể thêm nước vào. Thử lại độ ngọt của nước hạt sen cho vừa miệng.
- Đường tan hết, bạn từ từ bỏ hạt sen chín vào, đun liu riu trên lửa nhỏ để hạt sen thấm đường từ từ mà không nát. Cho thêm 3 ống vani đã chuẩn bị vào.
- Khi hạt sen mềm và thấm ngọt, bạn vớt hết hạt sen ra tô để riêng.
Bước 2: Sơ chế nhãn lồng
- Nhãn lồng nên chọn loại trái to, cơm dày, khô. Bạn rửa sạch nhãn lồng, bóc vỏ bên ngoài.
- Lấy tăm hay dùng một mũi dao cực nhỏ, mỏng để tách hạt ra khỏi cùi nhãn. Lưu ý nhẹ tay, cẩn thận khi lấy hạt ra để cùi nhãn không bị rách, không dập nát.
Bước 3: Lồng hạt sen vào cùi nhãn
- Lấy từng hạt sen thấm ngọt và nhét vào quả nhãn đã tách hạt ở bước trên. Nhãn sẽ ôm gọn hạt sen bên trong nhìn rất đẹp mắt. Lặp lại thao tác cho đến khi hết nguyên liệu.
- Tiếp đó, đổ tất cả phần nhãn bọc hạt sen trở lại vào nước chè sen cho thấm ngọt. Để thật nguội và bỏ vào tủ lạnh khoảng 1-2 tiếng thì có thể lấy ra dùng ngay.
Bước 4: Thưởng thức chè hạt sen
Khi dùng, bạn múc chè ra bát nhỏ và thưởng thức. Nước chè thơm phức mùi nhãn lồng vừa thanh mát vừa mang vị ngọt tự nhiên mát lịm. Chè hạt sen nhãn lồng nên dùng lạnh sẽ
Chè đỗ đen
Nguyên liệu:
Đỗ đen: 200 gram
Đường kính: 150 gram
Bột báng: 50 gram (hạt trân châu loại nhỏ)
Nước
Cách nấu:
Đầu tiên bạn đem đỗ đen đãi sạch và cho đỗ đen vào trong một âu nước ngâm trong khoảng 4-6 tiếng đồng hồ hoặc ngâm được qua đêm thì càng tốt.
Sau khi bạn đã ngâm xong, bạn đổ đỗ đen ra một cái giá đãi lại một vài lần nữa qua nước sạch rồi để cho đỗ đen được ráo nước trong khoảng 20 phút. Tiếp tục đổ đỗ đen vào trong nồi cùng với 1 hoặc 2 lít nước và đặt nồi lên trên bếp đun sôi lên với mức lửa to trong khoảng tầm 1 phút.
Bạn vặn lửa nhỏ xuống mức thấp nhất có thể và đun trong khoảng 90 phút đồng hồ hoặc đun cho đến khi đỗ đen được mềm nhừ ra, hạt đỗ được bở tơi từng hạt là được.
Bạn đổ đường vào nồi đỗ đen và dùng muôi khuấy thật đều lên để đường được tan đều rồi nếm thử sao cho lượng đường hợp với khẩu vị của mình và cả gia đình là được.
Bạn đặt một nồi nước nhỏ khác lên trên bếp và cho bột báng vào nồi nước đó rồi bật bếp đun với mức lửa vừa phải khoảng độ 20 đến 25 phút các hạt bột báng trở lên trong suốt là được.
Cuối cùng bạn thực hiện múc chè đỗ đen ở bước 3 và bột báng đã luộc ở bước 4 vào bát. Sau đó để cho nguội hẳn rồi cho thêm đá vào và có thể bắt đầu dùng được ngay nhé.
Chè bưởi
Nguyên liệu:
Bưởi Năm roi hoặc bưởi da xanh: 1 trái to
Đậu xanh: 200grĐường phèn: 400grNước cốt dừa: 100grBột năng hoặc bột sắn dây: 20gr Cách làm:
Bước 1: Cắt cùi bưởi thành những miếng nhỏ rồi ngâm với nước muối loãng, đồng thời bóp để cùi bưởi ra hết tinh dầu, chất the và đắng. Làm như vậy khoảng 3 lần trong vòng 5 - 6 tiếng đồng hồ ngâm cùi.
Luộc cùi bưởi, vớt ra thau nước đá rồi vớt ra rổ cho ráo còn nước thì giữ lại để ninh đậu xanh. Trộn một ít đường vào cùi bưởi, để khoảng 30 phút cho ngấm rồi tiến hành sên với lửa nhỏ.
Khi nào cùi trong thì cho một ít bột năng vào làm áo cùi và tắt lửa.
Bước 2: Đậu xanh cũng ngâm nước ấm khoảng 4 tiếng sau đó cho vào nồi nước luộc cùi bưởi ninh mềm. Khi nào đậu mềm thì cho đường phèn vào, khuấy đều. Tiếp đến cho bột năng và cùi bưởi. Nếu muốn thơm hơn bạn có thể cho tinh dầu bưởi hoặc vani vào lúc này luôn.
Bước 3: Bạn múc chè ra chén, cho thêm nước cốt dừa nữa và có thể ăn nóng hoặc ăn lạnh đều rất ngon.
Chè khoai môn đậu xanh
Nguyên liệu:
- Khoai môn: 500 g
- Đậu xanh cà: 150 g
- Đường
- Nước lọc sạch
- Lá dứa
- Nước cốt dừa
Cách làm:
Bước 1: Khoai môn đem gọt sạch vỏ, rửa sạch, để ráo nước sau đó luộc cho khoai môn chín đều từ trong ra ngoài, thái ra thành từng khối vuông nhỏ sao cho vừa ăn.
Bước 2: Lá dứa rửa sạch, buộc lại thành bó. Đậu xanh đem ngâm trong thau nước lạnh khoảng 15 phút, sau đó vớt ra rổ, đun lên cùng với nước lọc.
Bước 3: Đun ở lửa nhỏ đến khi đỗ chín mềm thì cho bó lá dừa vào, nấu chung đến khi dậy mùi. Bạn cho thêm đường vào, khuấy đều cho tan, nêm nếm vừa miệng
Bước 4: Cho khoai môn vào nồi, nấu đến khi tất cả cùng hòa quyện rồi tắt bếp.
Chè sâm bổ lượng
Nguyên liệu:
100 gram nho khô
200 gram bạch quả
50 gram phổ tai cắt sợi sẳn
100 gram táo đỏ
300 gram củ sen
200 gram nhãn nhục
500-700 gram đường phèn (tùy khẩu vị)
Các bước:
Nhãn nhục rửa sạch bụi.
Sau đó cho nhãn nhục vào nước ngâm nở.
Bạch quả dùng chày đập vỏ, gỡ lớp vỏ lụa.
Sau đó rửa sạch bụi rồi bắt lên bếp nấu chín.
Phổ tai ngâm nước cho nở và xả sạch.
Táo rửa sạch bụi & cho vào nước ngâm nở.
Nho khô rửa sạch bụi.
Bắt nồi nước và cho đường phèn vào nấu cho tan (Không cần cho lá dứa vì nhà còn ít lá dứa nên mình bỏ vào nấu luôn, chứ có lá dứa nấu xong cũng không còn mùi vì mùi các vị đã át)
Sau khi đường tan lọc lại cho sạch bằng cách cho bông gòn phía trên rây vì đường phèn hay có ít các và sợi chỉ. Lọc xong bắt nồi nước đường lên bếp.
Tiếp theo cho nhãn nhục cho vào nồi & lọc lại nước ngâm nhãn nhục cho vào. Cho củ sen vào nấu chín. Sau đó lần lượt cho bạch quả, phổ tai, nho & táo vào. Rồi đợi nồi nước sôi lại thì tắt bếp.
Khi ăn dọn cùng nước đá. Nếu thích có thể cho thêm hạt sen, rong biển hay rau câu giòn cắt sợi.
Chè khoai dẻo
Nguyên liệu:
150 gam khoai lang tím
150 gam khoai lang vàng
320 gam bột năng
120 gam đường
165 ml nước cốt dừa đóng lon
Nước
Cách làm:
Bước 1: Khoai lang sau khi mua về đem gọt vỏ, cắt khoanh và cho vào nồi hấp chín rồi tán nhuyễn
Bước 2: Cho 150g bột năng vào phần khoai tím, thêm từng chút một nước vào và nhào đều đến khi khoai quyện thành một khối bột dẻo mịn, không dính tay. Làm tương tự với phần khoai vàng.
Bước 3: Chia phần bột thành các viên vừa ăn.
Bước 4: Bắc 1 nồi nước lên bếp, đun sôi rồi thả lần lượt từng viên bột của mỗi loại khoai vào. Khi nhưng viên bột khoai này nổi lên, dùng muôi thủng để vớt ra và thả vào tô nước nguội. Cách làm này là để khoai không bị dính vào nhau đó nhé.
Bước 5: Nấu nước cốt dừa: 20g bột năng còn lại hòa tan với nước. Cho nước cốt dừa, 1l nước và đường vào nồi đun sôi rồi cho phần bột năng vào, khuấy đều đến khi nước cốt dừa sánh lại.
Bước 6: Cho những viên khoai đã luộc vào nồi nước cốt dừa và đun sôi lại.
Múc chè ra, đợi nguội, thêm đá vào và thưởng thức thôi nào.
5 cách nấu chè trân châu thơm ngon, ngọt mát, giải nhiệt ngày hè Những ngày hè nắng nóng oi ả như thế này, chị em có thể tự tay nấu những món chè ngọt thanh, tươi mát và hấp dẫn cho gia đình cùng thưởng thức. 1. Chè trân châu hoa quả Nguyên liệu - 100g chân trâu - 200 ml nước sôi để nguội - 30ml sữa đặc có đường - Hoa quả các loại...