Mac ngược dòng thị trường máy tính toàn cầu
Trong quý II, doanh số máy tính Mac của Apple tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước, bất chấp thị trường chung giảm mạnh nhất trong vòng 9 năm.
EU thông qua hai đạo luật quan trọng để kìm cương Apple, Google
Nghiên cứu modem 5G thất bại, Apple vẫn phải lệ thuộc Qualcomm
Apple thống trị phân khúc smartphone cao cấp
Hãng nghiên cứu Gartner vừa công bố báo thị trường máy tính cá nhân toàn cầu quý II. Theo đó, Apple xuất xưởng khoảng 6,4 triệu máy tính Mac, tăng từ 5,8 triệu một năm trước, đánh dấu mức tăng trưởng 9,3%. Apple tiếp tục giữ vị trí thứ 4 trên thị trường với 8,9% thị phần, sau Lenovo, HP và Dell với doanh số lần lượt là 17,9 triệu, 13,5 triệu và 13,3 triệu. Acer và ASUS đứng sau Apple với doanh số lần lượt 5,1 triệu và 4,7 triệu máy.
Video đang HOT
Doanh số các hãng máy tính thế giới quý II. (Ảnh: Gartner)
Doanh số Mac tăng bất chấp chuỗi cung ứng gặp gián đoạn trầm trọng, khiến một số mẫu MacBook Pro bị hoãn giao hàng từ vài tuần đến vài tháng. Apple cũng là nhà sản xuất duy nhất ghi nhận tăng trưởng. Tất cả các đối thủ khác đều chứng kiến doanh số tụt giảm trong quý do vấn đề cung ứng.
Nhìn chung, có khoảng 72 triệu máy tính cá nhân xuất xưởng trong quý, giảm từ 82,4 triệu máy cùng kỳ năm 2021, tương ứng 12,6%. Gartner cho biết, đây là mức giảm sâu nhất trên thị trường trong vòng 9 năm.
Tại Mỹ, Apple xuất xưởng khoảng 3,1 triệu máy Mac trong cùng kỳ, tăng 19,5%. Dell, HP và Lenovo đánh bại Apple với doanh số 5,6 triệu, 4,6 triệu và 3,4 triệu.
Một hãng nghiên cứu khác là IDC cũng công bố số liệu riêng trong ngày hôm nay, vẽ ra bức tranh ảm đạm hơn nhiều. Cụ thể, theo IDC, Apple chỉ bán được 4,8 triệu máy Mac trong quý II, giảm 22,5% so với quý II/2021. IDC tin rằng doanh số PC nói chung giảm 15,3%.
Dữ liệu của IDC và Gartner chỉ là ước tính và không nhất thiết phản ánh doanh số thực của Apple. Hiện tại, “táo khuyết” không còn công bố doanh số cụ thể của iPhone, iPad và Mac nên rất khó để xác định con số chính xác.
Thị trường máy tính phục hồi mạnh mẽ sau 9 năm
Theo IDC, thị trường PC đã tăng 14,8% trong năm 2021, với số lượng máy tính để bàn, máy tính xách tay và máy tính trạm được xuất xưởng cao nhất kể từ năm 2012 đến nay.
Cũng theo báo cáo này, các lô hàng đã tăng hơn 34% so với mức thấp nhất của ngành vào năm 2017, đạt 349 triệu thiết bị.
Trang CNBC nhận định đây là một sự phục hồi đáng chú ý đối với lĩnh vực vốn đã bị các nhà đầu tư, nhà sản xuất xem là nhàm chán và suy giảm từ vài năm trước, sau sự bùng nổ của ngành công nghiệp smartphone.
Dịch Covid-19 khiến cho nhu cầu sử dụng máy tính tăng đột biến
Sự phục hồi này được thúc đẩy bởi tình trạng giãn cách xã hội do đại dịch Covid-19, khiến cho nhu cầu học tập và làm việc từ xa tăng cao đột ngột. Các hộ gia đình phải chuẩn bị máy tính để con cái học tập từ xa, trong khi nhiều doanh nghiệp cũng đầu tư thiết bị cho nhân viên của họ làm việc tại nhà.
Tuy vậy, sự phục hồi này cũng bị hạn chế một phần bởi tình trạng khan hiếm linh kiện, trong đó đặc biệt phải nói đến là tình trạng thiếu chip trên toàn cầu.
Nhiều chuyên gia đưa ra dự đoán sự tăng trưởng này sẽ không kéo dài bền vững, sau khi đại dịch được kiểm soát. Trong khi đó, một số khác lại tin vào tương lai lạc quan hơn khi cho rằng doanh số bán máy tính vẫn sẽ duy trì theo quỹ đạo hiện tại.
Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 10, ông Pat Gelsinger, CEO của Intel cho biết thị trường PC đang đi vào giai đoạn phát triển bền vững.
"Chúng tôi tin rằng mảng kinh doanh PC sẽ ngày càng mở rộng. Hàng triệu thiết bị có thể được bán ra mỗi ngày", Gelsinger nói.
Theo IDC, 6 nhà sản xuất máy tính lớn nhất tính theo số lượng xuất xưởng năm 2021 là Lenovo, HP, Dell, Apple, Asus và Acer. Trong khi đó, Microsoft vẫn tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu với hệ điều hành Windows của mình.
Apple chi 50 triệu USD dàn xếp vụ kiện bàn phím cánh bướm trên MacBook Người dùng MacBook sẽ được bồi thường tối đa 395 USD (hơn 9,2 triệu đồng) nếu phải thay nhiều bàn phím. EU thông qua hai đạo luật quan trọng để kìm cương Apple, Google Mải mê với Mac, Apple 'bỏ bê' iPhone Nghiên cứu modem 5G thất bại, Apple vẫn phải lệ thuộc Qualcomm Đêm 18/7, Apple đồng ý chi 50 triệu USD...