Mắc bệnh lạ, chàng trai rụng dần tứ chi
Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) vừa tiếp nhận anh Nguyễn Hoàng Gia Bảo (18 tuổi, ngụ quận Thủ Đức, TP HCM) mắc một căn bệnh chưa từng thấy tại Việt Nam.
Trước đó, ngày 13/8, anh Bảo được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng tất cả các bàn chân, bàn tay đã bị “rụng” trụi lủi, chỉ còn trơ phần vẫy sừng đang tiếp tục bong ra từng lớp; cẳng chân trái sưng phù, thối rữa. Các bác sĩ đã cắt lọc phần hoại tử và điều trị tích cực cho bệnh nhân.
Theo bác sĩ Nguyễn Đặng Thuận An, Khoa Huyết học Bệnh viện Chợ Rẫy, qua xét nghiệm, các bác sĩ chưa thể tìm ra nguyên nhân bệnh trạng của bệnh nhân.
Hội chẩn liên chuyên khoa, các bác sĩ nhận định có thể bệnh nhân đã mắc phải loại bệnh Na De Mellda (mới chỉ ghi nhận vài ca trên thế giới). Bệnh viện đang lên kế hoạch hội chẩn với các chuyên gia y tế thế giới để tìm hướng điều trị cho bệnh nhân.
Các kết quả xét nghiệm ban đầu cho thấy anh Bảo bị nhiễm trùng da, thiếu máu, cơ chế sinh máu không bình thường, thiếu hormone sinh dục…
Các bác sĩ tại Việt Nam lên kế hoạch hội chẩn với chuyên gia thế giới để tìm hướng điều trị
Video đang HOT
Theo gia đình, khi mới 4 tháng tuổi, các đầu ngón tay của anh Bảo nổi sừng, đóng vảy và được kiểm tra điều trị tại hai cơ sở y tế ở TP HCM với chẩn đoán bị nấm móng. Sau đó, tình trạng này tiếp tục xuất hiện ở hai bàn chân. Tồi tệ hơn, căn bệnh quái ác đã khiến các ngón tay, chân chàng trai bất hạnh khô lại rồi “rụng” dần từng đốt theo năm tháng.
18 tuổi, ngoài bị thành tàn phế, chàng trai trẻ đang ngắc ngoải chống chọi với căn bệnh lạ
Được biết, hàng chục năm qua, gia đình chạy chữa cho anh bảo bằng thuốc đông y nhưng gần như vô vọng.
Theo Nguyễn Thạnh (Người lao động)
Chưa có đề xuất "ngực lép" không được lái xe
"Chưa có Dự thảo quy định "ngực lép, thấp bế nhẹ cân..." không được lái xe như một số cơ quan báo chí thông tin".
Theo ông Lâm, hiện tổ biên tập của Ban soạn thảo mới tranh luận phiên họp đầu tiên nên Chưa có Dự thảo quy định "ngực lép, thấp bế nhẹ cân..." không được lái xe như một số cơ quan báo chí thông tin.
Đó là khẳng định của Phó Cục trưởng Cục Y tế GTVT (Bộ GTVT) Nguyễn Thành Lâm với PV xung quanh quy định tại thông tư liên tich của Bộ Y tế và Bộ GTVT ngày 7/8 (gọi tắt là dự thảo) như một số cơ quan báo chí thông tin.
Ông Trần Quý Tường, Phó cục trưởng Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết, báo chí đã nhầm lẫn khi phản ánh về chuyện " ngực lép" mới được lái xe bởi Bộ Y tế chỉ mới thành lập ban soạn thảo và chưa công bố lấy ý kiến nội dung dự thảo nào liên quan đến vấn đề này.
Trước khi soạn thảo sẽ khảo sát các thông số, chỉ số sinh học (chiều cao, cân nặng, số đo vòng ngực, tình trạng sức khỏe) của những người đang lái xe. Các chỉ số khảo sát này góp phần làm cơ sở xây dựng các chỉ số sức khỏe bảo đảm cho vận hành phương tiện giao thông. Từ đây sẽ có các quy định khác nhau với lái xe chuyên nghiệp và lái xe của gia đình.
Phó cục trưởng Cục Y tế GTVT Nguyễn Thành Lâm cũng nói rõ, tổ biên tập của ban soạn thảo Thông tư liên tịch Quy định tiêu chuẩn sức khoẻ người lái xe, khám sức khỏe định kỳ ...mới chỉ họp tranh luận phiên đầu tiên và chưa trình lên ban soạn thảo nên không thể có chuyện có Dự thảo quy định ngực lép, thấp bế nhẹ cân... không được lái xe như một số cơ quan báo chí thông tin
Ông Lâm cho biết, chi khi nào tổ biên tập của Ban soạn thảo viết xong, xin ý kiến của các chuyên gia đầu ngành và tập hợp các ý kiến rồi biên tập lại mới gửi ban soạn thảo. Sau đó Ban soạn thảo lại họp và đưa ra công luận xin ý kiến rộng rải...
Khi được hỏi, trong phiên họp đâu tiên của tổ biên tập Ban soạn thảo, quy định vòng ngực, chiều cao... đối với người lái xe được tổ biên tập "tranh luận" như thế nào.
Ông Lâm cho biết: Năm 2008 khi Bộ Y tế đưa ra Quy định tiêu chuẩn sức khoẻ người lái xe trong đó có quy định về việc "vòng ngực, chiều cao..." dư luận đã có ý kiến, Chính vì vậy nên bây giời phải sửa đổi.
Tuy nhiên, ông Lâm cũng khẳng định, việc đo lồng ngực, đo lực tay... là quy định bắt buộc khi khám sức khỏe lái xe. Và thực tế quy định này đã có trên thế giới. Vấn đề khi áp dụng vào Việt Nam quy định chỉ số như thế nào cho phù hợp thì ban biên tập vẫn đang tính toán lấy ý kiến rồi mới trình ban soạn thảo.
" Việc đặt ra những quy định trên là để tốt cho người dân, bởi những người có sức khỏe, có lồng ngực đạt tiêu chuẩn thì sẽ làm chủ được tốc độ vận tốc của xe, điều này sẽ an toàn cho người điều khiển phương tiện và cho cả cộng đồng", Phó cục trưởng Cục y tế GTVT cho hay.
Ông Lâm cũng dẫn chứng, việc quy định vòng ngực, chiều cao... đối với người lái xe thế giới cũng đã áp dụng khi khám sức khỏe. Bởi thực tế độ cao không đảm bảo, không phù hợp, tay ngắn chân ngắn thì sẽ không phù hợp lái xe phân khối lớn.
"Hiện nay xe mô tô từ 150 cm3 trở lên được quy định là xe đua và với những người điều khiển loại xe này phải có chiều cao cân nặng và lồng ngực phù hợp mới chịu được áp lực của gió. Trái lại với xe phân khối nhỏ, tốc độ của xe thấp thì lồng ngực thấp không cần cao. Cái này tổ biên tập cũng đang tranh luận và làm cho chuẩn mực để quy định phù hợp với sức khỏe của người điều khiển phương tiện", ông Lâm nói.
Theo Xahoi
Căn bệnh kỳ lạ biến "hoa khôi" miệt vườn sau một đêm hóa thành... bà lão Ngồi trước tôi là một người phụ nữ thân hình gầy xọm, da nhăn nheo, miệng móm, tóc rụng nửa phần. Bà là Nguyễn Thị Nhỏ (53 tuổi), người từng được sánh như "hoa khôi" trong xóm khiến bao người phải trầm trồ. Thế nhưng, từ ngày mắc chứng bệnh lạ, bà bị nhiều người xa lánh, giễu cợt là "người ngoài hành...