Mắc suy thận vì ăn rau để qua đêm, chuyên gia cảnh báo từ bỏ ngay thói quen, đừng để phải hối hận
Chủ quan sau khi bị tiêu chảy do ăn 1 bát rau để qua đêm, người đàn ông đã nhận hậu quả là mắc bệnh suy thận cấp do không điều trị chứng tiêu chảy triệt để.
Vốn tiết kiệm và chủ quan về sức khỏe, một người đàn ông (65 tuổi, ở Trung Quốc) đã tự điều trị chứng tiêu chảy sau khi bị ngộ độc vì ăn bát rau để qua đêm.
Sau 3 ngày tự uống thuốc chống tiêu chảy, tình trạng bệnh của ông ngày càng trầm trọng hơn. Da mặt xám xịt, tiểu tiện khó khăn, toàn thân đau nhức và xuất hiện phù nề… Lúc này gia đình mới đưa ông đến viện thăm khám.
Ảnh minh họa
Tại Khoa Cấp cứu của Bệnh viện Nhân dân Đại học Vũ Hán, bác sĩ phát hiện chỉ số creatinine của bệnh nhân cao tới 800ImoI/L, cao hơn 8 lần so với giá trị bình thường và tiểu cầu thấp hơn bình thường.
Các bác sĩ cho biết, bệnh nhân bị mất nước nghiêm trọng và thiếu máu cục bộ thận sau khi bị tiêu chảy, gây suy thận cấp. Ông được nhanh chóng lọc máu và điều trị nghiêm ngặt theo phác đồ của bác sĩ. Hiện sức khỏe của ông được dần hồi phục.
Tuy nhiên các bác sĩ cảnh báo, mùa hè là thời điểm tỷ lệ mắc bệnh đường tiêu hóa cao, mọi người cần phải rất cẩn thận trong chế độ ăn uống, hạn chế tối đa các món ăn đã chế biến nếu để qua đêm.
Video đang HOT
Một số món rau củ đã chế biến tuyệt đối không để qua đêm
Rau lá xanh để qua đêm là nguy hiểm nhất. Vào mùa hè, nếu các loại rau lá xanh mua về nấu không ăn hết, tốt nhất nên bỏ vào thùng rác, không được để qua đêm. Đặc biệt là rau chân vịt và rau cần tây, hàm lượng nitrat của 2 loại rau này tương đối cao, sau khi nấu chín nếu để quá lâu nó dễ dàng chuyển thành nitrit – một chất gây ung thư rất nguy hiểm.
Nấm, mộc nhĩ
Các loại nấm sau khi chế biến bạn nên ăn ngay trong ngày, bởi nếu để qua đêm, thành phần protein phức tạp trong chúng có thể gây hại cho hệ tiêu hóa đặc biệt là khi hâm nóng. Ngoài ra, trong nấm và mộc nhĩ dù là nuôi trồng hay tự mọc cũng chứa nhiều nitrat.
Nếu nấm đã chế biến để trong thời gian quá dài có thể dẫn đến nguồn dinh dưỡng bị hao hụt, nitrat sinh ra độc tố, gây khó chịu cho dạ dày và cơ thể.
Thực phẩm chế biến từ đậu nành
Một số món ăn từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ, tàu hũ… rất dễ sản sinh vi khuẩn trong môi trường thông gió kém. Nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng chỉ nên để từ 2 đến 4 tiếng, nếu không lượng vi khuẩn tăng lên khiến thức ăn bị biến chất. Điển hình nhất là vi khuẩn clostridium botulium – một loại vi khuẩn có chất độc mạnh gấp nhiều lần chất độc xyanua kali, có thể khiến con người bị liệt thần kinh dẫn tới tử vong.
Khoai tây đã nấu chín
Khoai tây là một thực phẩm tốt, nhiều dinh dưỡng, tuy nhiên cũng không thể để khoai tây qua đêm, nếu hâm nóng sẽ làm mất chất dinh dưỡng có trong khoai tây, đồng thời còn xuất hiện các chất có hại cho cơ thể con người.
Lưu ý:
Tốt nhất các món ăn nên xử lý hết trong ngày. Trong trường hợp nếu muốn bảo quản món canh cho ngày hôm sau, tốt nhất trong canh không cho gia vị (mắm, muối, bột ngọt,…). Sau khi canh được nấu chín, múc canh vào tô thủy tinh hoặc tô sứ hoặc nồi bằng thép không gỉ, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, tránh phát sinh các phản ứng hóa học gây hại cho sức khỏe.
Theo giadinh.net
Ăn nhiều rau lá xanh để duy trì khả năng vận động
Theo Journal of Gerontology: Medical Sciences, khi thiếu hụt vitamin K1 vốn có nhiều trong các loại rau lá xanh, người già trở nên khó vận động.
Vitamin K1 (phylloquinone) có nhiều trong các loại rau lá xanh - Ảnh: inmoment
Kết quả của một công trình nghiên cứu do nhóm các chuyên gia dinh dưỡng và lão hóa ở Đại học Tufts và Đại học y Wake Forest và Bắc Carolina (Mỹ) thực hiện khẳng định thiếu vitamin K1 có liên quan đến sự khởi phát của các bệnh mạn tính dẫn đến khả năng vận động bị hạn chế và cuối cùng là khuyết tật.
Theo nhà nghiên cứu Kyla Shea, trước đây khoa học đã chỉ ra rằng với nồng độ vitamin K1 (phylloquinone) trong máu thấp, tốc độ đi bộ chậm lại và nguy cơ viêm xương khớp tăng lên. Trong một nghiên cứu mới, Kyla Shea và các đồng nghiệp đã phân tích dữ liệu về nồng độ vitamin K1 lưu thông trong máu và các chỉ số về khả năng di chuyển độc lập, ảnh hưởng đến hơn 1.300 nam giới và nữ giới ở độ tuổi 70 - 79 tham gia vào công trình nghiên cứu. Trong vòng 6 - 10 năm, cứ sau 6 tháng, những người cao tuổi này được kiểm tra y tế hoặc trả lời các câu hỏi về tình trạng thể chất của họ.
Theo các nhà nghiên cứu, những người bị hạn chế khả năng vận động thường gặp khó khi đi bộ 400m mà không nghỉ ngơi và phải được hỗ trợ khi leo lên 10 bậc cầu thang. Phân tích thông tin thu thập được cho thấy có mối liên hệ trực tiếp giữa nồng độ vitamin K1 lưu thông trong máu và khả năng di chuyển bình thường. Nồng độ phylloquinone trong máu càng thấp, người già càng khó di chuyển trong không gian nếu thiếu sự giúp đỡ. Quy luật này là giống nhau cho cả nam và nữ.
Các nhà khoa học nhấn mạnh rằng nồng độ vitamin K1 lưu thông trong máu phản ánh lượng chất này đi vào cơ thể qua dinh dưỡng. Các loại rau lá xanh - rau bina, rau diếp, các loại bắp cải, bông cải xanh là nguồn phylloquinone phong phú nhất. Đòng thời, vitamin K1 cũng được tìm thấy trong trà xanh, rau mùi tây, bơ, kiwi, chuối.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
Muốn trẻ sơ sinh tăng cân nhanh chóng, mẹ không thể bỏ qua những thực phẩm này Khi cho con bú, mẹ thường phải ăn nhiều hơn mức bình thường. Bởi vì lượng chất dinh dưỡng mẹ nạp vào cơ thể hầu hết được ưu tiên đi vào sữa mẹ để nuôi bé. Có thể thấy rằng trong 6 tháng đầu đời, trẻ tăng cân và phát triển tốt hay không phụ thuộc rất lớn vào nguồn sữa mẹ. Vậy...