Mặc cho nhiều dự báo “Dead Cat Bounce”, chứng khoán Việt Nam vẫn tăng hơn 12% trong tháng 5, lọt top 3 chỉ số tăng mạnh nhất Thế giới
Dữ liệu thống kê cho thấy với mức tăng 12,4% trong tháng 5, chỉ số VN-Index lọt vào top 3 chỉ số chứng khoán tăng mạnh nhất Thế giới, chỉ xếp sau chỉ số chứng khoán của Argentina và Luxembourg. Trong khu vực Châu Á, VN-Index là chỉ số tăng mạnh nhất tháng 5, vượt qua đà tăng của Nikkei 225 (Nhật Bản) hay FTSE Bursa Malaysia KLCI Index (Malaysia)…
Đại dịch Covid-19 đã gây ra thiệt hại nặng nề tới nền kinh tế cũng như TTCK toàn cầu. Sau giai đoạn giảm sâu tháng 3, chứng khoán Việt Nam đã có nhịp hồi phục ấn tượng 16,1% trong tháng 4, mức tăng theo tháng mạnh nhất trong thập kỷ qua.
Không ít ý kiến cho rằng nhịp hồi phục này chỉ là sóng hồi kỹ thuật trong một downtrend, hay còn có tên gọi “Dead Cat Bounce” bởi nền kinh tế nội tại vẫn còn nhiều thách thức trong tương lai. Tuy vậy, chứng khoán Việt Nam vẫn tiếp tục hòa chung nhịp hồi phục với các thị trường Thế giới và chỉ số VN-Index ghi nhận mức tăng 12,4% trong tháng 5 lên 864,47 điểm.
Chỉ số VN-Index hồi phục mạnh từ tháng 4 tới nay
Dữ liệu thống kê cho thấy với mức tăng 12,4% trong tháng 5, chỉ số VN-Index lọt vào top 3 chỉ số chứng khoán tăng mạnh nhất Thế giới, chỉ xếp sau chỉ số chứng khoán của Argentina và Luxembourg. Trong khu vực Châu Á, VN-Index là chỉ số tăng mạnh nhất tháng 5, vượt qua đà tăng của Nikkei 225 (Nhật Bản) hay FTSE Bursa Malaysia KLCI Index (Malaysia)…
V N-Index lọt top 3 chỉ số chứng khoán tăng mạnh nhất Thế giới tháng 5
Điều gì khiến VN-Index lọt top 3 chỉ số chứng khoán tăng mạnh nhất Thế giới?
Video đang HOT
Sự hồi phục mạnh của TTCK Việt Nam thời gian qua dù có phần bất ngờ, nhưng có nhiều yếu tố hỗ trợ tích cực từ cả quốc tế lẫn nội tại. Trên Thế giới, chỉ số Dow Jones (Mỹ) kể từ khi tạo đáy 18.591 điểm vào cuối tháng 3 đã hồi phục mạnh gần 37% sau 2 tháng, qua đó tác động tích cực tới tâm lý giới đầu tư trên toàn cầu. Sự hồi phục của TTCK Mỹ bên cạnh kỳ vọng về sự đột phá của vaccine phòng ngừa Covid-19 còn đến từ những nỗ lực không ngừng của FED như hạ lãi suất về 0 hay quyết định “mua tài sản không giới hạn”, thậm chí trái phiếu doanh nghiệp để hỗ trợ thị trường.
Trong nước, gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng của Chính phủ, giảm tiền điện, cước viễn thông cho người dân cùng việc miễn giảm lãi suất, thuế cho doanh nghiệp đã góp phần giảm khó khăn cho người dân, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Bên cạnh đó, yếu tố quan trọng nhất là Việt Nam cơ bản kiểm soát được Covid-19 khi hạn chế tối đa lấy nhiễm trong cộng đồng và đã 45 ngày không có ca lẫy nhiễm trong cộng đồng, đây là thành tích đáng nể trên bình diện Thế giới, được các Chính phủ, tổ chức đánh giá cao. Việc kiểm soát tốt dịch bệnh sau gần một tháng nghiêm túc thực hiện “Giãn cách xã hội” theo chỉ thị của Thủ tướng đã giúp hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước dần hồi phục. Trong khi đó hoạt động kinh tế nhiều quốc gia khác vẫn đang đình trệ do chưa kiểm soát được dịch.
Đã 45 ngày liên tiếp Việt Nam không có ca lấy nhiễm mới trong cộng đồng
Một yếu tố khác hỗ trợ thị trường là việc Chính phủ quyết tâm đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, đặc biệt tại dự án cao tốc Bắc Nam, sân bay Long Thành. Những đại dự án này sẽ là “vốn mồi” kích thích kinh tế tăng trưởng, cũng như góp phần củng cố cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư FDI sau khi đại dịch Covid-19 trên Thế giới được kiểm soát.
Theo dự báo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), dù chịu ảnh hưởng của Covid-19 nhưng kinh tế Việt Nam vẫn sẽ duy trì tăng trưởng 2,7% trong năm 2020 và hồi phục lên 7% trong năm 2021, đây là con số tích cực khi nhiều nền kinh tế được dự báo tăng trưởng âm. Tuy vậy, với những giải pháp hỗ trợ kinh tế, an sinh xã hội quyết liệt, nhiều tổ chức kinh tế đều lạc quan với dự báo tăng trưởng từ 4-5% trong năm 2020 của Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng tin tưởng kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi như lò xo nén sau dịch với mục tiêu năm nay GDP tăng 5%, lạm phát dưới 4%.
Sự sụt giảm sâu trong thời gian ngắn đã giúp mặt bằng định giá TTCK Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn. Bên cạnh đó, kỳ vọng về sự hồi phục của nền kinh tế sau đại dịch đã khiến dòng tiền nội đổ mạnh vào “bắt đáy” thị trường. Chỉ tính riêng hai tháng 3 và 4 có tới gần 70.000 tài khoản chứng khoán được mở mới, mang lại dòng tiền hỗ trợ tích cực cho thị trường.
Dòng tiền nội đóng vai trò quan trọng nâng đỡ thị trường
Trong khi đó, áp lực bán ròng của khối ngoại đang giảm dần và thậm chí họ đã trở lại mua ròng trên TTCK Việt Nam vào cuối tháng 5. Một điểm đáng chú ý, các quỹ ETFs nội mới thành lập như VFMVN Diamond ETF, SSIAM Fin Lead ETF đã thu hút dòng vốn mới lên tới 1.000 tỷ đồng trong tháng 5 và chưa có dấu hiệu dừng lại, trong khi các quỹ ETFs ngoại cũng tạm ngưng rút vốn. Thống kê cho thấy diễn biến thị trường thường có sự đồng pha với dòng vốn ETFs. Việc các quỹ nội liên tục thu hút vốn, cùng với sự ra đời của nhiều quỹ ETF nội mới đã góp phần hỗ trợ thị trường trong giai đoạn khó khăn.
Đầu tư cổ phiếu nào đón "sóng" đầu tư công?
Theo Agriseco, nếu các dự án đầu tư công quan trọng sớm đi vào triển khai, nhiều nhóm cổ phiếu sẽ được hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp vào hoạt động kinh doanh, trở thành câu chuyện đầu tư quan trọng trong thời gian tới.
CTCK Agriseco vừa đưa ra báo cáo đánh giá cơ hội đầu tư cổ phiếu từ làn sóng đầu tư công của Chính phủ.
Theo báo cáo, dịch Covid-19 dẫn đến các biện pháp quyết liệt của Chính phủ, trong đó có giai đoạn giãn cách xã hội trong tháng 4/2020. Sau dịch, ngoài ảnh hưởng trực tiếp từ sự đình trệ kinh tế, ảnh hưởng gián tiếp từ bên ngoài cũng là khó lường, áp lực kích hoạt tăng trưởng trở lại khiến cho Chính phủ có thể phải sử dụng các chính sách kích thích kinh tế. Agriseco cho rằng có nhiều lý do khiến cho đầu tư công có thể là một trong những công cụ phù hợp nhất với bối cảnh hiện tại.
Thứ nhất, đại dịch Covid một mặt cũng tạo ra cơ hội cho Việt Nam đón làn sóng dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Tuy nhiên Việt Nam vẫn còn những trở ngại như cơ sở hạ tầng thấp, thiếu điện, chi phí vận tải đường bộ quá cao,...Để không lỡ mất cơ hội lần này, Việt Nam cần đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng và rà soát lại các điều kiện kinh doanh, các dự án cao tốc, cầu đường có áp lực hoàn thiện càng nhanh càng tốt.
Thứ hai, vốn đầu tư từ FDI và khối tư nhân đã đóng vai trò dẫn dắt tăng trưởng trong giai đoạn vừa qua nhiều khả năng không thể tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng do ảnh hưởng của đại dịch, buộc vốn đầu tư từ ngân sách bù đắp thiếu hụt và duy trì động lực tích cực cho nền kinh tế.
Việc chậm trễ giải ngân trong các năm trước, cũng như ngân sách nhà nước liên tục thặng dư trong giai đoạn vừa qua, tạo ra dư địa cho các năm tới. Hiện tại, tồn dư ngân sách từ 2019 chuyển sang 2020 đã là hơn 225 nghìn tỷ đồng. Cùng với kế hoạch giải ngân năm 2020 là 470 nghìn tỷ đồng, chi ngân sách đầu tư công nếu đạt kế hoạch sẽ là động lực lớn cho nền kinh tế để có thể hồi phục đi lên theo hình chữ V theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Thứ ba, giải ngân đầu tư công là công cụ trực tiếp đi vào nền kinh tế và có tác động trực tiếp và gián tiếp lên nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội, thay đổi bộ mặt hạ tầng của các khu vực kinh tế trọng điểm.
Những động thái quyết liệt của Chính phủ
Chính phủ bắt đầu có một số chỉ đạo quyết liệt hơn trước khi kết thúc quý 1. Trong chỉ thị số 11/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, "Đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư" được coi là một trong những giải pháp cấp bách phải thực hiện ngay lập tức trong các nhóm hành động ứng phó với dịch Covid-19.
Thủ tướng Chính phủ cho phép các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền về việc chuyển đổi từ đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công thuần túy đối với các dự án tọng điểm.
Căn cứ vào Chỉ thị này, Thường trực Chính phủ cũng đã phê duyệt đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải, qua đó chấp thuận việc chuyển đổi từ đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công thuần túy 3 trên 8 Dự án thành phần của Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020.
Tính đến hết tháng 4, ước giải ngân kế hoạch vốn đầu tư của các Bộ, Ngành trung ương, địa phương đạt 89 nghìn tỷ đồng, đạt 18,98% kế hoạch, tích cực hơn phần nào so với con số 16,45% cùng kỳ năm trước.
Cổ phiếu nào hưởng lợi từ "sóng" đầu tư công?
Theo Agriseco, nếu các dự án đầu tư công quan trọng sớm đi vào triển khai, nhiều nhóm cổ phiếu sẽ được hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp vào hoạt động kinh doanh, trở thành câu chuyện đầu tư quan trọng trong thời gian tới.
Cụ thể, các nhóm cổ phiếu thượng nguồn, bao gồm xây lắp và vật liệu xây dựng, có thể được hưởng lợi sớm và nhanh nhất và phản ánh vào kết quả kinh doanh. Dù vậy, vẫn cần đánh giá kỹ hơn từng cổ phiếu trong ngành để xem xét đầu tư. Nhóm Vật liệu xây dựng có nhiều yếu tố đặc thù. Các doanh nghiệp thép (HPG), khai thác đá (CTI, KSB, NNC, DHA,...) xi măng (HT1, BCC...), hay Nhựa đường (PLC) hưởng lợi tùy thuộc vào vị trí địa lý của các dự án được triển khai, năng lực của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, giá chào thầu và nhiều yếu tố khác.
ACV có thể là chủ đầu tư cũng như vận hành khai thác các dự án xây mới sân bay Long Thành, mở rộng nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, T2 Nội Bài. Dù tiềm năng của các dự án này có thể mang đến bước ngoặt dài hạn cho ACV, tuy nhiên triển vọng này tạm thời chưa phản ánh trong ngắn hạn.
Đầu tư công sẽ làm thay đổi bộ mặt hạ tầng nhiều khu vực, gián tiếp tạo ra triển vọng cho nhiều ngành nghề, dù vậy, đây là tác động cần nhiều thời gian để thẩm thấu. Hạ tầng phát triển giúp thu hút vốn FDI, tác động tích cực lên nhóm Khu công nghiệp. Hệ thống giao thông kết nối phát triển cũng đồng thời thúc đẩy tốc độ đô thị hóa, tạo ra tiềm năng cho các dự án Bất động sản trong khu vực...
Cổ phiếu Sabeco tăng trần, chứng khoán đi lên 3 phiên liên tiếp Chỉ số VN-Index đóng cửa phiên 7/5 tăng 1,8%, dừng tại 797 điểm. Nhóm bluechip đóng vai trò chủ đạo dẫn dắt thị trường khi có tới 26/30 cổ phiếu trong rổ VN30 tăng điểm. Thị trường chứng khoán Việt Nam có phiên tăng điểm thứ 3 liên tiếp vào hôm nay khi đà tăng mạnh trong phiên giao dịch hôm qua được...