Mắc bệnh nguy hiểm vì ăn nhiều đường
Ăn quá nhiều đường sẽ gia tăng nguy cơ béo phì và nhiều vấn đề về sức khỏe. Mùa bánh Trung thu sắp tới, bạn hãy cẩn trọng khi thưởng thức các loại bánh ngọt.
Ảnh minh họa: Internet
Tiểu đường
Đường cung cấp năng lượng mà cơ thể không thể hấp thu dễ dàng và nhanh chóng. Đó là lý do bệnh tiểu đường type 2 có nguy cơ gia tăng theo lượng đường tiêu thụ, kết quả một nghiên cứu đăng trong Tập san Hiệp hội Y khoa Mỹ cho biết. Chỉ cần thêm một muỗng đường trong khẩu phần ăn hàng ngày có thể làm gia tăng nguy cơ gấp đôi, ông Matthias B. Schulze – người đứng đầu công trình nghiên cứu nói.
Video đang HOT
Một cuộc nghiên cứu khác trên Tập san Hiệp hội Y khoa Mỹ cũng cho biết, tiêu thụ quá nhiều carbohydrat như đường, sẽ thúc đẩy gia tăng mỡ máu và do đó tăng nguy cơ mắc các chứng về tim mạch. Cuộc nghiên cứu chú trọng đến những sản phẩm có đường đã xác định: năng lượng sinh ra bởi chất ngọt trong thành phần của chúng. Ông Jean A. Welsh, tác giả nghiên cứu cho biết, “càng tiêu thụ nhiều đường, càng gia tăng nguy cơ mỡ máu và chỉ số triglyceride cao, mức cholesterol “tốt” giảm, cholesterol “xấu” tăng”.
Bệnh liên quan đến béo phì
Dùng nhiều đường làm tăng cân và béo phì, dẫn đến gia tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh khác ngoài tiểu đường và tim mạch, bao gồm: huyết áp cao, đột quỵ, túi mật, gan, viêm khớp xương mạn tính, bệnh phụ khoa, ngưng thở khi ngủ và ung thư vú. Nếu chỉ số khối cơ thể (Mass Index) của một người là 25 hoặc cao hơn là dấu hiệu cơ thể tăng trọng, người đó sẽ béo phì nếu chỉ số này là 30 hoặc cao hơn.
Chúng ta nên làm gì?
Cần cắt giảm lượng thực phẩm chứa đường, cảnh giác với những món chứa đường khi đọc nhãn thực phẩm. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyên hạn chế lượng đường dùng hàng ngày: nữ nạp tối đa 100 calori năng lượng từ đường, nam tối đa 150 calori, tương đương sáu muỗng cà phê và chín muỗng cà phê.
Theo Phunuonline
Giảo Cổ Lam - nên sử dụng dạng trà hay dạng viên nén cho bệnh huyết áp, tiểu đường, mỡ máu cao
Giảo cổ lam (GCL) là một cây thuốc quý được ghi trong sách cổ. Đây là cây thuốc đặc biệt vì có tác dụng hạ đường huyết trên thực nghiệm mạnh đồng thời làm hạ mỡ máu và ổn định huyết áp.
Cây Giảo Cổ Lam
Giảo cổ lam đã được dùng phổ biến ở Nhật Bản, Mỹ, Đức, Nga...giúp phòng ngừa bệnh tật, giải độc cơ thể mạnh và hỗ trợ tích cực trong điều trị bệnh tiểu đường, mỡ máu và huyết áp cao. Đây là một dược liệu hiếm hoi được nghên cứu kỹ lượng và chứng minh tác dụng rõ rệt trên thực nghiệm cũng như lâm sàng.
Các nghiên cứu tại Viện hàn lâm khoa học Thụy Điển lần đầu tiên đã tìm thấy một hoạt chất mới trong Giảo cổ lam có tác dụng kích thích tuỵ tiết insulin và làm tăng khả năng dung nạp insulin từ tế bào. Các nghiên cứu ở Nhật, Thụy Điển, Đức cũng đã chứng minh Giảo cổ lam có tác dụng hạ đường huyết, hạ mỡ trong máu. Chất saponin trong cây GCL có tác dụng tẩy giửa chất béo giống như xà phòng, giúp đánh tan các chất mỡ bám trong thành mạch máu và làm trơn láng thành mạch, tăng cường lưu thông máu trong cơ thể do vậy giúp ổn định huyết áp. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Hàn Quốc đã tìm thấy 7 hoạt chất trong cây GCL có tác dụng kìm hãm mạnh sự phát triển của tế bào ung thư vú, phổi, đại tràng (công trình đã được đăng tải trên tạp chí khoa học hàng đầu thế giới).
Tại Việt Nam cây GCL thường được phát hiện trên những vùng núi có độ cao trên 1000m và có chất lượng hàng đầu thế giới. Giảo cổ lam được GS.TS. Phạm Thanh Kỳ nghiên cứu trong khuôn khổ đề tài quốc gia và được chuyển giao cho Công ty Tuệ Linh sản xuất dạng trà túi lọc 2g và viên nén chứa 500mg cao chiết xuất chuẩn hoá. Với người bình thường dùng trà túi lọc Giảo cổ lam hãm uống ngày 2-3 gói sẽ giúp tinh thần tỉnh táo (do máu lưu thông tốt và tăng cường máu lên não), giúp tăng lực và hết mệt mỏi (Giảo cổ lam có chất saponin giống nhân sâm nên còn được gọi là Ngũ diệp sâm) và phòng chống bệnh tiểu đường, mỡ máu.
Tuy nhiên với những người đang điều trị bệnh mỡ máu, tiểu đường, cao huyết áp và có vấn đề về tim mạch thì nên sử dụng viên Giảo cổ lam chiết xuất 500mg cao chuẩn hoá với liều 6 viên một ngày để hỗ trợ điều trị tốt hơn. Lý do là một số hoạt chất rất quý trong cây Giảo cổ lam không thể chiết bằng nước nóng như hãm trà, mà phải chiết bằng hệ dung môi ethanol: nước ở áp suất và nhiệt độ thấp.
Đặc biệt là chất Adenosin rất tốt cho tim mạch. Hơn nữa với những bệnh như trên thì cần phải dùng liều cao mới có kết quả rõ rệt (500mg chiết xuất chuẩn hoá tương đương 3 gói trà 2g). Sử dụng 6 viên Giảo cổ lam hàng ngày kết hợp uống trà Giảo cổ lam không những tăng cường sức khỏe, giúp người nhẹ nhõm sảng khoái, giảm béo, dễ ngủ và ngủ sâu giấc, làm tăng tuổi thọ mà còn giúp ổn định đường huyết, mỡ máu, huyết áp.
Theo TNO
Giảo Cổ Lam - nên sử dụng dạng trà hay dạng viên nén? Giảo cổ lam (GCL) là một cây thuốc quý được ghi trong sách cổ. Đây là cây thuốc đặc biệt vì có tác dụng hạ đường huyết trên thực nghiệm mạnh đồng thời làm hạ mỡ máu và ổn định huyết áp. Cây Giảo Cổ Lam Giảo cổ lam đã được dùng phổ biến ở Nhật Bản, Mỹ, Đức, Nga...giúp phòng ngừa bệnh...