Mách bạn bí quyết làm đẹp độc – lạ từ bì lợn
Bì lợn thường không phải lựa chọn ưu tiên của các bà nội trợ khi nấu ăn, thế nhưng bạn lại đang bỏ qua loại “thần dược” giúp làm đẹp từ bên trong cho tới bên ngoài.
Bì lợn trong đông y và thực dưỡng được xem như một “kho báu” bởi những chất dinh dưỡng nó mang tới. Nếu sử dụng đúng cách, nó còn có công hiệu tốt hơn cả việc bạn dùng các loại thuốc bổ dưỡng. Bì lợn có tác dụng lớn trong việc điều trị các vấn đề về máu như mỡ máu, đường huyết, trị bệnh huyết áp cao, giúp làm mềm mạch máu, đào thải độc tố trong máu…
Ảnh: Internet
Ngay tới các chuyên gia dinh dưỡng cũng khẳng định, khẩu phần ăn chứa bì lợn thường xuyên trong tuần sẽ rất tốt cho sức khỏe của bạn. Bởi loại protein gốc (chất keo dính nhầy đặc trưng của bì lợn) hay còn gọi là elastin này là một dạng sợi đàn hồi xuất hiện và đóng vai trò quan trọng trong dây chằng, các thành mạch máu. Vì thế, nó hỗ trợ cho việc tăng độ đàn hồi của mạch máu, làm loãng máu, từ đó điều trị bệnh về mạch vành, tiểu đường và cao huyết áp.
Bì lợn còn giảm mỡ máu bởi thực chất đây không phải mỡ mà là da, chúng chứa một lượng lớn protein (cao gấp 2,5 lần phần thịt) và hàm lượng carbonhydrate cao gấp 4 lần thịt lợn nhưng lại có hàm lượng chất béo chỉ bằng 1/2 thịt lợn. Và nếu lớp chất béo bám ở trong lớp bì bị cạo bỏ, hàm lượng chất béo của bì lợn cũng sẽ giảm theo, vì vậy nó rất tốt cho sức khỏe.
Ảnh: Internet
Không chỉ vậy, bì lợn còn chứa rất nhiều collagen, giúp làm chậm quá trình lão hóa của tế bào và giảm các triệu chứng như nóng trong, đau bụng, sốt tắc mạch… Bì lợn còn được xem là loại mặt nạ thần giúp phụ nữ lưu giữ nét xuân nếu thường xuyên dùng để đắp bên ngoài da.
Và dưới đây là những lợi ích thực tế bì lợn mang lại cho sức khỏe con người:
Video đang HOT
Ảnh: Internet
1. Chăm sóc sắc đẹp
Như đã nói ở trên, hàm lượng collagen dồi dào trong bì lợn giúp dưỡng da, chúng thúc đẩy tế bào da hấp thụ, lưu trữ nước để làm mềm lớp biểu bì da, ngăn ngừa nếp nhăn sinh ra bởi tình trạng da khô. Ăn một lượng vừa phải món bì lợn có thể giúp chị em phụ nữ có làn da căng bóng, mịn màng. Nếu kết hợp với đắp mặt nạ chiết xuất từ bì lợn thì tác dụng này sẽ được nhân đôi.
2. Cải thiện khả năng miễn dịch
Bì lợn rất giàu protein gốc và hàm lượng carbohydrate cao, giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể mà không cần nạp vào người một lượng lớn chất béo, cải thiện khả năng miễn dịch vô cùng hiệu quả.
Ảnh: Internet
3. Hoạt huyết bổ máu
Bì lợn trong đông y là thực phẩm có tính mát, vị ngọt, có tác dụng cầm máu, bổ máu, hoạt huyết, ích tinh, giữ ẩm cho da và tóc, để da và tóc luôn sáng bóng, căng mượt.
4. Giúp gân và xương chắc khỏe
Collagen cũng là chất không thể thiếu cho sức khỏe của xương khớp, tóc và móng. Vì thế, bổ sung một lượng đủ bì lợn trong chế độ ăn là cực kỳ hữu dụng trong việc bồi bổ xương khớp, làm đẹp tóc, móng.
Ảnh: Internet
5. Bổ sung vitamin
Bì lợn chứa một lượng lớn vitamin B12, giúp bồi dưỡng sức khỏe tinh thần, tâm lý cho con người. Nếu thiếu vitamin B12, người ta dễ bị suy giảm trí nhớ, phản ứng chậm, ngây ngô, đần độn và nhiều triệu chứng nguy hiểm khác….
6. Phòng chống lão hóa
Collagen trong bì lợn có tác dụng duy trì vẻ đẹp trẻ trung cho chúng ta, trì hoãn sự lão hóa tế bào rất tốt./.
Sốc nhiệt và đột quỵ: Phân biệt đúng để cứu người kịp thời
Nắng nóng làm tăng nguy cơ đột quỵ. Sốc nhiệt và đột quỵ là 2 căn bệnh thường gặp trong mùa hè, có thể gây ra những cái chết đột ngột có thể xảy đến bất kỳ lúc nào.
Sốc nhiệt và đột quỵ là hai bệnh lý phổ biến thường gặp trong mùa hè. Xét về tính chất, cả hai bệnh đều gây ra nguy hiểm đối với sức khỏe, thậm chí là tính mạng.
Vừa bước vào đợt nóng nhưng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận hàng chục bệnh nhân/ngày bị đột quỵ tới điều trị. Bác sĩ làm việc từ sáng đến tối, số lượng bệnh nhân đột quỵ tăng khoảng 20%.
Theo PGS TS Nguyễn Văn Chi thời tiết nắng nóng bất thường là yếu tố tạo thuận, khiến các yếu tố nguy cơ đột quỵ tiến triển ở một số nhóm người có yếu tố nguy cơ cao như: huyết áp, rối loạn mỡ máu, loạn nhịp tim, bệnh lý máu, người hút thuốc lá, lạm dụng bia rượu, hội chứng rối loạn chuyển hóa....
Nếu bệnh nhân không dự phòng tốt thì yếu tố nguy cơ cao khiến cho bệnh nhân rất dễ bị đột quỵ. Trong những ngày nắng nóng, người có yếu tố nguy cơ cần phải cẩn trọng để phòng tránh đột quỵ.
"Hiện nay, mô hình bệnh tật của Việt Nam giống các nước phát triển, các bệnh không nhiễm trùng tăng lên và người trẻ cũng mang các yếu tố nguy cơ không khác so với người lớn tuổi. Trước tỷ lệ người lớn tuổi đột quỵ cao, giờ tỷ lệ người trẻ cao hơn.
Quan niệm mùa đông người bệnh lo lắng quan tâm tới huyết áp hơn mùa hè là sai lầm. Vì mùa nào cũng phải kiểm soát huyết áp. 3 yếu tố: ăn uống/sinh hoạt nghỉ ngơi/thuốc điều trị - đạt mục tiêu đạt huyết áp ổn định", PGS. Chi nói.
Phân biệt đột quỵ với sốc nhiệt (say nắng, say nóng)
PGS Chi cho biết để phân biệt đột quỵ và sốc nhiệt cần lưu ý đến những dấu hiệu dưới đây.
Sốc nhiệt, bệnh nhân sẽ kích thích vật lộn, thân nhiệt tăng cao, dấu hiệu mất nước, đau đầu, nôn mửa. Ngoài ra, nạn nhân có các triệu chứng rối loạn tim mạch, rối loạn hô hấp, rối loạn thần kinh trung ương... Yếu tố nguy cơ do bệnh nhân làm việc trong điều kiện nắng nóng, ngoài trời mùa hè.
Khi bị sốc nhiệt, đưa nạn nhân ra khỏi môi trường nóng, cởi bỏ quần áo, chuyển tới nơi bóng râm. Cho nạn nhân uống nước mát nếu như nạn nhân uống được. Nếu nạn nhân mất ý thức, không thấy có dấu hiệu tuần hoàn như tự thở, ho và cử động tiến hành hồi sinh tim phổi (CPR).
Đột quỵ, người bệnh sẽ bị liệt mặt 1 bên, yếu tay chân 1 bên, bất thường ngôn ngữ, mất thị lực 1-2 bên, mất thăng bằng.... dấu hiệu sớm phát hiện đột quỵ.
Nam giới nên làm gì để tăng khả năng và mạnh mẽ hơn trong 'chuyện ấy'? Chuyện ấy ở nam giới khỏe hay yếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đây là cách bạn nên tham khảo. Ham muốn của nam giới mạnh hay yếu phụ thuộc nhiều vào tình trạng thể chất cũng như những yếu tố liên quan khác. Do đó, muốn tăng khả năng ham muốn, chúng ta cũng cần lưu ý đến những yếu tố...