Mặc dù có nhiều phi tần theo bồi táng nhưng Khang Hy nhất mực đòi chôn cùng 1 nam nhân: Lý do đằng sau khiến hậu thế phải ngả mũ thán phục “Quả là cao minh”
Thời cổ đại, hoàng đế quan nhân khi băng hà ngoài đồ vật tùy táng, còn có cả “người tùy táng” cùng. Tuy nhiên, thay vì chỉ “bồi táng” cùng hoàng hậu và phi tần,
Khang Hy Đại Đế lại đặc biệt yêu cầu một nam tử. Vậy nam tử này là ai mà lại được Khang Hy đặc biệt sủng ái như vậy? Bí mật sau đó là gì?
Hoàng đế Khang Hy là một trong những vị vua nổi tiếng nhất lịch sử Trung Quốc, lên ngôi năm 8 tuổi, chính thức cai trị ở tuổi 14. Khang Hy là vị hoàng đế huyền thoại đặt nền móng vững chắc cho sự cai trị của nhà Thanh.
Hoàng đế Khang Hy. Ảnh: Toutiao
Xuyên suốt lịch sử, các vị hoàng đế đều cho người xây dựng lăng mộ – nơi yên nghỉ của mình từ sớm và không tiếc công sức đầu tư hoành tráng để thể hiện địa vị bản thân. Khang Hy cũng không phải là ngoại lệ, nhất là khi ông từng có một thời thịnh trị.
Lăng của ông được xây dựng từ năm 1676 và hoàn thành vào năm 1681. Hơn 40 năm sau, Hoàng đế Khang Hy băng hà và được đưa vào lăng (Thanh Cảnh Lăng).
Trước khi qua đời, Khang Hy Đế lo sợ các đại thần một khi nắm được quyền lực sẽ có ý muốn cướp ngôi. Vì vậy, hoàng đế Khang Hy phải sớm chọn “cánh tay phải” cho thái tử tương lai, người này nhất định phải có đủ uy tín, đồng thời cũng phải đủ trung thành.
Chọn tới chọn lui, Khang Hy nhìn trúng Niên Canh Nghiêu và Long Khoa Đa.
Nhờ công lao của Niên Canh Nghiêu và là thông gia với Ung Thân Vương, gia tộc Niên vốn thuộc Hán quân Tương Bạch kỳ, nay càng trở nên vinh hiển trong hàng ngũ quý tộc Thanh triều. Ảnh: Sohu
Niên Canh Nghiêu xuất thân từ gia đình có truyền thống làm quan. Năm 1700, ông đỗ Đồng tiến sĩ, được vào Hàn Lâm viện làm Hàn Lâm Kiểm thảo, từng được bổ làm Chủ khảo thi Hương của hai tỉnh Tứ Xuyên và Quảng Đông, rồi lại chuyển làm Nội các Học sĩ.
Năm Khang Hy thứ 48 (1709), Niên Canh Nghiêu một đường thăng tiến, được bổ làm Tuần phủ Tứ Xuyên. Trong suốt 16 năm làm quan cai trị ở Tứ Xuyên, ông đã có nhiều công lao trong thực thi quyền lực của Thanh triều tại vùng đất có nhiều bộ tộc thiểu số sinh sống với truyền thống tự trị.
Lúc này, cân nhắc thiệt hơn, trong lòng Hoàng đế nhà Thanh đã có đáp án. Khang Hy cảm thấy tứ a ca Ung Thân Vương (Tên thật là Ung Chính) là “ứng cử viên số 1″ cho ngôi vị hoàng đế mà Niên Canh Nghiêu lại là thông gia với Ung Thân Vương (Do em gái ông là Trắc Phúc tấn của Ung Thân Vương). Cho nên cả 2 có sự liên kết với nhau và Niên Canh Nghiêu chính là “cánh tay phải” đắc lực phò tá hoàng đế mới.
Chân dung Long Khoa Đa. Ảnh: KKnews
Còn về phía Long Khoa Đa, thân phận của Khoa Đa so với Niên Canh Nghiêu còn tôn quý hơn nhiều. Ông sinh ra trong gia tộc Đông Giai, tổ phụ Đông Đồ lại là công thần khai quốc của nhà Thanh, phụ thân Đông Quốc Duy là trọng thần đương triều. Hơn nữa, hai chị gái của ông đều là phi tần của Khang Hy Đế. Như vậy, xét về gia tộc thì Long Khoa Đa là em vợ của hoàng đế Khang Hy.
Có thân phận như vậy, con đường làm quan của Long Khoa Đa tự nhiên một đường thuận lợi, sau đó thăng cấp lên thống lĩnh Bộ quân, phụ trách bảo vệ kinh thành. Khang Hy đối với Long Khoa Đa “một phần ưu ái, mười phần tín nhiệm”.
Tuy nhiên, trong triều đại nhà Thanh lúc đó, một nửa triều thần đều có quan hệ huyết thống với Long Khoa Đa. Đây là ưu thế và cũng là bất lợi của ông. Khang Hy trong lòng hiểu rõ, nếu sau này Long Khoa đa đối với hoàng đế mới có dị nghị, triều đình rất có khả năng bị rối loạn.
Chính vì thế, Khang Hy đã nghĩ ra một cách rất đặc biệt để đảm bảo lòng trung thành và đập tan ý định lật đổ vương triều của Long Khoa Đa.
Đầu tiên, Khang Hy bí mật tiếp đón Long Khoa Đa. Sau một hồi bắt chuyện, hoàng đế ra ý chỉ Long Khoa Đa làm bề tôi bồi táng trong lăng mộ của mình.
Mọi chuyện không nằm ngoài dự đoán của Khang Hy. Khi Long Khoa Đa nhận được thánh chỉ, mặt liền kinh sắc. Ông ta đương nhiên không muốn chết nên đã cầu xin hoàng đế thương xót, đồng thời chạy qua cầu cứu Ung Thân Vương.
Cho dù quan hệ giữa Long Khoa Đa và Khang Hy Đế có thân mật thế nào thì thánh chỉ ban xuống Khoa Đa cũng không thể cãi lời mà phải tiếp nhận. Ảnh: Toutiao
Ung Thân Vương thấy gia tộc của Long Khoa Đa vẫn còn có lợi cho bản thân nên đã tự mình đi bái kiến Khang Hy, cẩn thận cầu trình cho Long Khoa Đa. Khang Hy liền nhân cơ hội này, một mặt thì tha cho Khoa Đa 1 mạng, mặt khác lại đề bạt ông giữ 1 chức vụ quan trọng trong triều. Long Khoa Đa vì chuyện này mà một lòng biết ơn và luôn dốc sức phò tá Ung Chính.
Sở dĩ Khang Hy làm như vậy để cảnh cáo Long Khoa Đa không nên vì được ưu ái mà phụ bạc, kiêu ngạo. Đồng thời, hoàng đế cũng muốn nhấn mạnh với những kẻ mang tạp niệm cướp đoạt vương vị rằng dù có quyền cao chức trọng đến đâu thì quyền sinh sát vẫn nằm trong tay vua.
Quả thực, Long Khoa Đa đã giúp đỡ Ung Thân Vương rất nhiều trong những năm đầu. Thế nhưng, sau đó, ông lại quên mất bài học hoàng đế Khang Hy đã dạy mà ngày càng ngang ngược. Cuối cùng, Long Khoa Đa mất đi sự sủng ái của Ung Chính và bị kết án 41 đại tội, giam giữ tới cuối đời trong tù.
Người ta nói rằng Khang Hy muốn bồi táng cùng Long Khoa Đa, bởi Hoàng Đế sợ rằng Long Khoa Đa sẽ trở thành Ngao Bái tiếp theo, nhưng lại bị Ung Thân Vương ngăn cản. Cho đến khi giết Long Khoa Đa, Ung Thân Vương mới nhận ra những gì mà phụ vương mình đã làm hồi đó.
Bí ẩn lời nguyền khiến ngai vàng trong Tử Cấm Thành 'bất khả xâm phạm'
Tương truyền, nếu không phải bậc cửu ngũ chí tôn mà dám ngồi lên ngai vàng thì sẽ gặp họa sát thân.
Không thiếu những giai thoại bí ẩn, rùng rợn về Tử Cấm Thành vẫn được lưu truyền đến ngày nay. Trong đó có ngai vàng Tử Cấm Thành - chiếc ghế rồng quyền lực có thể quyết định số mệnh của bất cứ ai ngồi lên nó.
Nhiều lời đồn đại về chiếc ghế rồng này cho rằng nó chỉ dành cho các vị vua chân chính, bậc cửu ngũ chí tôn có thân phận cao quý mới có thể ngồi lên, mọi sự sẽ hanh thông và được vật thiêng liêng này kính trọng. Những người tầm thường không xứng đáng ngồi lên ắt sẽ gặp đại họa.
Theo nhiều thông tin được ghi lại từ sổ sách Trung Quốc thì thời xưa, có 3 người nhận kết cục "chết thảm" khi dám ngồi lên ghế rồng trong Tử Cấm Thành là Lý Tự Thành, Viên Thế Khải và Waldersee.
Trong số 3 người này thì có đến 2 người cũng từng lên ngôi vua, trị vì đất nước Trung Quốc, thế nhưng có lẽ do ghế rồng vô cùng linh thiêng biết được đây không phải là chân mệnh thiên tử đích thực nên đã khiến cả Lý Tự Thành và Viên Thế Khải đối mặt với cái chết đầy bí ẩn.
Người cuối cùng được cho là thường dân Waldersee vì muốn thử cảm giác ngồi lên ngai vàng nên cũng nhận kết cục bi thảm, đột ngột qua đời ngay sau khi "chễm chệ" ngồi lên ghế rồng.
Nhiều người cho rằng chính lời đồn này đã khiến cho du khách lẫn chuyên gia đều không dám chạm vào ngai vàng. Tuy nhiên sự thật là đa phần các mẫu ghế rồng đều được làm bằng gỗ sau đó sẽ được mạ một lớp vàng ở bên ngoài.
Bởi việc đúc một chiếc ghế bằng vàng ròng không phải là điều không thể. Dù vàng quý giá để ngồi lâu thì không hề thoải mái khi mà hoàng đế phải ngồi trên ghế rồng mỗi ngày để xử lý triều chính, nên ngồi lâu sẽ không tốt cho long thể.
Nhưng nguyên liệu để làm ghế rồng không phải là gỗ đóng đồ đạc thông thường mà là gỗ quý được gọi là nanmu. Nanmu được sử dụng để làm ghế rồng là loại được chọn lọc một cách tốt nhất, có lõi vàng, mùi thơm thoang thoảng và sức chịu bền bỉ.
Nanmu vàng sẽ có độ bóng tương tự satin và có khả năng tồn tại lâu dài nên được sử dụng để làm quan tài cho các quan lại cũng như quý tộc thời xưa.
Chất liệu này còn có thể ngăn chặn những loại côn trùng như nấm mốc, vi khuẩn có hại. Đáng tiếc là sau nhiều thăng trầm và biến cố của lịch sử, qua nhiều triều đại thay ngôi đổi chủ, những chiếc ghế rồng do người tiền nhiệm để lại có thể bị thất truyền và nhiều di tích văn hóa do đó cũng bị hư hại không nhỏ.
Dù hậu thế sau này muốn tu sửa, trùng tu nhưng những kỹ thuật cũng như vật liệu độc nhất vô nhị thời bấy giờ đã thất truyền từ lâu và hậu thế dù cố gắng thế nào cũng khó có thể phục hồi lại như nguyên mẫu.
Bảo tàng Cố Cung cho biết nếu như muốn sửa chữa một lỗi nhỏ trên ngai vàng cũng phải mất đến 3 năm và dù các chuyên gia cũng không dám đụng vào. Đây chính là lí do không ai dám chạm vào ngai vàng trong Tử Cấm Thành.
Nhà thổ thời cổ đại để làm gì? Có cả những người đàn ông cường tráng sống trong đó, bạn có biết tại sao không? Dựa trên các bộ phim truyền hình cổ trang Trung Quốc, chắc hẳn chúng ta không còn lạ lẫm gì với nhà thổ thời xưa. Vậy nhà thổ là gì? Tại sao trong nhà thổ lại có những người đàn ông cao to, lực lưỡng? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu câu trả lời nhé. Nhà thổ là gì Những người phụ...