Mắc cả trái cà dài 30 cm trong bụng vì chữa táo bón
Không biết người đàn ông đã nhét quả cà vào trong cơ thể như thế nào nhưng bác sĩ cho biết vì tương đối dài nên quả cà này suýt nữa đã chạm vào tim của anh và gây nguy hiểm tính mạng.
Chỉ vì trái cà dài 30 cm mà người đàn ông trung niên đã suýt nữa mất mạng
Một người đàn ông Trung Quốc 50 tuổi không rõ tên đã đến bệnh viện địa phương khám sau 2 ngày đưa quả cà dài 1 feet (hơn 30 cm) vào trong cơ thể. Anh ta nói với các bác sĩ rằng không thể tự mình lấy quả cà ra.
Quả cà hầu như vẫn còn nguyên vẹn sau khi lấy ra khỏi cơ thể bệnh nhân
Hình ảnh chụp X quang cho thấy quả cà tím nằm nguyên vẹn trong ruột của bệnh nhân và anh ta phải trải qua phẫu thuật để lấy nó ra. Báo Kan Kan còn cho biết bệnh nhân đã nghĩ rằng trái cây mà cụ thể là quả cà có thể giúp mình trị chứng táo bón.
Thứ quả bình thường suýt chạm vào cuống tim và trở thành thủ phạm giết người
Đáng tiếc là quả cà tím măc du đung la co tac dung thanh nhiêt, giai đôc, nhuân trang nhưng lai không thê phat huy hiêu qua khi con nguyên như vây. Nó đã mắc kẹt ở một đoạn gấp khúc, khiến người đàn ông bị sưng dạ dày và viêm phổi. May mắn là hiện tại, sau khi tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân đang dần dần hồi phục.
Bác sĩ cũng choáng váng khi lấy được quả cà ra khỏi cơ thể bệnh nhân
Trà Xanh
Theo Dân trí
Đừng coi thường việc uống nước: Hãy uống nước theo 8 cách này sẽ "giải cứu" banh khỏi bệnh tật
Nước trắng không chỉ là thứ cần thiết cho cuộc sống của con người, mà nó còn có công dụng thần kì trong việc chữa bệnh.
Nếu muốn phòng ngừa 8 bệnh và các triệu chứng sau đây bằng những cách đơn giản nhất thì tại sao không chọn uống nước? Chỉ cần uống một cốc nước ấm là có thể giúp bạn khỏe mạnh và phòng bệnh rồi!
1. Bệnh tim: Uống một ly nước trước khi đi ngủ
Nếu tim của bạn không tốt, bạn nên tập thói quen uống một cốc nước trước khi đi ngủ, điều này có thể dự phòng các bệnh rất dễ xảy ra vào buổi sáng sớm như: Tim đau thắt, nhồi máu cơ tim. Nhồi máu cơ tim và các bệnh khác là do độ nhớt trong máu cao dẫn đến.
Nếu tim của bạn không tốt, bạn nên tập thói quen uống một cốc nước trước khi đi ngủ.
Khi con người ngủ, vì ra mồ hôi, nước trong cơ thể bị mất đi, khiến nước ở trong máu giảm xuống, độ nhớ của máu cũng sẽ biến đổi tăng rất cao. Nhưng nếu trước khi đi ngủ, bạn có thể uống một cốc nước, có thể làm giảm độ dính trong máu, giúp máu lưu thông tốt, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nguy hiểm. Vì vậy, một cốc nước trước khi đi ngủ có thể cứu sống bạn.
Tuy nhiên, Giáo sư Hùng Trưởng Minh (Khoa Tim mạch, Bệnh viện Phụ Ngoại, Viện Khoa học Y học Trung Quốc), nói rằng để đạt được một trái tim khỏe mạnh, người bị bệnh tim cần phải ghi nhớ cách uống nước sau đây:
- Không nên uống quá nhiều nước: Nếu người bị bệnh tim uống quá nhiều nước, tim sẽ bị quá tải và dẫn đến hiện tường khó thở, tim đập nhanh và các triệu chứng khác có thể xảy ra, và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Khi uống nước, bạn không được uống tất cả trong một lần, uống một ngụm và uống từ từ. Mỗi lần uống từ 200-300ml là thích hợp, mỗi ngày có thể uống số lượng ít và chia làm nhiều lần.
Nếu người bị bệnh tim uống quá nhiều nước, tim sẽ bị quá tải và dẫn đến hiện tường khó thở, tim đập nhanh...
- Không nên uống nước quá nóng: Người bị bệnh tim nên uống nước ấm từ 30-40 độ. Khi ăn cơm và uống nước canh cũng như vậy, không được ăn hoặc uống ngay sau khi nấu, nên để nguội một chút, sau đó dùng thìa múc ăn.
- Không nên uống nước liên tục: Người bị bệnh tim nên áp dụng phương pháp bổ sung nước gián đoạn với số lượng ít, nhiều lần, đồng đều, cứ 2-3 giờ uống nước một lần là thích hợp, khoảng 200 ml mỗi lần. Đặc biệt là trong 3 thời điểm là trước khi đi ngủ, tỉnh dậy vào ban đêm và tỉnh dậy lúc sáng sớm, nên uống 100ml nước.
- Không nên uống nước quá lạnh: Mới bước vào mùa hè, mọi người đều thích uống đồ uống có đá và ăn dưa hấu để giải nhiệt. Tuy nhiên, những người mắc bệnh tim không nên ăn đồ uống và thức ăn vừa mới được đưa ra khỏi tủ lạnh, nếu không, nó sẽ khiến tăng nhịp tim, tăng lượng tiêu thụ oxy của tim, và có thể gây rối loạn nhịp tim và đau thắt cơ tim.
Mới bước vào mùa hè, mọi người đều thích uống đồ uống có đá và ăn dưa hấu để giải nhiệt .
2. Giải độc: Uống một cốc nước vào sáng sớm
Rất nhiều người đều nghe nói rằng uống một cốc nước vào buổi sáng sớm rất có lợi cho cơ thể. Có người uống nước muối, có người uống nước mật ong, còn có người vì muốn cơ thể thon gọn thì uống nước chanh, vậy rốt cuộc uống nước gì là tốt nhất?
Sự trao đổi chất trong cơ thể con người trải qua một đêm, chất thải trong cơ thể cần có một lực để giúp bài tiết chúng ra khỏi cơ thể. Không có bất cứ một loại nước ngọt hay một loại nước dinh dưỡng nào là tốt nhất.
Nếu là nước đường hoặc là nước dinh dưỡng đi vào cơ thể, thì chúng cần thời gian để chuyển hóa, không thể có tác dụng đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng. Vì vậy, uống một cốc nước đun sôi để nguội vào sáng sớm là phương pháp giải độc tốt nhất.
Rất nhiều người đều nghe nói rằng uống một cốc nước vào buổi sáng sớm rất có lợi cho cơ thể.
3. Cảm lạnh: Uống nhiều nước hơn bình thường
Mỗi khi bạn bị cảm lạnh, chúng ta sẽ thường nghe bác sĩ nói "Uống nhiều nước hơn!" Lời dặn này của bác sĩ là đối với bệnh cảm mạo là đơn thuốc tốt nhất. Bởi vì khi cơ thể con người đang bị cảm mạo, sốt, cơ thể sẽ có phản ứng làm giảm thân nhiệt bằng chức năng tự bảo vệ, biểu hiện lúc này chính là ra mồ hôi, thở gấp, tăng cường độ ẩm cho da...
Lúc này cần phải bổ sung lượng nước lớn, và cơ thể cũng có biểu hiện khát. Uống càng nhiều nước không những thúc đẩy việc ra mồ hôi và đi tiểu mà còn điều tiết thân nhiệt, và thúc đẩy bài tiết các vi khuẩn gây bệnh ra ngoài cơ thể một cách nhanh chóng.
4. Đau dạ dày: Ăn cháo "giữ nước"
Những người bị bệnh dạ dày, hoặc cảm thấy dạ dày không thoải mái, có thể áp dụng phương pháp ăn cháo "giữ nước". Nhiệt độ của cháo phải trên 60 độ C, ở nhiệt độ này sẽ sản sinh ra một loại keo có tác dụng tiêu hóa, cháo mềm cho vào miệng có thể nuốt luôn, sau khi xuống dạ dày vô cùng dễ tiêu, thích hợp với cả những người bị bệnh đau dạ dày.
Trong cháo có lượng nước lớn, còn có tác dụng bôi trơn đường ruột, giúp loại bỏ các chất độc hại trong ruột và đưa chúng ra ngoài cơ thể.
Những người bị bệnh dạ dày , hoặc cảm thấy dạ dày không thoải mái, có thể áp dụng phương pháp ăn cháo "giữ nước".
5. Táo bón: Càng phải uống thật nhiều nước
Táo bón có 2 nguyên nhân đơn giản: Thứ nhất là trong cơ thể bị thiếu nước, thứ 2 là cơ quan đường ruột không có lực để bài tiết các chất thải ra ngoài. Trước tiên cần phải kiểm tra rõ ràng nguyên nhân phát sinh ra bệnh táo bón, hàng ngày thường xuyên uống nước nhiều hơn.
Đặc biệt, khi uống nước cần phải uống từng ngụm nước to, động tác nuốt phải nhanh, như vậy mới có đủ nước chảy đến kết tràng, kích thích nhu động ruột, thúc đẩy bài tiết. Nên nhớ rằng, không được nhấp từng ngụm nhỏ, như vậy nước chảy với tốc độ chậm, nước rất dễ dàng ở lại dạ dày và hấp thu vào da, gây tiểu tiện.
6. Buồn nôn: Dùng nước muối loãng để gây nôn
Tình trạng nôn mửa xuất hiện rất phức tạp. Có khi chỉ là ăn một loại thực phẩm không tốt, cơ thể phải gây phản ứng để bảo vệ, đẫn đến có hiện tượng nôn ói. Tuy nhiên, không cần phải lo lắng về nôn ói, vì nôn ra những chất bẩn khiến cơ thể cảm thấy thoải mái hơn. Nếu bạn cảm thấy rất khó có thể nôn thực phẩm ra ngoài, thì có thể sử dụng nước muối loãng gây nôn. Chuẩn bị một cốc nước muối trên tay, uống vài ngụm to, sẽ giúp thúc đẩy các chất bẩn nôn ra ngoài.
Sau khi nôn sạch sẽ, có thể dùng nước muối súc miệng, cũng là cách đơn giản giúp tiêu viêm. Ngoài ra, nước muối loãng cũng giúp điều trị mất nước sau khi nôn mửa, giúp bổ sung dịch thể rất tốt, có thể giải quyết nhanh chóng tình trạng mệt mỏi cuả người bệnh.
Sau khi nôn sạch sẽ, có thể dùng nước muối súc miệng, cũng là cách đơn giản giúp tiêu viêm.
7. Béo phì: Uống một chút nước sau khi ăn cơm nửa giờ
Có một vài người cho rằng, không uống nước có thể giảm béo! Hiệu nay, các chuyên gia y tế có thể khẳng định với các bạn rằng: đây chính là một ý nghĩ sai lầm. Muốn giảm thể trọng của cơ thể, mà không uống đủ nước, chất béo trong cơ thể không được chuyển hóa, dẫn đến cơ thể càng tăng cân.
Có rất nhiều phản ứng hóa học trong cơ thể đều dùng nước làm môi trường để dẫn truyền. Chức năng của hệ tiêu hóa và chức năng nội tiết trong cơ thể đều cần nước, các độc tốt trong kết quả chuyển đổi đều dựa vào nước để giúp tiêu độc, uống nước đầy đủ có thể ngăn ngừa rối loạn hệ tiêu hóa. Bạn có thể uống nước sau khi ăn khoảng nửa tiếng, để tăng cường chức năng tiêu hóa, giúp bạn duy trì vóc dáng thon gọn.
8. Buồn bực: Nên uống nhiều nước
Nếu trạng thái tinh thần và chức năng sinh lý của con người có liên quan đến nhau, thì có một chất là đầu nối liên hệ hai thứ này, đó chính là hormone. Đơn giản mà nói, hormone cũng được chia thành 2 loại: Một loại là sản sinh ra khoái cảm, một loại là sản sinh ra buồn bực. Đạo não tạo ra một chất kích thích có tên gọi "hormone vui sướng", tuyến thượng thận trên thông thường tạo ra chất gọi là "hormone buồn bực".
Khi một người đau khổ, buồn rầu, hormone ở tuyến thượng thận trên sẽ tăng cao, nhưng nó giống như một chất độc có thể bài tiết ra bên ngoài cơ thể, phương pháp giải quyết chính là uống nhiều nước. Kết hợp với thể dục, hormone ở tuyến thận trên sẽ cùng với mồ hôi bài tiết ra ngoài. Hoặc là khi buồn nhiều người thường khóc to một trận, hormone tuyến thận trên sẽ cùng nước mắt đẩy ra ngoài, giúp tiêu tan nỗi phiền muộn.
Nguồn: Sohu, Sina
Theo Helino
Uống nước ép từ loại rau này vừa thanh nhiệt, làm đẹp da và lại có những bài thuốc chữa bệnh rất "thần sầu"! Theo lương y Bùi Hồng Minh, rau má có rất nhiều tác dụng chữa bệnh. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng rau má vào những bài thuốc chữa bệnh theo những hướng dẫn này. Rau má - Loại rau mọc bờ mọc bụi nhưng cực giàu dưỡng chất, không thể không bổ sung vào mùa hè Rau má là loại rau mọc...