Mặc hai boss ‘đi đường quyền’ ác liệt sau lưng, nữ phóng viên vẫn phải cố giữ vẻ mặt điềm tĩnh để ghi hình trực tiếp
Cư dân mạng đặc biệt yêu thích khoảnh khắc này, một số người còn cho rằng đây là đoạn phỏng vấn thú vị nhất mà họ từng xem trên TV.
Khi đại dịch Covid-19 lây lan khắp thế giới, nhiều người đã buộc phải làm việc tại nhà, bao gồm cả các phóng viên. Và khi lên sóng tại nhà, đa phần mọi chương trình đều diễn ra ổn thỏa, không bị gián đoạn, tuy vậy, vẫn có một vài sự cố hi hữu xảy ra.
Nữ phóng viên Doris Bigornia ở Philippines là số ít người rơi vào tình cảnh bị gián đoạn sóng trực tiếp như vậy. Cụ thể, khi cô đang lên sóng thì 2 chú mèo cưng của nữ phóng viên cũng đã xuất hiện ở trong khung hình, chúng còn đùa nghịch một cách vô tư ở phía sau lưng của cô.
Nữ phóng viên bị mèo cưng phá đám trong lúc lên hình trực tiếp
Nếu là người khác thì có lẽ họ sẽ rất bối rối trong trường hợp này, nhưng bằng sự chuyên nghiệp của mình, Doris vẫn bình tĩnh tiếp tục cuộc phỏng vấn, mặc kệ 2 chú mèo siêu quậy của cô. Và may mắn thay khi chúng chỉ “đánh lộn” ở phía sau chứ không phải là ngay trước mặt camera.
2 chú mèo quậy phá trên sóng trực tiếp nhưng vẫn nhận được sự yêu thích của cư dân mạng.
Khi kết thúc chương trình, nữ phóng viên đã đăng lại đoạn video đó lên mạng xã hội Twitter và nhận được vô số phản ứng tích cực từ cộng đồng mạng, họ cực kỳ thích thú với khoảnh khắc này. Thậm chí một vài người còn cho rằng đây là đoạn phỏng vấn tại gia thú vị nhất mà họ từng xem trên TV.
Và không chỉ có mỗi Doris gặp sự cố kể trên, người dẫn chương trình dự báo thời tiết của kênh Fox News 13, Paul Dellegatto cũng đã bị gián đoạn trong lúc làm việc khi chú chó của anh tiến đến trước mặt rồi nhảy lên người nam MC. Dĩ nhiên, với sự kinh nghiệm trong việc xử lý tình huống, người dẫn chương trình này vẫn biết cách xoay sở để đảm bảo công việc không bị gián đoạn và diễn ra một cách trôi chảy, tự nhiên nhất.
Sự cố tương tự cũng xảy ra với người dẫn chương trình thời tiết của kênh Fox News
Có thêm thời gian đọc sách nhờ giãn cách xã hội
Thời gian cách ly khiến nhiều người tham gia các buổi đọc sách trực tuyến nhằm giải tỏa căng thẳng. Các câu lạc bộ sách cũng trở thành lựa chọn hàng đầu trong mùa dịch.
Zing.vn trích dịch SCMP về tác dụng phi thường của việc đọc sách trong thời điểm dịch bệnh. Việc cân bằng tinh thần bằng câu chữ đem lại nhiều kiến thức mới, cũng tạo ra những mối quan hệ mới nhớ các câu lạc bộ sách trực tuyến.
Sau thời gian dài giãn cách xã hội, nhiều người thừa nhận mình đã tạo ra thói quen tốt, giúp tự cân bằng cả thể chất lẫn tinh thần. Trong đó, đọc sách là cách hữu hiệu nhất giúp giảm căng thẳng khi ở trong nhà quá lâu.
Ngày 27/3, chính phủ Indonesia yêu cầu người dân không ra đường và thực hiện học tập, làm việc tại nhà.
Sebastian Partogi, một nhà báo tự do đang làm việc tại Jarkata, đã trở về quê tại West Java, để được ở cùng gia đình trong thời gian cách ly.
Sebastian là thành viên của câu lạc bộ sách Baca Rasa Dengar (tạm dịch: Đọc - Cảm nhận - Lắng nghe) được thành lập năm 2015 tại Jakarta.
Câu lạc bộ của Sebastain thường gặp mặt tại quán cà phê nhưng vì dịch bệnh nên họ chủ yếu hoạt động trực tuyến. Ảnh: thejakartapost.
Trước khi đại dịch tấn công Indonesia, câu lạc bộ chỉ vỏn vẹn 18 người.
Nay với tâm lý "toàn dân đều ở nhà", nhiều người bắt đầu hình thành thói quen đọc sách. Từ 18 người, câu lạc bộ gần mở rộng với hơn 70 người tham gia.
Nếu ở trạng thái bình thường, câu lạc bộ thường tổ chức gặp mặt tại quán cà phê, thì giờ đây, những buổi sinh hoạt được diễn ra online. Dù chỉ gặp nhau qua màn hình, Sebastian vẫn cảm thấy gương mặt ai cũng tràn đầy rạng rỡ và vui vẻ khi được kết nối và trò chuyện.
Câu lạc bộ sách nơi mọi người có thể tự do trao đổi về những cuốn sách họ đọc. Ảnh: Instagram/@sebastainpartogi.
Các thành viên không giới hạn độ tuổi, nghề nghiệp, từ nhà báo, giảng viên, kỹ sư, cho tới nhà truyền giáo, nhân viên văn phòng, sinh viên. Sự đa dạng đó đã khiến mọi cuộc tranh luận trở nên sôi nổi hơn.
"Chúng tôi đang trau dồi kỹ năng ngay cả khi thời điểm dịch bệnh làm ngưng trệ cả thế giới. Học thêm nhiều điều mới, tư duy nhanh nhẹn hơn để không bị lười biếng khi nhịp sống trở lại bình thường", Sebastain cho biết.
Câu lạc bộ sách đang là xu hướng hàng đầu được nhiều người yêu thích. Các buổi gặp gỡ được tổ chức thường xuyên hơn, giúp mọi người cảm thấy bớt lo lắng hơn khi phải ở quá lâu trong bốn bức tường chật chội.
Có rất nhiều người nổi tiếng ủng hộ cách làm này. Nữ diễn viên người Mỹ Demi Moore đã tổ chức một buổi đọc sách nhỏ, cùng mọi người thảo luận về cuốn Laura Day's How to Rule the World From Your Couch - Cách thống trị cả thế giới khi chỉ ngồi một chỗ.
Nữ diễn viên Demi Moore đã tổ chức buổi đọc sách, để mọi người đọc và thảo luận cùng nhau. Ảnh: Instagram/@demimoore.
Ở Hong Kong, Angela Watkins, cố vấn viên và chuyên gia tâm lý tại Red Door đã điều hành chiến dịch "Co-Read-19", giúp giải tỏa triệu chứng lo lắng, áp lực mà nhiều người đang gặp phải.
Jasmin Fong Ting, một nhà tư vấn tâm lý, cho biết việc đọc sách có tác dụng phi thường.
"Người đọc dễ dàng đưa cảm xúc theo từng câu chữ, tự mình khám giá ra nét đẹp riêng của từng cuốn sách. Việc kết nối này vô cùng quan trọng đối với đời sống tinh thần, nhất là thời điểm con người cảm thấy bị mất an toàn. Việc đọc sách đã đáp ứng rất tốt yêu cầu đó".
Đọc sách là cách hữu hiệu để giải tỏa căng thẳng, lo âu. Ảnh: Oprah.com.
Bà cũng giải thích rằng tâm trí con người dễ bị phân tán bởi các ý nghĩ khác bất chợt xuất hiện. Đôi khi cảm xúc sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng tiêu cực, nên các hoạt động như thiền hay đọc sách sẽ giúp chúng ta có thể tập trung trở lại.
"Việc kết nối, trò chuyện với người khác trong các câu lạc bộ sách, cho dù trực tiếp hay gián tiếp, đều giúp đem lại trải nghiệm tích cực và giúp sản sinh oxytocin, một chất tốt cho trí não, giúp bạn cảm thấy hạnh phúc hơn và giảm bớt căng thẳng", Jasmin Fong Ting kết luận.
Đối với Sebastian, ảnh kể rằng mình đã đọc 3 cuốn sách 1 tuần, đôi khi đọc thêm 1 đến 2 cuốn tùy sở thích.
"Việc đắm chìm trong những trang sách đã khiến tôi bớt lo âu, hơn là chỉ nằm lướt điện thoại rồi đọc phải những tin tức tiêu cực khiến tâm trạng bị ảnh hưởng", anh chia sẻ.
Anh Sebastain Partogi chia sẻ câu chuyện bản thân và ảnh hưởng của việc đọc sách đem lại nhiều điều tích cực. Ảnh: InterSastra.
Sebstain mong muốn câu lạc bộ sách và thói quen đọc sách sẽ được mọi người duy trì ngay sau khi cuộc sống trở lại bình thường, bởi chúng không chỉ tốt cho tinh thần mà còn là giải pháp giúp "thắt lưng buộc bụng" cho những khoản chi tiêu không đáng có khi chúng ta muốn xả stress.
"Tôi tin rằng thời gian cách ly kết thức, câu lạc bộ sách của tôi sẽ vẫn hoạt động tích cực, hơn nữa mọi người sẽ dành ít thời gian và tiền bạc cho việc mua sắm. Tôi sẽ cố gắng đọc nhiều sách hơn trong thời gian tới và phân bổ thời gian sinh hoạt hợp lý hơn".
Chuyên gia nhượng quyền Nguyễn Phi Vân: "Từ suy nghĩ đi đến hành động là một khoảng cách rất xa" Từ suy nghĩ đi đến hành động là một khoảng cách rất xa, bắt buộc mỗi người phải có ý chí mạnh mẽ. Thay đổi ư? Nhiều người sợ thay đổi lắm, bởi thay đổi với họ luôn đi kèm với rủi ro. Trong những ngày làm việc tại nhà vừa qua vì Covid-19, có lẽ khá nhiều dân công sở chúng ta...