Mắc sởi rồi có bị lại nữa không?

Theo dõi VGT trên

Sởi là một bệnh truyền nhiễm được gây ra bởi virus, chủ yếu ảnh hưởng đến hệ hô hấp và có thể lây lan qua giọt bắn từ người nhiễm bệnh khi ho, hắt hơi hay tiếp xúc gần.

Bệnh có thể gây nhiều biến chứng, thậm chí tử vong. Vậy, đã mắc sởi rồi có bị mắc nữa không?

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, có thể lây lan thành dịch thông qua dịch tiết mũi họng của người nhiễm sởi thoát ra không khí hoặc dính trên đồ vật. Sự lan truyền từ người bệnh đến người lành có thể xảy ra khi người lành hít phải những giọt không khí chứa virus sởi sau khi người bệnh thải ra môi trường.

Trẻ chưa được tiêm vaccine ngừa sởi, trẻ nhũ nhi < 12 tháng là đối tượng nguy cơ cao của bệnh. Sau nhiễm sởi, sức đề kháng của cơ thể suy giảm, do đó dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm như: viêm thanh quản, viêm phế quản và viêm phổi, viêm não, màng não, viêm tai giữa, viêm loét giác mạc, viêm cơ tim, bùng phát lao, nhiễm bạch hầu, ho gà...

Mắc sởi rồi có bị lại nữa không?

Mắc sởi rồi có bị lại nữa không? - Hình 1

Sởi là một căn bệnh truyền nhiễm được gây ra bởi virus.

Kể từ khi nhiễm bệnh sởi, thời gian ủ bệnh có thể từ 7 đến 14 ngày. Sau đó, sởi thường bắt đầu bởi các triệu chứng:

Sốt cao trên 39 độ;

Ho, hắt hơi, sổ mũi (viêm long hô hấp);

Đỏ mắt, chảy nước mắt (viêm kết mạc).

Sau 2-3 ngày người bệnh xuất hiện những đốm trắng nhỏ bên trong miệng (dấu Koplik), đây là dấu hiệu sớm và điển hình giúp chẩn đoán bệnh.

Video đang HOT

Sau 3-5 ngày sẽ có biểu hiện phát ban, không ngứa, ban dạng dát sẩn, màu đỏ tía, sờ mịn, bắt đầu từ sau tai lan ra mặt, xuống ngực, bụng, cuối cùng là toàn thân, sau khi hết sẽ để lại vệt thâm da đặc trưng gọi là “vằn da hổ”.

Nhiều người lo lắng cho rằng, mắc sởi rồi có mắc lại nữa không? Thực tế cho thấy khi đã tiêm phòng sởi hoặc mắc sởi rồi thì sẽ không bị mắc lại nữa. Đa số mọi người đều có khả năng miễn dịch suốt đời sau khi khỏi bệnh sởi hoặc tiêm vaccine sởi. Tuy nhiên, một số rất ít mắc bệnh sởi lần hai và đây được gọi là nhiễm trùng sởi thứ phát, sẽ xảy ra khi phản ứng miễn dịch của người này trước virus bị suy yếu theo thời gian.

Cách chăm sóc bệnh nhân sởi

Hiện chưa có thuốc kháng virus đặc hiệu điều trị sởi. Đối với trẻ nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế gần nhất, không đến chỗ tập trung đông người để tránh lây bệnh.

Đối với bệnh nhân bị sởi thể nhẹ, có thể chăm sóc tại nhà sau khi đã được bác sĩ khám và hướng dẫn, gồm:

Cách ly người bệnh với người lành, nhất là trẻ nhỏ chưa được tiêm phòng.

Bệnh nhân sởi sốt cần cho uống thuốc hạ sốt khi sốt 38.5C.

Bổ sung vitamin A trong thời gian mắc bệnh sởi theo chỉ định của bác sĩ.

Đối với trẻ nhỏ mắc sởi còn bú mẹ cần tiếp tục bú mẹ, cho bú nhiều lần hơn, uống đủ nước mỗi ngày. Đối với trẻ lớn và bổ sung chế độ ăn hợp lý, có thể dùng nước hoa quả. Chế biến thức ăn mềm dễ tiêu, nấu chín kỹ và khi ăn nên chia thành nhiều bữa nhỏ, tránh gia vị kích thích, không kiêng khem.

Giữ vệ sinh mắt, mũi họng: nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý 3 lần/ngày. Vệ sinh thân thể, tắm và lau người hàng ngày, không tắm lâu, tránh để lạnh. Người chăm sóc cần đeo khẩu trang, rửa tay sạch trước và sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ bị bệnh.

Mắc sởi rồi có bị lại nữa không? - Hình 2

Nếu trẻ sốt cao trên 48 giờ cần cho trẻ tới cơ sở y tế. Ảnh minh họa

Nếu trẻ sốt cao trên 48 giờ hoặc ban đã bay nhưng còn sốt hoặc sốt đã hạ nhưng tái phát lại cần cho trẻ tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Nếu người bệnh sởi ho đột ngột tăng lên, hoặc tiếng ho ông ổng, trẻ biểu hiện mệt hơn, thở bất thường, nhịp thở nhanh, trẻ li bì hơn… cũng cần cho nhập viện ngay.

Tóm lại: Bệnh sởi dễ mắc ở trẻ, vì vậy việc phòng bệnh vô cùng quan trọng. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, trẻ từ 9 tháng tuổi cần được tiêm vaccine sởi đơn hoặc vaccine kết hợp sởi – quai bị – rubella sớm để phòng ngừa sởi hiệu quả.

Đảm bảo cho trẻ một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng. Đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế khi phát hiện những dấu hiệu nghi ngờ mắc sởi để tránh diễn biến và biến chứng nặng.

Cẩn trọng với dịch bệnh sau bão

Cùng với việc đang phải đối mặt với việc quay trở lại của nhiều căn bệnh tưởng chừng đã được khống chế như sởi, ho gà..., sau bão số 3 (Yagi), nhiều địa phương lại đứng trước nguy cơ các dịch bệnh sẽ bùng phát do điều kiện nguồn nước, vệ sinh môi trường không đảm bảo.

Cẩn trọng với dịch bệnh sau bão - Hình 1

Khám bệnh cho người dân sau bão số 3. Ảnh: BV Bãi Cháy.

Nhiều dịch bệnh trở lại

Việc TPHCM công bố dịch sởi cuối tháng 8 vừa qua, cùng đó số ca mắc ho gà tăng nhanh ở nhiều địa phương đã khiến cho người dân lo lắng. Bởi đã nhiều thập kỷ qua, những bệnh dịch này tưởng như đã không còn nguy cơ bùng phát khi trẻ em được tiêm chủng mở rộng. Thực tế này đặt ra một vấn đề rằng, Việt Nam là một trong những quốc gia đang phải đối mặt với sự "trỗi dậy" của nhiều căn bệnh tưởng chừng đã được khống chế.

Trong đó, sốt rét, sởi, ho gà...Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), những căn bệnh như sốt xuất huyết (SXH), bệnh phong, bệnh dại, các loại bệnh liên quan đến nấm, giun sán... đều là những căn bệnh nhiệt đới bị lãng quên.

Thống kê của Bộ Y tế, năm 2023, nước ta ghi nhận hơn 172.000 ca mắc SXH, 43 trường hợp tử vong. Tính đến giữa tháng 8/2024, cả nước đã ghi nhận gần 53.000 ca mắc SXH, 6 ca tử vong. Đến cuối tháng 8/2024, số ca mắc bệnh sởi tăng hơn 8 lần so với cùng kỳ năm 2023 và có xu hướng gia tăng tại một số địa phương.

Cùng đó, chỉ riêng trong 4 tháng đầu năm 2024, thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho thấy, cả nước ghi nhận 127 ca mắc ho gà, số ca mắc tăng 7,9 lần so với cùng kỳ năm 2023... Điều đáng nói là lâu nay dịch bệnh chỉ xảy ra ở những vùng sâu, vùng xa, những nơi điều kiện tiếp cận y tế còn thiếu thốn. Song vừa qua ở các đô thị lớn, trong đó có Hà Nội, TPHCM nhiều trẻ em đã mắc ho gà, sởi...

Trước đó, ghi nhận từ các ca bệnh sởi tới điều trị, BS Dư Tuấn Quy - Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh (Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM) cho biết, hầu hết các trẻ mắc sởi có biến chứng nặng do có bệnh nền như: teo đường mật bẩm sinh, viêm phổi, xuất huyết giảm tiểu cầu. Đáng chú ý, tất cả các bệnh nhi này đều chưa được tiêm vaccine phòng sởi do chưa đến tuổi hoặc phụ huynh chưa cho đi tiêm.

Lấp khoảng trống miễn dịch

Lý giải về nguyên nhân khiến những dịch bệnh nói trên gia tăng trở lại, các chuyên gia y tế cho rằng chúng ta đang có "khoảng trống miễn dịch" trong cộng đồng. Đơn cử, TPHCM luôn là một trong những địa phương dẫn đầu của khu vực phía Nam về tỷ lệ tiêm chủng vaccine.

Tuy nhiên, theo TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu - Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, sự gián đoạn vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng nên tỷ lệ tiêm chủng các loại vaccine nói chung và vaccine sởi nói riêng tại TPHCM trong những năm gần đây ở mức thấp. Tính đến hết tháng 4/2024, tỷ lệ trẻ tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng sởi đối với lứa trẻ sinh từ năm 2018 đến 2021 trên địa bàn lần lượt là 93,2%; 90,1%; 91,7% và 93,6%. Mức bao phủ này đạt chỉ tiêu tối thiểu theo yêu cầu của Bộ Y tế nhưng chưa đạt chỉ tiêu mà TPHCM đề ra là trên 95%. Đây cũng là tỷ lệ bao phủ cần thiết để có thể tạo miễn dịch cộng đồng theo khuyến cáo của WHO.

BS Trương Hữu Khanh - Phó Chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm TPHCM cho rằng, tỷ lệ tiêm chủng vaccine thấp là nguyên nhân bệnh sởi và các bệnh có thể phòng ngừa được bằng vaccine quay trở lại. Theo BS Khanh, khi tiêm phòng không đúng, không đủ thì chỉ cần một vài ca bệnh thì nguy cơ sẽ lây lan thành dịch. Virus sởi lây lan rất nhanh và sẽ tấn công những người chưa được tiêm phòng như trẻ em chưa đủ tháng để tiêm, những người không thể tiêm phòng như trẻ bị bệnh tim, trẻ mắc bệnh mạn tính...

Nỗ lực lấp khoảng trống miễn dịch, cho đến trước thềm năm học mới 2024 - 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) thông tin đã có khoảng 17.000 trẻ em trên địa bàn đã được tiêm vaccine phòng sởi. ThS.BS Nguyễn Đình Qui - Phó Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM nhấn mạnh: Kháng thể không thể bảo vệ trọn đời cho bệnh nhân, nên trẻ đã bị mắc sởi rồi vẫn có thể mắc lại. Trường hợp trẻ đã mắc bệnh sởi, sau 5 - 10 năm nên cho trẻ tiêm lại vaccine phòng sởi là tốt nhất. Đối với những trường hợp tiêm vaccine phòng sởi, sau khoảng 10 năm nên cho trẻ tiêm nhắc lại 1 lần.

Cùng đó, ghi nhận quá trình điều trị cho bệnh nhi mắc ho gà tại các cơ sở y tế thời gian qua, các chuyên gia y tế cảnh báo người lớn không nên chủ quan trước nguy cơ dịch bệnh này. Nếu trẻ không được tiêm chủng đầy đủ, không có miễn dịch đầy đủ nguy cơ mắc bệnh và lây lan rất cao. Theo BS Bùi Thu Phương - Khoa Nhi (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), cho tới nay, bệnh ho gà vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong cho trẻ em trên toàn thế giới dù tiêm chủng đã được phủ rộng. Chu kỳ dịch khoảng 2-5 năm, xảy ra lẻ tẻ ở tất các các nước, nhiều nhất là trẻ dưới 5 tuổi, các ca bệnh nặng và tử vong hay gặp ở trẻ độ tuổi bú mẹ, tỉ lệ tử vong tăng cao hơn ở các nước đang phát triển.

Đề phòng bệnh ho gà cho trẻ, theo BS Phương, trẻ nhập viện cần được thực hiện các biện pháp dự phòng chuẩn, các biện pháp dự phòng lây qua đường hô hấp được khuyến cáo ít nhất 5 ngày sau khi bắt đầu điều trị kháng sinh.

Nên cách ly trẻ 3 - 4 tuần để giảm thiểu nguy cơ lây bệnh, giảm các kích thích cho trẻ và tránh các mối lo lắng bị lây bệnh cho các thành viên trong gia đình. Ngoài ra cần dự phòng sau phơi nhiễm bằng kháng sinh cho những người trong gia đình tiếp xúc gần với trẻ và những người chăm sóc trẻ ở bất kỳ tuổi nào, tiền sử tiêm phòng và có triệu chứng hay không. Thực hiện đúng và đầy đủ khuyến cáo về tiêm phòng ho gà trong chương trình tiêm chủng mở rộng: Mũi 1 lúc trẻ 2 tháng tuổi, mũi 2, 3, 4 lần lượt khi trẻ được 3, 4 và 18 tháng tuổi.

Chủ động ngừa dịch bệnh sau bão, lũ

Theo các chuyên gia y tế, sau bão lũ sẽ là nguy cơ dịch bệnh bùng phát. PGS.TS Trần Đắc Phu - cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam khuyến cáo, người dân ở những vùng bị ảnh hưởng bởi mưa bão rất dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa do nguồn nước, thực phẩm, điều kiện vệ sinh không bảo đảm. Bên cạnh đó, nước ăn chân hoặc các bệnh lý da liễu khác, cảm lạnh, cúm, đau mắt cũng là những vấn đề thường gặp. Đồng thời, môi trường ẩm ướt, nước tù đọng ở các vật dụng như lốp xe, vỏ chai lọ, chậu cây, chum vại... cũng là điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sản. Bệnh SXH rất dễ lây lan và bùng phát. Mùa mưa bão hằng năm cũng là đỉnh dịch SXH ở nhiều nơi.

Cách phòng, chống bệnh SXH là tiêu diệt nơi muỗi có thể đẻ trứng và hình thành loăng quăng. Giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, loại bỏ ao tù nước đọng để không cho muỗi sinh sản. Đặc biệt, không để rác chất đống quanh nhà và hãy đậy kín thùng rác.

Ghi nhận trên địa bàn TP Hà Nội, ngay sau mưa bão, Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị y tế tiếp tục kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh. Ông Nguyễn Đình Hưng - Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội cho hay: Ngành y tế sẽ tiếp tục kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh, đồng thời yêu cầu các đơn vị triển khai kế hoạch vệ sinh môi trường. Cụ thể, nước rút đến đâu, khơi thông dòng chảy, tổng vệ sinh môi trường đến đó, với mục tiêu không để dịch bệnh lây lan và bùng phát. Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân về công tác phòng, chống dịch bệnh trong và sau mưa bão, nhất là người dân sinh sống trong vùng ngập lụt có nguy cơ bùng phát các bệnh dịch thường gặp trong và sau mưa bão (tiêu hóa, da liễu, SXH, đau mắt đỏ...).

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Viêm não tự miễn lại do khối u buồng trứngViêm não tự miễn lại do khối u buồng trứng
20:54:07 16/12/2024
Cô gái co giật, la hét liên tục, nguyên nhân ẩn giấu từ khối u buồng trứngCô gái co giật, la hét liên tục, nguyên nhân ẩn giấu từ khối u buồng trứng
18:12:59 16/12/2024
Tin mừng cho người thích ăn bạch tuộcTin mừng cho người thích ăn bạch tuộc
08:20:15 16/12/2024
Nghiên cứu mới về chế độ ăn giàu omega-3 làm ung thư tuyến tiền liệt chậm phát triểnNghiên cứu mới về chế độ ăn giàu omega-3 làm ung thư tuyến tiền liệt chậm phát triển
10:28:53 15/12/2024
Dấu hiệu suy giảm hệ miễn dịch và cách cải thiệnDấu hiệu suy giảm hệ miễn dịch và cách cải thiện
18:10:03 16/12/2024
Uống nước lá ổi có chữa được bệnh tiểu đường?Uống nước lá ổi có chữa được bệnh tiểu đường?
10:36:15 15/12/2024
Đột quỵ ngày càng... trẻ hóaĐột quỵ ngày càng... trẻ hóa
18:58:31 16/12/2024
5 loại cây nấu nước uống tốt cho sức khỏe5 loại cây nấu nước uống tốt cho sức khỏe
10:22:09 15/12/2024

Tin đang nóng

Cuộc sống của chàng trai sau 1 năm phát hiện là con thất lạc của tỷ phúCuộc sống của chàng trai sau 1 năm phát hiện là con thất lạc của tỷ phú
22:12:52 16/12/2024
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Lưu Diệc Phi chơi nổi, Dương Mịch khoe đôi chân triệu đô lấn lướt Lưu Thi Thi - Dương TửThảm đỏ hot nhất hôm nay: Lưu Diệc Phi chơi nổi, Dương Mịch khoe đôi chân triệu đô lấn lướt Lưu Thi Thi - Dương Tử
22:45:04 16/12/2024
Sao nữ Vbiz bị gãy xương sườn số 10, nghe bác sĩ khuyến cáo mới càng sốcSao nữ Vbiz bị gãy xương sườn số 10, nghe bác sĩ khuyến cáo mới càng sốc
22:48:03 16/12/2024
Trấn Thành đáp trả nghi vấn lấy 2 phim Tết chèn ép Thu Trang: "Chợ mà, welcome mọi người đến"Trấn Thành đáp trả nghi vấn lấy 2 phim Tết chèn ép Thu Trang: "Chợ mà, welcome mọi người đến"
21:43:52 16/12/2024
Hương Giang "dằn mặt" Pháp Kiều vì 1 đoạn clipHương Giang "dằn mặt" Pháp Kiều vì 1 đoạn clip
21:59:14 16/12/2024
NSND Công Lý nắm chặt tay vợ trẻ, Bảo Thanh rạng ngời bên chồngNSND Công Lý nắm chặt tay vợ trẻ, Bảo Thanh rạng ngời bên chồng
22:52:29 16/12/2024
Hoa hậu Đỗ Hà trả lời ẩn ý về chuyện lấy chồngHoa hậu Đỗ Hà trả lời ẩn ý về chuyện lấy chồng
23:02:18 16/12/2024
Ngỡ ngàng vì lạnh ở Việt Nam, khách Tây quàng chăn bông kín mít lúc 7 độ CNgỡ ngàng vì lạnh ở Việt Nam, khách Tây quàng chăn bông kín mít lúc 7 độ C
22:45:01 16/12/2024

Tin mới nhất

Lợi ích bất ngờ của việc ăn 1 tép tỏi sống mỗi ngày

Lợi ích bất ngờ của việc ăn 1 tép tỏi sống mỗi ngày

06:02:27 17/12/2024
Nhưng đồng thời, gội đầu thường xuyên cũng hòa tan bã nhờn một chất sáp được tạo ra bởi các tuyến bã nhờn gần nang lông. Bã nhờn giúp da đầu không bị quá khô và bảo vệ da khỏi bị nhiễm trùng.
Cách đi bộ giúp bạn sống thọ hơn

Cách đi bộ giúp bạn sống thọ hơn

05:57:00 17/12/2024
Các chuyên gia y tế cho rằng ngồi làm việc quá lâu, ít vận động khiến hệ xương khớp thoái hóa, các cơ quan khác cũng bị ảnh hưởng, thừa cân béo phì. Lười vận động là một trong những thói quen tàn phá tuổi thọ của bạn.
Can thiệp thành công cho 3 bệnh nhi mắc tim bẩm sinh

Can thiệp thành công cho 3 bệnh nhi mắc tim bẩm sinh

05:54:08 17/12/2024
Kết quả xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh cho thấy hình ảnh còn ống động mạch, thông liên nhĩ. Qua hội chẩn chuyên khoa, các bác sĩ chẩn đoán và chỉ định can thiệp bít dù ống động mạch cho trẻ.
Cách vaccine ung thư của Nga hoạt động trên cơ thể người

Cách vaccine ung thư của Nga hoạt động trên cơ thể người

05:51:35 17/12/2024
Trong đại dịch COVID-19, Nga đã phát triển vaccine Sputnik V của riêng mình để chống lại đại dịch và bán cho một số quốc gia. Ông Putin cũng tuyên bố dùng Sputnik.
Khoa học giải thích đắp chăn dày liệu có tốt cho sức khỏe

Khoa học giải thích đắp chăn dày liệu có tốt cho sức khỏe

21:16:59 16/12/2024
Cái lạnh giá vào ban đêm trong mùa đông khiến nhiều người tìm những cách hiệu quả để giữ ấm khi đi ngủ.
Bệnh trĩ có gây ung thư đại trực tràng không?

Bệnh trĩ có gây ung thư đại trực tràng không?

21:15:24 16/12/2024
Nếu muốn phán đoán sơ bộ tại nhà xem việc đi đại tiện ra máu là do búi trĩ vỡ hay do ung thư đại trực tràng, bạn có thể tiến hành tự khám dựa trên 3 tình trạng sau.
Lá ổi - 'thần dược' bảo vệ gan và chữa vô số bệnh

Lá ổi - 'thần dược' bảo vệ gan và chữa vô số bệnh

21:12:36 16/12/2024
Con người sử dụng lá ổi chế biến thành sản phẩm trà, xuất khẩu sang các nước châu Âu và Bắc Mỹ. Để chuẩn bị một tách trà lá ổi, ngâm một nắm lá ổi trong nước nóng khoảng 15 phút, lọc nước, loại bỏ các lá.
Gắp thành công xương cá dài 3 cm đâm thủng đường tiêu hóa

Gắp thành công xương cá dài 3 cm đâm thủng đường tiêu hóa

20:48:03 16/12/2024
Trước đó, ngày 15/12, bệnh nhân Nguyễn Hoàng Khởi (49 tuổi, trú tại thị trấn Hương Khê) có biểu hiện đau mạnh ở vùng bụng, được người nhà đưa đến Trung tâm Y tế huyện Hương Khê để thăm khám.
Bệnh nhân ca ghép phổi khiến bác sĩ 'cân não' được xuất viện

Bệnh nhân ca ghép phổi khiến bác sĩ 'cân não' được xuất viện

20:45:22 16/12/2024
Trong quá trình ghép, tĩnh mạch phổi dưới bên trái bệnh nhân bị khiếm khuyết gây ra khó khăn trong ghép phổi. Các bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực ghép phổi đã phải cân não để tạo hình tĩnh mạch phổi dưới cho chị Hiền.
8 lợi ích của việc uống nước chè xanh mỗi ngày

8 lợi ích của việc uống nước chè xanh mỗi ngày

20:42:56 16/12/2024
Ngoài khả năng cải thiện chức năng của não bộ tạm thời. trà xanh còn giảm nguy cơ đối với bệnh Alzheimer và Parkinson vì nó có hợp chất catechin.
8 nguy hiểm 'rình rập' từ việc không uống đủ nước

8 nguy hiểm 'rình rập' từ việc không uống đủ nước

19:46:45 16/12/2024
Mất nước nhẹ là mất khoảng 1.5% khối lượng nước trong cơ thể. Nghe có vẻ không nhiều, nhưng các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, thậm chí là chỉ hơi mất nước thôi cũng ảnh hưởng đến tâm trạng, mức năng lượng và khả năng suy nghĩ.
Lợi ích sức khỏe và tác dụng phụ của củ cải

Lợi ích sức khỏe và tác dụng phụ của củ cải

19:43:06 16/12/2024
Lợi ích sức khỏe của củ cải trong việc ngăn ngừa bệnh đái tháo đường có liên quan đến hàm lượng chất chống oxy hóa phong phú và cơ chế tích cực loại bỏ khỏi cơ thể các phân tử không ổn định trong quá trình phân chia tế bào được gọi là g...

Có thể bạn quan tâm

Chồng ngoại tình, vợ suýt ngất khi tận mắt thấy nhan sắc thật của tình địch

Chồng ngoại tình, vợ suýt ngất khi tận mắt thấy nhan sắc thật của tình địch

Góc tâm tình

07:26:52 17/12/2024
Tôi tưởng cô ta trẻ đẹp, nào ngờ nhan sắc khác xa so với tưởng tượng lại càng làm tôi thêm đau khổ. Tôi năm nay 34 tuổi, kết hôn được tròn 7 năm.
Giếng khoan phun ra cột khí và nước cao gần 10m: Trụ bê tông bị đẩy lên

Giếng khoan phun ra cột khí và nước cao gần 10m: Trụ bê tông bị đẩy lên

Tin nổi bật

07:22:05 17/12/2024
Liên quan đến giếng khoan thứ 2 phun ra khí và nước ở huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, chủ nhân cho biết, đã nỗ lực thả trụ bê tông xuống lấp giếng nhưng áp suất nước quá mạnh nên phải tạm dừng.
Ukraine tiết lộ thương vong nghi của Nga, Triều Tiên trong giao tranh

Ukraine tiết lộ thương vong nghi của Nga, Triều Tiên trong giao tranh

Thế giới

07:17:48 17/12/2024
Tình báo Ukraine đã tiết lộ con số mới nhất liên quan đến thương vong được cho là của Nga và Triều Tiên trong cuộc giao tranh với lực lượng Kiev.
Địa điểm 'chữa lành' cách Hà Nội 150km hút khách cắm trại, săn mây, ngắm sao đêm

Địa điểm 'chữa lành' cách Hà Nội 150km hút khách cắm trại, săn mây, ngắm sao đêm

Du lịch

07:13:23 17/12/2024
Quãng đường di chuyển vừa phải, không khí trong lành và khung cảnh vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ khiến thảo nguyên Đồng Cao (Bắc Giang) trở thành địa điểm chữa lành hút khách.
Sao Việt 17/12: Nhật Kim Anh mang bầu lần 2, NSND Công Lý tươi tắn bên vợ trẻ

Sao Việt 17/12: Nhật Kim Anh mang bầu lần 2, NSND Công Lý tươi tắn bên vợ trẻ

Sao việt

07:05:15 17/12/2024
Nhật Kim Anh thông báo mang thai lần hai dù kín tiếng chuyện yêu đương, NSND Công Lý được khen ngày càng có thần sắc tốt hơn.
Chưa thu hồi được trên 591 tỷ đồng của ông Đinh La Thăng

Chưa thu hồi được trên 591 tỷ đồng của ông Đinh La Thăng

Pháp luật

07:02:46 17/12/2024
Ông Đinh La Thăng, cựu Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), ông Ninh Văn Quỳnh, ông Nguyễn Xuân Sơn, ông Nguyễn Thanh Liêm còn phải bồi thường cho PVN tổng số tiền gần 762 tỷ đồng.
Người đàn ông mua đu đủ rồi sàm sỡ khiến cô gái bán trái cây khóc nấc

Người đàn ông mua đu đủ rồi sàm sỡ khiến cô gái bán trái cây khóc nấc

Netizen

06:58:40 17/12/2024
Chị Ngọc Nương, chủ sạp trái cây tại Hóc Môn (TPHCM) nghẹn ngào, cho hay mỗi khi nhớ lại cảnh mình bị sàm sỡ, chị lại không kiềm được nước mắt.
Không thời gian - Tập 12: Đại được giao nhiệm vụ khó

Không thời gian - Tập 12: Đại được giao nhiệm vụ khó

Phim việt

06:58:35 17/12/2024
Tại đơn vị mới, Đại được thủ trưởng tuyên dương vì tinh thần không ngại khó, không ngại khổ. Anh cũng bắt đầu triển khai tìm hiểu về địa bản mà Đoàn Kinh tế quốc phòng 80 phụ trách.
Nữ diễn viên sảy thai chỉ hơn 2 tuần trước ngày dự sinh

Nữ diễn viên sảy thai chỉ hơn 2 tuần trước ngày dự sinh

Sao châu á

06:55:37 17/12/2024
Trong buổi thuyết trình tại sự kiện Hello 2025: Together, A New Beginning của đài CBS mới đây, nữ diễn viên Park Si Eun đã chia sẻ về chuyện sảy thai năm 2022.
5 cách làm món ăn bổ dưỡng cho chị em hay bị lạnh tay chân

5 cách làm món ăn bổ dưỡng cho chị em hay bị lạnh tay chân

Ẩm thực

06:14:13 17/12/2024
Món ăn này sẽ cung cấp nguồn protein và axit amin dồi dào để tăng cường đề kháng, nuôi dưỡng cơ bắp. Hơn nữa, thịt gà cũng có các dưỡng chất niacin, selen, kẽm, vitamin bổ máu.
Mỹ nhân Lan Ngọc: "Tôi chạy xe máy đàn ông cứ nhìn phía sau, sợ lắm"

Mỹ nhân Lan Ngọc: "Tôi chạy xe máy đàn ông cứ nhìn phía sau, sợ lắm"

Tv show

06:10:06 17/12/2024
Danh ca Lan Ngọc sinh năm 1958 tại Sài Gòn, là người gốc Bắc nên có giọng hát trầm ấm đặc trưng. Bà là bạn thân của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và từng thể hiện nhiều ca khúc của cố nhạc sĩ.