Mách bạn cách “đánh bay” stress chỉ trong 5 phút
Stress, mệt mỏi, căng thẳng khiến bạn không thể tập trung, nhưng chỉ cần thực hiện bài tập xoa bóp dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này một cách nhanh chóng.
Trong cuộc sống không thể tránh khỏi những lúc căng thẳng, mệt mỏi nhưng thay vì tìm đến sự trợ giúp của các loại thuốc an thần gây hại cho sức khoẻ như Xanax, ngày càng có nhiều người lựa chọn chữa trị bằng các liệu pháp tự nhiên.
Mặc dù mát-xa và xoa bóp ngón tay là phương pháp điều trị tự nhiên đã được áp dụng thành công từ thời cổ đại, nhất là ở Nhật Bản trong việc chống lại cơn đau, giảm căng thẳng và cải thiện tinh thần, nhưng phải đến đầu những năm 1900 mới được phát triển rộng rãi bởi bác sĩ người Mỹ William H. Fitzgerald.
Tiện lợi ở chỗ kỹ thuật này không mất nhiều thời gian và tiền bạc, bạn chỉ cần chưa đến 5 phút, có thể thực hiện vào bất cứ lúc nào và bất kỳ nơi đâu. Tuy nhiên, bạn nên kiên nhẫn vì hiệu quả của nó có thể không xuất hiện ngay lập tức nhưng dần sẽ nhận thấy những sự thay đổi rõ rệt. Theo phương pháp này, mỗi ngón tay đều liên quan đến những cảm xúc và thái độ khác nhau:
Ngón tay cái: Giảm nhức đầu và stress
Xoa bóp ngón cái giúp giảm đau đầu hiệu quả
Ngón tay cái có liên quan đến lá lách, dạ dày và cảm xúc. Nếu đang cảm thấy buồn và lo lắng nhiều hoặc đang phải chịu đựng các cơn đau đầu cùng sự căng thẳng kéo dài thì hãy giữ ngón tay cái của bạn và siết 1 lực nhẹ (nhớ đừng siết quá chặt để tránh làm đau mình).
Bạn cũng có thể massage nhẹ nhàng lên ngón tay cái và lặp lại quá trình này 3 – 4 lần hoặc cho đến khi bạn cảm thấy được thư giãn hơn.
Ngón trỏ: Giảm đau nhức cơ bắp và cảm giác thất vọng
Massage ngón trỏ làm giảm đau nhức cơ bắp hiệu quả
Ngón trỏ là bộ phận kết nối với các trạng thái của sự sợ hãi và sự rối loạn chức năng của thận. Nghiên cứu cho thấy rằng, xoa bóp ngón tay trỏ giúp cải thiện tình trạng của bệnh nhân bị bệnh thận. Massage ngón tay trỏ cũng giúp làm giảm chứng đau lưng, đau cơ, khó chịu ở chân tay.
Bạn thực hiện hành động nắm và tăng lực siết lên ngón trỏ từ 3 – 5 phút, hoặc cho đến khi cảm thấy tốt hơn.
Ngón giữa: Xua tan mệt mỏi và tức giận
Video đang HOT
Massage ngón giữa làm giảm sự tức giận
Nắm ngón giữa, massage nhẹ nhàng giúp giảm đau, viêm, các vấn đề về gan và tăng cường lưu thông máu. Massage nhẹ ngón giữa của bạn cũng sẽ giúp bạn lấy lại bình tĩnh nếu đang tức giận và khó chịu.
Bài tập này sẽ làm cho bạn cảm thấy thoải mái và giúp bạn duy trì huyết áp ở mức bình thường.
Ngón đeo nhẫn (ngón áp út): Giảm các vấn đề tiêu hóa và suy nghĩ tiêu cực
Massage ngón áp út giúp giảm các vấn đề về tiêu hóa
Massage, xoa bóp ngón đeo nhẫn sẽ giúp bạn giảm đau ngực và thận, kèm theo đó là cải thiện các vấn đề về tiêu hóa và hô hấp. Bạn thực hiện hành động nắm và tăng lực siết lên ngón đeo nhẫn từ 3 – 5 phút, hoặc cho đến khi cảm thấy tốt hơn.
Lưu ý, trong khi thực hiện các bài tập này, bạn cần phải nghỉ ngơi, giữ bình tĩnh và hít thở sâu.
Ngón tay út: Xua tan sợ hãi và căng thẳng
Massage ngón út giúp bạn xua tan cảm giác sợ hãi
Người quá nhạy cảm, suy nghĩ nhiều và căng thẳng thần kinh có thể xoa bóp ngón út của mình để được thư giãn và suy nghĩ tích cực hơn. Hãy cố gắng quên đi danh sách về những thứ khiến bạn phải suy nghĩ và cố gắng để tâm trí thư giãn khi thực hiện bài tập này.
Bạn thực hiện hành động nắm và tăng lực siết lên ngón út từ 3 – 5 phút, hoặc cho đến khi cảm thấy tốt hơn.
Bí quyết để thoát khỏi stress:
Thức tỉnh: Nhiều người sử dụng hầu hết thời gian trong ngày của họ ở trong trạng thái “tâm hồn treo ngược cành cây”. Điển hình là khi bạn vào trong bãi gửi xe của công ty nhưng không nhớ là đã tới đó như thế nào hay khi ai đó trong cuộc họp hỏi ý kiến của bạn nhưng bạn đã bỏ lỡ vài phút cuối của đoạn hội thoại. Vì tất cả quá trình suy ngẫm diễn ra trong giai đoạn này, nên bước đầu tiên cần làm là phá vỡ nó.
Bạn có thể làm việc này bằng các hoạt động thể chất như đúng hoặc ngồi dậy, vỗ tay và di chuyển cơ thể. Hoặc bạn có thể thực hiện nó bằng các biện pháp tinh thần như kết nối với các giác quan bằng cách để ý những gì bạn có thể nghe, nhìn, ngửi, nếm, và cảm nhận. Ý tưởng của việc này là để bạn kết nối lại với thế giới xung quanh.
Kiểm soát sự tập trung: Khi bạn suy ngẫm, sự tập trung của bạn bị mắc kẹt trong một vòng lặp không hữu ích, giống như một chú hamster chạy trên một bánh xe vậy. Bạn cần phải chuyển hướng, thay vì đắm chìm trong suy nghĩ của mình thì làm phân tâm bản thân bằng cách khác. Ví dụ như vẽ những vòng tròn trên giấy, lập danh sách những việc bạn có thể kiểm soát được (làm việc hết khả năng) và những việc không thể (ý kiến của sếp).
Nhắc nhở bản thân rằng bạn có thể quan tâm đến các yếu tố bên ngoài như công việc, đồng nghiệp, gia đình mà không nhất thiết cần phải lo lắng về họ.
Xem xét mọi việc: Những người hay suy nghẫm có khuynh hướng nghĩ đến những tình huống tồi tệ nhất có thể xảy ra, nhưng các nhà lãnh đạo có năng lực luôn xem xét mọi thứ cho bản thân và cho nhân viên của họ. Có 3 phương pháp: đối chiếu (so sánh một áp lực trong quá khứ với hiện tại như giữa một căn bệnh rất nặng với một vụ bán hàng thất bại), chất vấn (hỏi bản thân “Việc này có nghĩa gì trong 3 năm tới” và “Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì?” và “Làm thế nào để mình vượt qua được nó?”) và lật ngược tình thế (nhìn vào thách thức của bản thân từ một góc độ mới: “Có cơ hội gì trong tình huống này mà mình chưa nhìn thấy? hay thậm chí “Tình huống này có gì buồn cười nhỉ?”).
Ngưng suy ngẫm: Bước cuối cùng thường là bước khó khăn nhất. Nếu dễ dàng từ bỏ thì ai cũng có thể làm được ngay rồi. Có 3 phương pháp có thể giúp bạn làm được điều này. Phương pháp thứ nhất là chấp nhận: thừa nhận rằng dù bạn có thích tình huống này hay không, bản chất của nó sẽ không thay đổi.
Thứ hai, rút ra bài học. Bộ não của bạn sẽ xem xét các sự kiện cho đến khi bạn nhận ra được điều gì đó từ chúng, vì vậy hãy hỏi bản thân: “Tôi đã học được gì từ trải nghiệm này?”. Cuối cùng là hành động. Đôi khi giải pháp thực sự không phải là để thư giãn mà để làm gì đó về tình trạng của bạn. Hỏi bản thân rằng: “Bây giờ mình cần phải làm gì?”.
Áp dụng kĩ thuật này hàng ngày sẽ để giữ được sự bình tĩnh và củng cố lại những cân bằng bên trong cơ thể.
Theo www.phunutoday.vn
Stress do lối sống gây áp lực cho tim mạch
Theo GS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc BV Tim Hà Nội, gần đây yếu tố stress được cảnh báo liên quan chặt đến bệnh tim mạch. Nhiều người nghĩ stress là những lo buồn, suy nghĩ, đau thương, mất mát... nhưng thực tế lối sống hàng ngày đang tạo ra stress mãn tính cho mỗi người.
Tại Hội thảo khởi động dự án Đương đầu với bện Tăng huyết áp (THA) ở Việt Nam diễn ra ngày 3/5, GS Tuấn cảnh báo, tình trạng huyết áp cao đang tăng nhanh, trẻ hóa. Trước kia thường tuổi 50 - 60 mới bị cao huyết áp, thì nay tuổi dưới 30 đã rất nhiều người bị cao huyết áp.
TS. Hà Anh Đức, đồng Giám đốc dự án và BS. Nguyễn Đức Lộc Phó giám đốc Sở y tế Hưng Yên giải đáp thắc mắc về triển khai dự án tại Hưng Yên. Ảnh: H.Hải
Cùng quan điểm này, TS.BS Hà Anh Đức, Phó Chánh văn phòng Bộ Y tế, đồng Giám đốc dự án cho biết, dữ liệu quốc gia của Bộ Y tế tháng 10/2016 cho thấy tỷ lệ THA là trên 40% đối với những người từ 50 - 69 tuổi. Theo số liệu điều tra gần đây nhất của Viện Tim mạch Việt Nam tỷ lệ tăng huyết áp của những người từ 25 tuổi trở lên là khoảng 30%. Có đến gần 40% bệnh nhân tăng huyết áp không được phát hiện và có tới 69% được phát hiện điều trị nhưng HA chưa được kiểm soát.
Theo GS Tuấn, tăng huyết áp trẻ hóa liên quan nhiều đến stress mãn tính. Stress không chỉ đơn thuần là những lo buồn, đau thương, mất mát, mà chính lối sống hàng ngày đang tạo ra cho mọi người tình trạng stress mãn tính. Lối sống lười vận động, rượu bia, béo phì, không kiểm soát được thời gian... khiến con người dễ nảy sinh những áp lực gây nên tình trạng stress.
Để giải quyết tình trạng stress do lối sống, hãy học các kiểm soát thời gian, tập thể thao, tập thiền, yoga... Trong đó kiểm soát thời gian là yếu tố vô cùng quan trọng để giảm nguy cơ bị các áp lực làm gia tăng tình trạng stress. Hay trước giờ đi ngủ, hãy đọc sách, nghe nhạc, tập thiền thay vì lướt facebook.
Thuốc huyết áp mỗi tháng chỉ bằng... 3 bát phở
GS.TS Đỗ Doãn Lợi, nguyên Viện trưởng Viện tim mạch (BV Bạch Mai) cho biết con số nghiên cứu năm 2015 khiến nhiều người giật mình, đến 47,3% người dân bị huyết áp cao, đây là một nguy cơ cực lớn.
GS.TS Đỗ Doãn Lợi.
Tuy nhiên khi đi khảo sát tại nhiều cơ sở điều trị, nhiều nơi kêu thiếu thuốc cho bệnh nhân cao huyết áp. "Thiếu thuốc thật, nhưng nếu điều trị khéo, mỗi tháng một bệnh nhân cao huyết áp không hết 100 nghìn khi dùng các thuốc chúng ta sản xuất được. Khi dùng 3 thuốc cho phác đồ điều trị huyết áp mới hết số tiền này, còn với người mới bị, hoặc huyết áp không quá cao, việc điều trị chỉ cần dùng 1 loại thuốc thì chi phí mỗi tháng không hết 1 bát phở.
Đánh giá về thực trạng tăng huyết áp, GS Tuấn cho rằng đã có rất nhiều chương trình cộng đồng để tuyên truyền về tăng huyết áp nhưng con số bệnh nhân vẫn tăng lên, cho thấy cách tiếp cận chưa hợp lý.
"Nếu bác sĩ khám và khuyên bệnh nhân ăn nhạt đi, phải giảm cân đi, khuyên là tốt nhưng đều là sáo rỗng. Cái người dân cần là phải chỉ cho người ta cách giảm muối, cách ăn nhạt như thế nào, làm thế nào để giảm cân? Vì thế, dự án này là cách tiếp cận trực tiếp qua chính những ca lâm sàng ở quanh người bệnh", GS Tuấn nói.
Hiện nay, người tăng huyết áp đang được khám và điều trị tại tuyến huyện nhưng chưa được quản lý và theo dõi việc tuân thủ điều trị và kiểm soát huyết áp cũng như thay đổi lối sống tại cộng đồng. Mạng lưới cộng tác viên y tế thôn chưa được phát huy trong việc hỗ trợ, hướng dẫn, theo dõi bệnh nhân THA. Trạm Y tế chưa khám và điều trị cho bệnh nhân THA cũng như chưa cung cấp các dịch vụ tư vấn cho các bệnh nhân mắc bệnh không lây nhiễm.
Do đó, dự án "Đương đầu với bệnhTăng huyết áp ở Việt Nam: Giải pháp từ y tế cơ sở" sẽ triển khai và đánh giá hiệu quả, tác động các can thiệp nâng cao năng lực cho trạm y tế xã và các cộng tác viên y tế thôn/đội trong hướng dẫn bệnh nhân tự kiểm soát HA tại gia đình, tuân thủ chế độ thuốc; nâng cao nhận thức cho bản thân bệnh nhân về bệnh THA, việc thay đổi lối sống, tuân thủ thuốc và tự kiểm tra huyết áp tại gia đình.
Dự án này cũng triển khai thử nghiệm các biện pháp can thiệp trong việc quản lý và điều trị bệnh nhân tăng huyết áp tại tuyến y tế cơ sở nhằm góp phần tăng cường kiểm soát hiệu quả các bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng ở Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu sẽ được công bố và đề xuất với Bộ Y tế đề thay đổi chính sách và chiến lược cho chương trình THA quốc gia.
Trước tiên, dự án sẽ được thực hiện tại Hưng Yên, với các mục tiêu cụ thể là đánh giá thực trạng bệnh THA và nhu cầu kiểm soát bệnh THA tại 16 xã nông thôn được chọn của tỉnh Hưng Yên (trong đó có 8 xã can thiệp và 8 xã đối chứng). Đồng thời, Xây dựng và triển khai thử nghiệm can thiệp kiểm soát bệnh THA tại cộng đồng ở các xã được chọn can thiệp.
Sau thời gian thực hiện can thiệp sẽ đánh giá về tính hiệu quả và mức độ triển khai thành công của gói can thiệp, từ đó có thể đề xuất các giải pháp can thiệp cho chương trình phòng chống THA quốc gia nhằm tăng cường hiệu quả kiểm soát bệnh THA tại cộng đồng
Hồng Hải
Theo Dân trí
Người lo âu, stress nên ngồi thiền bao lâu? Một nghiên cứu mới đây của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ cho thấy tập luyện thiền thực sự mang lại tác động thể chất và tâm lý cho người mắc rối loạn lo âu, stress. Chánh niệm ngày càng trở nên phổ biến khi tỉ lệ trầm cảm tăng cao Những phát hiện này cho thấy thiền có thể trở thành...