Macau trưng cầu dân ý không chính thức cải cách bầu cử
Ngày 24-8, người dân Macau thuộc Trung Quốc bắt đầu đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý không chính thức về cải cách bầu cử tại đặc khu này.
20.000 người Macau biểu tình hồi tháng 5 để phản đối dự luật ưu đãi quan chức về hưu – Ảnh: Reuters
Macau với dân số 550.000 người, từng là thuộc địa của Bồ Đào Nha và được trả về Trung Quốc vào năm 1999. Cũng giống như Hong Kong, Macau có thể chế luật pháp riêng. Đặc khu trưởng Macau do một ủy ban 400 thành viên chỉ định.
Theo AFP, cuộc trưng cầu dân ý do ba tổ chức phi chính phủ thực hiện sẽ kéo dài trong một tuần tới ngày 30-8, ngay trước ngày ủy ban trên bổ nhiệm đặc khu trưởng mới. Chỉ có đặc khu trưởng Fernando Chui là ứng cử viên duy nhất và chắc chắn sẽ tiếp tục nắm quyền.
Trong cuộc trưng cầu dân ý, người dân Macau được đề nghị đưa ra ý kiến về việc tổ chức bầu cử tự do đặc khu trưởng vào năm 2019 và liệu họ có niềm tin với đặc khu trưởng hiện tại Fernando Chui hay không.
Video đang HOT
Các tổ chức phi chính phủ ở Macau hi vọng số người đi bỏ phiếu sẽ vượt qua mức 10.000. Trong sáng nay đã có khoảng 750 người đi bỏ phiếu. Hồi tháng 5, khoảng 20.000 người Macau đã đi biểu tình phản đối một dự luật chi đậm cho các quan chức về hưu, buộc chính quyền Macau phải bỏ dự luật này.
Phản ứng lại, chính quyền Trung Quốc tuyên bố Macau không có quyền tổ chức trưng cầu dân ý. Hồi tháng 6, Hong Kong cũng tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về cải cách bầu cử và hơn 790.000 người đã tham gia bỏ phiếu trong vòng 10 ngày.
Khi đó Bắc Kinh cũng mô tả kết quả trưng cầu dân ý ở Hong Kong là bất hợp pháp.
Theo Tuoitre
Phong trào đòi dân chủ ở Hồng Kông lan sang Macau
Người dân tại Macau (Trung Quốc) bắt đầu tham gia một cuộc trưng cầu dân ý không chính thức về cải tổ bầu cử lãnh đạo tại đặc khu hành chính này, bất chấp Bắc Kinh phản đối kịch liệt.
Du khách ngồi trước Di tích Thánh đường Thánh Paul tại Macau - Anh: AFP
Macau, nơi được mệnh danh là thiên đường cờ bạc, đã được Bồ Đào Nha trao trả lại cho Trung Quôc hồi năm 1999. Tương tự như Hông Kông, đặc khu trưởng Macau được lựa chọn bởi một ủy ban bầu cử thân Bắc Kinh.
Cuộc trưng cầu dân ý về cách chọn lãnh đạo của người dân Macau sẽ diễn ra trong 1 tuần và kết thúc vào ngày 30.8, một ngày trước khi ủy ban thân Bắc Kinh công bố tên của vị lãnh đạo mới, AFP cho biết.
Các nhà hoạt động tạo ra cuộc bỏ phiếu thăm dò ý kiến nói trên nhằm mục đích tìm kiếm sự ủng hộ của người dân đối với thay đổi trong các bầu chọn đặc khu trưởng. Theo số liệu thống kê của AFP, dân số Macau hiện khoảng 550.000 người.
"Mục tiêu của chúng tôi là đấu tranh cho một hệ thống bầu cử dân chủ và giai đoạn đầu tiên sẽ là thông báo cho người dân về hệ thống bầu cử mới", ông Jason Chao, một nhà tổ chức trưng cầu dân ý tại Macau, cho biết hồi tháng 7.
"Chúng tôi hi vọng cuộc trưng cầu dân ý sẽ có vai trò như nền tảng cho cuộc đấu tranh vì dân chủ của chúng tôi trong tương lai", ông này nói với AFP trong cuộc phỏng vấn mới đây.
Vào khoảng 12 giờ trưa 24.8 (giờ địa phương), tức 11 giờ Viêt Nam, đã có 750 người bỏ phiếu, theo thông báo trên trang web của nhóm tổ chức trưng cầu dân ý.
Người dân Macau tham gia trưng cầu dân ý sẽ được hỏi liệu có nên áp dụng hình thức phổ thông đầu phiếu trong cuộc bầu cử đặc khu trưởng năm 2019 hay không và cử tri cảm thấy thế nào đối với ứng viên duy nhất trong cuộc bầu cử sắp tới là ông Thôi Thế Anh. Ông Thôi đảm nhiệm vị trí đặc khu trưởng Macau từ năm 2009 cho đến nay.
Người dân Macau có thể chọn một trong 2 phương pháp để tham gia trưng cầu dân ý: hoặc là bỏ phiếu trực tuyến hoặc đến bỏ phiếu trực tiếp tại một số điểm bỏ phiếu trong đặc khu.
Trung Quôc đã lên tiếng phản đối cuộc trưng cầu dân ý tại Macau, cho rằng người dân đặc khu này "không có quyền" tổ chức một cuộc bỏ phiếu lấy ý kiến như vậy.
Trong khi đó, các nhà tổ chức hi vọng sẽ có khoảng 10.000 người tham dự sự kiện này. Được biết, tại Hông Kông hồi tháng 6, cũng đã diễn ra một cuộc trưng cầu dân ý tương tự, với sự tham gia của hơn 790.000 người trong vòng 10 ngày.
Bắc Kinh cũng đã lên án sự kiện này và gọi cuộc trưng cầu dân ý ở Hông Kông là "trái pháp luật và không có hiệu lực".
Chinh quyền Trung Quôc từng hứa sẽ cho phép người dân Hông Kông bỏ phiếu bầu đặc khu trưởng vào năm 2017, nhưng bác bỏ khả năng cho phép cử tri chọn ứng viên, theo AFP.
Theo Thanhnien
Rocket từ Syria nã khắp Cao nguyên Golan Ngày 24/8 đã xảy ra vụ nã rocket từ Syria vào Cao nguyên Golan do phía Israel chiếm đóng song chưa có báo cáo gì về thương vong. Cao nguyên Golan. Ảnh: AFP Trong một tuyên bố, quân đội Israel cho biết "ít nhất 5 quả rocket được bắn từ Syria đã rơi vào các khu vực khác nhau trên khắp Cao nguyên...