Mác kham – Món ăn vặt vừa có vị độc đáo vừa có lợi cho sức khỏe
Mác kham (còn gọi là me rừng) – loại cây mọc tự nhiên ở các vùng rừng núi phía Bắc ở nước ta, trong đó có Cao Bằng.
Quả mác kham với vị chua, ngọt hòa quyện chút đắng, chát là món quà vặt được rất nhiều chị em ưa thích.
Những chùm mác kham sai trĩu quả (ảnh: Đàm Khoa).
Cây mác kham thường mọc ở những khu vực đồi núi thưa, có nhiều ánh sáng. Loại cây này có lá nhỏ, hai hàng lá xếp sít nhau chia thành 2 dãy, trông giống lá kép lông chim. Mác kham ra hoa vào tháng 4 – 5 hằng năm. Hoa mác kham nhỏ, có màu vàng mọc thành tán ở nách lá. Quả mác kham có hình tròn, nhỏ bằng ngón tay, khi còn non có màu xanh, khi chín quả ngả vàng, vỏ nhẵn và cứng, có khía mờ tạo thành 6 múi, thường chín vào mùa thu hằng năm.
Ăn quả mác kham tươi, ta sẽ cảm thấy vị chua, ngọt, chát và hơi đắng. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là sau khi nuốt xong, vị ngọt thanh vẫn lưu lại nơi đầu lưỡi và khoang họng. Vì có vị đặc trưng riêng biệt như vậy, nên người dân tại một số địa phương ở Cao Bằng vẫn truyền tai nhau câu chuyện về loại quả này rằng: Có một người đi bán nước mắm. Trời nóng bức, anh vừa mệt, vừa khát nên dừng nghỉ bên bờ suối nhỏ. Thấy gần đó có cây quả sai trĩu cành, anh liền hái ăn thử, nhưng ăn vào chỉ thấy vừa chua, vừa đắng, chát. Thế là anh vội uống một ngụm nước suối. Anh thấy nước ngọt lạ thường. Một suy nghĩ lóe sáng trong đầu anh, anh đổ hết nước mắm đi và lấy chum đựng nước suối đem đi bán, với hi vọng sẽ kiếm được nhiều tiền hơn. Nhưng khi đến chợ phiên, anh mang nước ra thử lại, giật mình thấy vị nước không còn đặc biệt nữa. Anh liền hỏi người dân địa phương và mới biết, lúc đó uống nước suối thấy ngọt vì anh đã ăn loại quả rừng tên là mác kham.
Ngoài ăn quả tươi, mác kham có thể chế biến theo nhiều cách như: ngâm rượu, ướp muối ớt, ướp đường, làm nước ép… Nhưng mác kham ướp giấm là món ăn được yêu thích nhất, bởi có sự kết hợp hài hòa của 4 vị chua – chát – mặn – ngọt kích thích vị giác.
Video đang HOT
Trong y học, mác kham có một số công dụng như: giảm thoái hóa điểm vàng ở mắt, ngừa bệnh quáng gà do mác kham có chứa vitamin A và carotene; hàm lượng chất xơ cao trong mác kham giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa; giảm sự tích tụ cholesterol dư thừa, từ đó giảm nguy cơ xơ vữa động mạch… Bên cạnh đó, người ta còn dùng mác kham để chăm sóc tóc (bằng cách giã nhuyễn quả rồi massage lên da đầu giúp tóc mọc nhanh, tăng cường độ chắc của chân tóc, duy trì màu và cải thiện độ bóng của tóc). vẫn có thể vay nhanh
Đến với miền non nước Cao Bằng, mác kham là một trong những sản vật hấp dẫn mà du khách không thể bỏ lỡ. Bạn hãy nếm thử và cảm nhận hương vị độc đáo của loại quả này.
Bánh sừng trâu Món quà của núi rừng Quảng Nam
Bánh sừng trâu của đồng bào Cơ Tu với chiếc bánh nhỏ nằm gọn trong lòng bàn tay người lớn, hấp dẫn ngay từ hình dáng giống chiếc sừng trâu thu nhỏ, thon gọn nhưng cứng rắn, mang màu xanh đậm của lá rừng.
Ngoài tên phổ biến là bánh sừng trâu, người Cơ Tu gọi bánh này là Avị Acuốt hoặc C'cót, bánh đót...
Bánh sừng trâu - Món quà của núi rừng Quảng Nam
Cách làm bánh sừng trâu của đồng bào Cơ Tu:
Cách làm bánh sừng trâu cũng không quá cầu kỳ, nhưng cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo của người làm.
Công đoạn chuẩn bị để làm bánh sừng trâu phải kể tới lên núi hái cây lá đót. Loại cây có lá thon dài, được nhiều vùng miền núi phía Bắc và miền Trung sử dụng gói bánh, bông của loài cây này làm chổi đót phổ biến.
Lá được dùng để gói bánh phải to bản, không bị rách, mang về rửa và lau sạch sẽ rồi ép nhanh để lá không khô. Ở nhà, người đàn ông cũng sắp sẵn lạt tre để gói bánh.
Nguyên liệu làm bánh:
Bánh sừng trâu được làm từ loại gạo nếp nương có tên proong, thơm dẻo, vị béo bùi, chỉ có ở vùng miền núi Quảng Nam. Trung bình mỗi một kilogam gạo nếp có thể gói được hơn 20 cặp bánh.
Cách làm bánh:
Khác với bánh chưng, bánh tét, để làm bánh sừng trâu không cần phải ngâm gạo trước khi gói và không cần nhân bánh.
Người làm chỉ cần khum chiếc lá đót theo hình sừng trâu, đổ gạo vào và khéo léo uốn đầu bánh còn lại thành đầu nhọn, rồi dùng lạt buộc lại là đã xong phần gói bánh.
Hai chiếc bánh sừng trâu sẽ buộc lại thành cặp, sau đó đem ngâm trong nước lạnh khoảng hai giờ đồng hồ cho gạo nếp ngấm nước, mềm hơn.
Theo tiêu chuẩn của các bà, các mẹ dặn dò, nước để ngâm bánh cũng phải cầu kỳ hơn ngày thường, phải chọn nước nơi đầu nguồn con suối, đảm bảo sạch sẽ và tinh khiết.
Sau đó bánh sẽ được mang đi luộc, với thời gian cũng chừng hai tới ba tiếng. Khi chín, bóc lớp vỏ bánh sừng trâu ra vẫn vương màu xanh của lá đót nhuộm, mùi hương hòa quyện giữa gạo nếp nồng nàn và mùi lá thơm mát khó quên.
Bánh thơm dẻo, vị ngọt bùi như gom cả hương vị của núi rừng, vừa khiến người ta dễ cảm nhận được sự giản dị, mộc mạc, nồng hậu như chủ nhân của mảnh đất miền biên giới phía Tây Quảng Nam.
Khám phá công thức làm món bánh "quốc dân" của Đài Loan Ngoài thức uống trà sữa nổi tiếng khắp nơi thì Đài Loan còn có món quà vặt - bánh dứa - làm nao lòng các tín đồ sành ăn bởi sự đan xen các tầng hương vị chua, ngọt trong khoang miệng thực khách mỗi khi thưởng thức. Được biết, bánh dứa là món ăn mà các du khách khi ghé thăm Đài...