Mắc kẹt khi “yêu” có phải là sự thật?
Co thắt âm đạo là triệu chứng rất thường gặp ở phụ nữ, nhưng hiện tượng mắc kẹt không thể gỡ ra được khi đang quan hệ tình dục thì rất hiếm, thường chỉ được đề cập trong những câu chuyện kể chứ chưa được khoa học ghi nhận cụ thể.
Hiện tượng co thắt âm đạo phụ nữ là triệu chứng thường gặp, nhưng để tới mức “mắc kẹt” thì chưa được các tài liệu khoa học và y văn ghi nhận cụ thể.
Đến 11h đêm 19/9, bài viết gốc về vụ việc bố chồng bị dính chặt vào nàng dâu khi “yêu” đã được gỡ bỏ, cùng các thông tin khác xuất hiện trên báo chí cho rằng câu chuyện này chỉ mang tính đồn thổi bịa đặt chứ không có thật.
Tuy là hiện tượng khá phổ biến ở một số loài động vật, chẳng hạn như chó, nhưng đối với người thì hiện tượng này chưa từng được khoa học ghi nhận cụ thể. Trong y văn của thế giới cũng chưa có tài liệu nào đề cập cụ thể tới trường hợp “mắc kẹt” tới mức không thể gỡ ra được như vậy, ngoại trừ một số trường hợp nghe kể lại mang tính đồn thổi.
Theo Wikipedia, ngay từ thời La Mã đã có cụm từ tên là Penis Captivus (dương vật bị giam giữ) nhằm chỉ hoàn cảnh đầy kịch tính nói trên, nhưng mang tính răn đe nhiều hơn là thực tế. Một tài liệu từ thời Trung cổ có đoạn miêu tả: Những người bị mắc tội với Chúa khi tự tìm đến những cuộc tình lén lút đã mắc phải tình cảnh éo le trên. Ngày hôm sau, họ phải vẩy những giọt nước lạnh và cầu nguyện Chúa trời để cầu mong sự giải thoát.
Trong bản nghiên cứu về hiện tượng này, nhà nghiên cứu Rolesston đã đưa ra nhiều câu chuyện như thế, từ những tài liệu từ thời Trung cổ cho đến tài liệu được đăng trên tờ tạp chí Piltz số 3 năm 1923 có nhan đề “Chúng tôi nhớ một trường hợp co thắt âm đạo và cầm tù dương vật đã xảy ra ở Warsaw. Cả hai vợ chồng đã rất bế tắc về mặt tâm lý khi không thể quan hệ được như bình thường. Cuối cùng, cả hai cùng tìm đến cái chết như một cách giải thoát”.
Để hiểu rõ hơn về hiện tượng này, Rolesston đã phải hỏi nhiều chuyên gia tình dục học, tiết niệu và sản khoa nổi tiếng và tất cả họ đều nói rằng chưa từng gặp. Cuối cùng ông cũng cho rằng, giá trị của những thông tin này luôn nghèo nàn và luôn được đặt dưới sự nghi ngờ, nó chỉ là sự liên tưởng thoáng qua của trí nhớ và không có thực.
Trong một bài viết xuất bản trên British Medical Journal năm 1979, tiến sĩ F. Krupl Taylor ở Anh đã phân tích lại các tài liệu về hiện tượng “mắc kẹt dương vật” và đi đến kết luận rằng “hầu hết các trường hợp được đề cập trong các tài liệu y văn đều chỉ dựa trên những lời đồn đại và phỏng đoán. Hai tài liệu của các bác sĩ phụ khoa trong thế kỷ 19 là Scanzoni (1870) và Hildebrandt (1872) từng đề cập tới những ca xử lý “không còn nghi ngờ gì về tính xác thực của hiện tượng bất thường này”, nhưng tuy nhiên “hiếm có tới mức hiện thường được coi là những bí ẩn về biến thái tình dục”.
Bệnh nhân được đề cập trong trường hợp của bác sĩ Scanzoni “hoàn toàn là một phụ nữ trẻ, khoẻ mạnh, lấy chồng được 6 tháng “. Cô ta và chồng đã phải “kiêng” không quan hệ do hiện tượng co thắt mạnh trong âm đạo “làm chồng cô rất đau đớn… và vài lần dẫn đến tình trạng mắc kẹt”, phải mất hơn 10 phút sau mới có thể rút ra.
Nữ bệnh nhân của bác sĩ Hildebrandt đã cưới được khoảng 1 năm. Sinh hoạt vợ chồng của cô luôn bình thường, không hề đau đớn cho đến một buổi tối đặc biệt. Bác sĩ Hildebrandt dẫn chứng lời thuật lại của người chồng về hiện tượng đã xảy ra:
“Người chồng kể rằng tại thời điểm đó, anh ta nghĩ việc sinh hoạt với vợ vẫn bắt đầu rất bình thường cho tới khi chuẩn bị kết thúc, đột nhiên anh ta cảm thấy đầu dương vật bị giữ lại rất sâu bên trong âm đạo của vợ và không thể rút ra. Mọi nỗ lực tìm cách “tháo rời” đều thất bại. Khi dùng lực để cố kéo ra, anh ta và vợ đều cảm thấy rất đau. Sau khi bối rối và thử mọi cách đến vã mồ hôi như tắm nhưng vẫn không thay đổi được gì, anh ta đành chấp nhận chờ đợi trong kiên nhẫn. Không thể nhớ được khoảng thời gian bị “cầm tù” là bao nhiêu phút, nhưng cuối cùng anh ta cũng được giải thoát một cách tự nhiên”.
Không tìm thấy những trường hợp xác minh cụ thể gần với hiện tại hơn, tiến sĩ Krupl Taylor đã cho rằng hiện tượng này “dường như không xảy ra trong vòng 100 năm qua”. Nếu như từng xuất hiện trong khoảng thời gian này, trường hợp bị mắc kẹt dương vật khi quan hệ tình dục (penis captivus) cần tới sự can thiệp của y khoa chắc chắn sẽ được ghi nhận cụ thể trong các tài liệu y văn hoặc hồ sơ.”
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Trong một bức thư đăng trên tờ British Medical Journal năm 1980 phản hồi lại bài viết của Krupl Taylor, bác sĩ Brendan Musgrave hồi tưởng lại năm 1947, khi mình là bác sĩ tập sự ở bệnh viện Royal Isle of Wight County Hospital, dường như đã có một trường hợp tương tự. “Tôi có thể nhớ như in rằng chiếc xe cứu thương đã đưa tới một cặp vợ chồng trẻ, chắc đang trong thời kỳ trăng mật. Họ cùng nằm trên một chiếc cáng khi đưa vào khoa cấp cứu. Người phụ nữ sau đó đã được gây mê để xử lý, và cả hai đã được ra viện ngay trong cùng buổi sáng đó”.
Trong cuốn hồi ký An Impossible Woman xuất bản năm 1975), nữ bác sĩ Dottoressa Elisabeth Moor cũng đề cập tới trường hợp từng được gọi khẩn cấp tới khách sạn Eden-Paradiso ở Anacapri, Italy. “Tôi thấy một cô gái Đức trẻ đang nằm trong bồn tắm đẫm màu máu, cầu xin tôi giúp đỡ vì bị chảy máu quá nhiều từ một chỗ đau trong âm đạo. Cô gái đó cho biết khi đang quan hệ với một người đàn ông thì âm đạo co thắt đột ngột, giữ chặt lấy dương vật. Trong lúc cố giải thoát cho “của quý”, người đàn ông đã gây ra một tổn thương rất đau sâu bên trong âm đạo. Ngay sau đó, người đàn ông đã bỏ chạy vì hoảng sợ, để mặc lại cô gái không cầm được máu. Sau khi được khâu vết thương, cô gái đã bình phục trở lại bình thường”
“Các trường hợp này không thực sự hiếm như bạn tưởng. Dù chỉ là dưới dạng kể truyền miệng, nhưng có một trường hợp “tệ hơn nhiều” đã xảy ra ở Lucerne,Thuỵ Sĩ trong thời kỳ chiến tranh giữa một cô gái Thuỵ Sĩ và một người đàn ông da đen. Vụ mắc kẹt đã gây ra những tổn thương nghiêm trọng, họ bị mắc cứng vào nhau không thể tách tời cho tới khi được sự can thiệp hỗ trợ của từ 2 tới 3 bác sĩ”, Dottoressa Moor mô tả thêm trong hồi ký.
Một thông tin về hiện tượng này, được mô tả trong một bài viết hư cấu năm 1884 của tác giả hoang tưởng Egerton Yorrick Davis trên tờ Philadelphia Medical News, sau đó đã được nhà báo William Osler lật tẩy chỉ là trò lừa đảo. Các nhà lịch sử cho rằng Osler đã rất bực tức khi bài viết được tiến sĩ Theophilus Parvin xuất bản lên tờ báo với nhan đề “An Uncommon Form of Vaginismus” (Hiện tượng bất thường của co thắt âm đạo). Cả hai người đều là thành viên trong ban biên tập của tờ báo này.
Như vậy, có thể thấy hầu hết các câu chuyện về những ca “mắc kẹt” khi quan hệ nam nữ đều không được ghi nhận cụ thể bằng các tài liệu khoa học mà chỉ là các câu chuyện kể lại hoặc ghi chép từ hàng thế kỷ trước. Một phần tính chất ly kỳ và đồn đoán của hiện tượng này có thể xuất phát từ bối cảnh nhậy cảm khi sự việc xảy ra, và những nạn nhân thường tìm cách giấu diếm câu chuyện hơn là mô tả công khai.
vietnamnet
Những lưu ý khi sử dụng xà phòng và nước rửa bát
Việc sử dụng không đúng cách các loại chất tẩy rửa như xà phòng, nước rửa bát có thể khiến bạn và gia đình gặp nhiều vấn đề về sức khỏe.
Lưu ý khi sử dụng nước rửa bát
Không dùng nước rửa bát rởm
Nước rửa bát dởm khi vào cơ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Cụ thể là nếu ăn phải thức ăn đựng trong bát đĩa rửa chưa sạch, chất Natri hiđroxit sẽ tác động xấu đến dạ dày, ăn mòn miệng, làm chức năng của hệ men tiêu hóa của bạn bị suy giảm. Nếu để da tiếp xúc trực tiếp với hóa chất trong nước rửa bát thì sẽ khiến da mỏng đi, dễ bị bào mòn, viêm da.
Trường hợp dùng lâu ngày sẽ dễ bị ung thư da do tế bào da bị phá hủy. Nếu ai hít quá nhiều và thường xuyên chất tạo mùi có trong nước rửa bát sẽ bị ảnh hưởng không tốt đến phổi, hệ hô hấp và hệ thần kinh, lâu ngày có thể bị đau đầu, khó thở, thở gấp.
Ngoài ra, nước rửa bát trôi nổi thường dùng toàn phẩm màu công nghiệp không có nguồn gốc rõ ràng, rất dễ gây ngộ độc nếu không được rửa thật kỹ với nước sạch.
Lấy nhiều nước rửa bát cho một lần dùng
Theo các nhà nghiên cứu, đúng là lượng nước tẩy rửa nhiều sẽ gia tăng hiệu quả làm sạch. Tuy nhiên, "tác dụng phụ" của nó là rất khó rửa sạch hết hóa chất, những chất còn sót lại sẽ thôi ra thức ăn khi dụng cụ đó được tái sử dụng.
Nếu bạn không muốn lãng phí nước rửa chén thì nên có ngay miếng rửa chén tạo bọt. Với cùng lượng nước rửa chén, công cụ rửa tạo bọt này có thể giải quyết được gấp đôi số chén đĩa bẩn so với loại giẻ không tạo bọt.
Đổ nước rửa bát trực tiếp lên chén đĩa
Nhiều người nghĩ rằng đổ trực tiếp dung dịch nước rửa chén đậm đặc lên chén đĩa thì hiệu quả tẩy rửa sẽ cao hơn. Đúng là như vậy, song các nhà nghiên cứu khuyến cáo không nên đổ nước tẩy rửa trực tiếp lên dụng cụ đựng thức ăn bởi làm như vậy vừa lãng phí mà khả năng sau khi tráng lại bằng nước sạch, lượng hóa chất còn sót lại trên bề mặt chén đĩa nhiều.
Khi được tái sử dụng để đựng đồ ăn, các hóa chất còn sót lại trong đó sẽ thôi ra đồ ăn, đi vào cơ thể người, về lâu dài sẽ gây bệnh.
Sau khi rửa, chỉ tráng qua loa
Một số bà nội trợ bận rộn thường viện lý do "không có thời gian" nên khi rửa chén thường chỉ tráng qua loa sao cho nhìn thấy không còn bọt chất tẩy rửa là được. Tuy nhiên bạn không biết rằng bằng cảm quan chúng ta khó có thể nhận thấy các hóa chất vẫn còn bám trên bề mặt chén đĩa nếu chỉ được tráng sơ qua.
Do đó, để làm sạch các chất này chẳng còn cách nào khác là bạn phải tráng cho thật kỹ, từ 2 đến 3 lần trong chậu nước sạch sau khi rửa.
Ngâm dụng cụ đựng thức ăn trong dung dịch nước rửa chén quá lâu
Đừng thấy chén đĩa quá bẩn mà bạn nghĩ rằng phải ngâm chúng trong nước tẩy pha loãng qua một đêm mới sạch hết được. Thực chất thời gian ngâm dụng cụ đựng thức ăn trong dung dịch tẩy rửa càng lâu thì nguy cơ các hóa chất đó ngấm vào chén đĩa càng cao. Thậm chí đối với các loại đũa, muỗng làm bằng chất liệu dễ thấm như tre hoặc gỗ khi đã ngấm hóa chất thì không thể tẩy rửa sạch được.Do đó, hãy rửa sạch chén bát dưới vòi nước chảy.
Lưu ý khi dùng xà phòng tắm
Không tắm với xà phòng khi đang mệt mỏi
Nếu bạn bị mệt mỏi, hãy tránh dùng xà phòng khi tắm vì xà phòng có chứa nhiều kiềm mạnh, khi thâm nhập vào da chúng sẽ làm tăng cảm giác mệt mỏi.
Hơn nữa, khoảng 30% xà phòng bánh có chứa triclosan - một chất hóa học tổng hợp bị phá vỡ nhanh chóng khi tiếp xúc với nước chứa clo dư và tạo thành hóa các chất độc hại như chloroform, dichlorophenol. Khi cơ thể bạn mệt mỏi, sức đề kháng kém, các chất này dễ xâm nhập vào cơ thể hơn. Chúng có thể chuyển đổi thành chất dioxin khi tiếp xúc với tia cực tím (từ mặt trời hoặc các nguồn sáng khác). Mặc dù chất dioxin được sản xuất chỉ với số lượng nhỏ cũng có thể phá vỡ nội tiết trong cơ thể bạn.
Để tốt cho cơ thể, bạn có thể pha một chút nước cốt chanh vào nước tắm để giảm bớt tính kiềm của xà phòng tắm.
Không dùng xà phòng tắm để vệ sinh "vùng kín"
Rất nhiều chị em có thói quen dùng luôn xà phòng tắm để vệ sinh "vùng kín" mà không biết rằng việc làm này có thể dẫn đến những tai hại đáng tiếc. "Vùng kín" và bộ phận cơ thể khá nhạy cảm và rất dễ bị dị ứng. Hơn nữa, bên trong "vùng kín" có cơ chế tự làm sạch với độ pH nhất định và tạo môi trường thuận lợi cho sự cân bằng vi khuẩn.
Trong khi đó, xà phòng, sữa tắm lại là những sản phẩm có tính kiềm cao nên nếu liên tục được dùng để vệ sinh "vùng kín" thì có thể dễ gây kích ứng cho bộ phận này và làm thay đổi độ pH bên trong nó. Độ pH thay đổi là một trong những nguyên nhân chính làm thay đổi sự cân bằng vi khuẩn bên trong âm đạo và tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn và nấm phát triển, gây ngứa ngáy và các bệnh viêm nhiễm ở vùng này.
Lưu ý khi dùng xà phòng giặt
Không dùng xà phòng giặt tay cho máy giặt
Xà phòng giặt tay thường có nhiều bọt hơn so với xà phòng giặt máy. Nếu dùng xà phòng giặt tay cho máy giặt sẽ khiến tràn qua lồng giặt, làm ẩm môi trường bên trong máy và mô tơ nên máy dễ hư hỏng.
Ngoài ra, những bọt bong bóng dư thừa còn làm cản trở quá trình vò giũ vốn rất quan trọng trong quy trình giặt. Thêm vào đó, lượng bột giặt dư thừa đọng lại trong quần áo có thể khiến da bạn mẩn ngứa vì dị ứng hóa chất.
Không dùng xà phòng giặt có chất tẩy rửa mạnh
Những hóa chất này có tác dụng tẩy rửa mạnh thì đồng thời cũng làm cho quần áo nhanh hỏng và gây nhờn, bám lại trên quần áo lâu hơn sau khi giặt xong. Nếu bạn không giặt kĩ, những hóa chất này sẽ không được loại bỏ hết và gây kích ứng da khi mặc.
Dùng xà phòng giặt để rửa chén bát
Vì một lý do nào đó, có thể do nhỡ, chị em nội trợ hồn nhiên lấy bột giặt để rửa bát đĩa với lý do chúng mang tính chất làm sạch như nhau. Đây là một việc làm tai hại bởi các hóa chất có thể sót lại trong quá trình rửa và tráng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra bệnh ung thư, viêm gan, dạ dày, túi mật, làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể...
Theo VNE
Những lưu ý phòng ngừa bệnh lậu Trong trường hợp bạn chưa lây bệnh lậu thì cần thực hiện những biện pháp phòng bệnh như giữ gìn vệ sinh thân thể và giữ an toàn tình dục... Thưa bác sĩ, thật không may cho tôi là chồng tôi bị bệnh lậu (lây lan từ ai thì tôi không rõ nhưng chắc chắn không phải từ phía tôi). Tôi thấy chồng...