Mắc bệnh kỳ quái, người đàn ông không dám ôm vợ con

Theo dõi VGT trên

Căn bệnh kỳ quái khiến ông Dominic Alderson có thể lên cơn co giật bất kỳ lúc nào nếu ai chạm vào cơ thể ông.

Kể từ khi mắc bệnh này, ông không thể ôm vợ con vì có thể lên cơn bất kỳ lúc nào.

Ông Dominic Alderson (49 tuổi) sống với vợ và 2 con ở thị trấn Barnstaple (Anh). Tuy nhiên, cuộc sống của ông bị đảo lộn khi các triệu chứng bệnh xuất hiện cách đây khoảng 16 tháng, theo tờ The Sun (Anh).

Mắc bệnh kỳ quái, người đàn ông không dám ôm vợ con - Hình 1

Căn bệnh kỳ lạ khiến ông Dominic Alderson lên cơn co giật dữ dội, khiến cơ thể cứng lại khi bị chạm vào. Ảnh MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Ông đột ngột bị những cơn co giật dữ dội khiến cơ thể cứng lại. Mỗi lần triệu chứng này xuất hiện có thể kéo dài đến 30 phút. Chỉ cần va chạm nhẹ với con người, thú nuôi, vật dụng hoặc nghe tiếng ồn lớn, ngửi một số mùi hương, cơ thể mệt mỏi cũng có thể kích hoạt cơn co giật. Có những ngày ông Alderson bị đến 8 lần co giật.

Căn bệnh kỳ quái này khiến ông Alderson không thể ôm vợ và các con. Ngay khi vừa phát bệnh, ông đến Bệnh viện hạt North Devon kiểm tra thì được chẩn đoán mắc hội chứng người cứng (SPS). Đây là căn bệnh hiếm gặp với tỷ lệ mắc là 1 trên 200.000 người.

Thông thường, những người mắc hội chứng người cứng thường được chẩn đoán muộn. Tuy nhiên, ông Alderson lại may mắn được chẩn đoán sớm. Điều này là nhờ bác sĩ thần kinh trực tiếp chẩn đoán cho ông từng điều trị cho một ca mắc hội chứng người cứng trước đây.

Ngay sau đó, bác sĩ dùng thuốc để kiểm soát bệnh của ông Alderson. Thuốc không thể kiểm soát hoàn toàn bệnh mà chỉ làm giảm các cơn co thắt. Đồng thời, ông Alderson cũng phải tránh các tác nhân gây co giật. Điều này có nghĩa là ông sẽ không được ôm vợ con mình.

“Khi kể với mọi người về căn bệnh của mình, tôi mô tả nó giống như bệnh Parkinson nhưng Parkinson tấn công vào não, còn hội chứng cứng người lại tấn công vào thân não và cột sống”, ông Alderson giải thích.

Khi co giật, ông không thấy đau nhưng tay chân bị cứng lại. Tình trạng co giật này có thể làm tăng nguy cơ nứt gãy xương nên ông Alderson thường xuyên tập thể dục để tăng mật độ xương.

Cơn co giật có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể ông Alderson nhưng chủ yếu ở bên trái. Bệnh không có cách chữa trị nhưng có thể dùng thuốc để kiểm soát.

Khi lên cơn co giật, ông Alderson sẽ uống thuốc và các triệu chứng thuyên giảm. Các loại thuốc này gồm thuốc làm giãn cơ, thuốc ức chế hệ miễn dịch và một số loại khác, theo The Sun.

Video đang HOT

Không dễ giám sát bệnh đậu mùa khỉ

Ngoài việc ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu do bệnh đậu mùa khỉ gây ra, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo các nước cần có biện pháp ứng phó như chuẩn bị năng lực chẩn đoán, sàng lọc, cách ly, ngăn chặn sự lây nhiễm.

Không dễ giám sát bệnh đậu mùa khỉ - Hình 1

Nhân viên bảo vệ đứng ở lối vào của khu cách ly dành cho bệnh nhân đậu mùa khỉ tại một bệnh viện ở TP Hyderabad (Ấn Độ) vào ngày 25-7-2022 - Ảnh: AFP

Nhiều nước (trong đó có Việt Nam) đã bỏ tờ khai y tế đối với khách quốc tế, việc du nhập bệnh qua các cửa khẩu chỉ là vấn đề thời gian, chưa kể đã có sự lây truyền trong cộng đồng chưa được phát hiện.

Giả thiết nếu dịch bệnh đậu mùa khỉ du nhập vào Việt Nam, các chuyên gia đều cho rằng không dễ để chẩn đoán, cách ly và điều trị.

Đo thân nhiệt, giám sát triệu chứng người nhập cảnh

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Tăng Chí Thượng - giám đốc Sở Y tế TP.HCM - khẳng định đến thời điểm hiện tại địa bàn TP.HCM vẫn chưa phát hiện ca mắc bệnh đậu mùa khỉ nào.

Tuy vậy, căn cứ vào các yêu cầu của Bộ Y tế và Ban chỉ đạo phòng chống dịch TP.HCM, đơn vị đã chỉ đạo cơ sở y tế trực thuộc, yêu cầu các cơ sở y tế đóng trên địa bàn khẩn trương thực hiện các giải pháp phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.

Sau nhiều cuộc họp với các đơn vị chuyên môn, ông Thượng nói TP.HCM đã đưa ra một số giải pháp nhằm "đón lõng", trong đó giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) tổ chức giám sát thân nhiệt và triệu chứng người nhập cảnh qua đường hàng không, hàng hải tại các cửa khẩu nhằm kịp thời phát hiện sớm trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ.

Trong trường hợp nghi ngờ, kiểm dịch viên y tế sẽ thăm khám, khai thác thông tin và lập phiếu điều tra dịch tễ.

"Nếu trường hợp có triệu chứng lâm sàng và yếu tố dịch tễ, kiểm dịch viên sẽ hướng dẫn người nhập cảnh đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM hoặc các bệnh viện đa khoa có khu cách ly để được kiểm tra, theo dõi. HCDC đồng thời chịu trách nhiệm xây dựng nội dung truyền thông, hướng dẫn người nhập cảnh nêu trên thông báo cho kiểm dịch viên y tế tại cửa khẩu để được hỗ trợ, tư vấn" - ông Thượng nói.

Ngoài ra, ông còn khẳng định sẽ đề nghị các đơn vị tăng cường truyền thông cho người dân biết khi có triệu chứng nghi ngờ phải đến bệnh viện quận, huyện gần nhất (ban đầu) để được tư vấn, khám sàng lọc và xét nghiệm chẩn đoán.

Các bệnh viện đóng trên địa bàn phải bố trí buồng khám dự phòng để khi tiếp nhận các trường hợp nghi ngờ phải tiến hành sàng lọc, phân luồng, hướng dẫn người bệnh di chuyển đến buồng khám sàng lọc. Tất cả các đơn vị khi tiếp nhận các trường hợp nghi ngờ phải báo cáo về HCDC trong vòng 24 giờ.

Các mẫu bệnh phẩm lấy được có thể gửi về Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, Viện Pasteur TP.HCM làm xét nghiệm chẩn đoán xác định. Trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm, hướng dẫn người bệnh tự cách ly tại nhà (nếu đủ điều kiện và không có triệu chứng nặng) hoặc cách ly tại khu cách ly của bệnh viện.

Bên cạnh việc phối hợp với Đơn vị nghiên cứu lâm sàng - ĐH Oxford (OUCRU) nghiên cứu ca lâm sàng mắc bệnh đậu mùa khỉ (nếu có), Sở Y tế giao Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM làm tuyến cuối tiếp nhận các trường hợp kèm triệu chứng nặng; không đủ điều kiện cách ly tại nhà, bệnh viện tuyến dưới và các trường hợp đã xác định mắc bệnh đậu mùa khỉ.

Cần nghiên cứu thêm về phương pháp lây truyền

Việt Nam hiện được xếp vào nhóm quốc gia chưa ghi nhận ca bệnh, tuy vậy tại cuộc họp trực tuyến do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương chủ trì với sự tham gia của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 24-7 đã thống nhất về nguy cơ dịch bệnh có thể xâm nhập và gây bệnh bất cứ lúc nào do dịch đã ghi nhận ở nhiều quốc gia, trong khi sự giao lưu đi lại ngày càng thuận tiện.

Bộ Y tế cho biết từ 1-1-2022 đến 23-7-2022, WHO đã ghi nhận hơn 16.000 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ, trong đó có 5 trường hợp tử vong tại 75 quốc gia ở tất cả 6 khu vực. Tại khu vực châu Á, các quốc gia cạnh Việt Nam như Thái Lan, Singapore, Trung Quốc đã ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ.

Đây cũng chính là cơ sở để WHO chính thức ban bố bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu bởi tốc độ lây lan rộng "rất rõ ràng". Tuy vậy, cơ quan này cũng thừa nhận "còn nhiều thông tin về bệnh cần được nghiên cứu và tìm hiểu thêm, đặc biệt là về phương thức lây truyền của virus".

Với một loại dịch bệnh còn nhiều điểm chưa rõ, trước mắt Bộ Y tế đưa ra hàng loạt giải pháp "tạm thời", trong đó đáng chú ý là chỉ đạo địa phương theo dõi, giám sát, xử lý các trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ; chuẩn bị sẵn sàng sinh phẩm xét nghiệm phục vụ chẩn đoán, xác định ca bệnh, đồng thời tăng cường giám sát các trường hợp nghi ngờ ngay tại cửa khẩu hoặc các cơ sở y tế. "Khuyến khích khai báo từ người dân vì bệnh thường biểu hiện nhẹ, ít phải vào cơ sở y tế, khó phát hiện qua giám sát chủ động" - báo cáo của Bộ Y tế nêu.

Không dễ giám sát

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trương Hữu Khanh - phó chủ tịch thường trực Hội Truyền nhiễm TP.HCM - cho rằng các động thái của ngành y tế ứng phó với bệnh đậu mùa khỉ là rất cần thiết, đặc biệt với TP.HCM nơi đông dân, có mật độ giao thương lớn. Tuy vậy, theo ông, bên cạnh các khuyến cáo được xem là "đương nhiên" thì việc chẩn đoán và giám sát các ca bệnh không dễ.

"Các nghiên cứu hiện nay cho thấy tỉ lệ lây nhiều nhất vẫn là thông qua quan hệ đồng tính, chứng tỏ phải tiếp xúc rất gần mới có thể lây bệnh. Điều này cũng là cơ sở đánh giá khả năng đột biến của con virus này chưa đáng kể, chưa thể tạo ra một loại dịch bệnh có thể lây ồ ạt như một số bệnh hô hấp khác. Nhưng đây là câu hỏi của 5-10 năm sau, rất cần được giám sát và giải mã" - ông Khanh đánh giá.

Để ứng phó với dịch bệnh này, theo ông, điều khó khăn nhất không phải nằm ở số ca mắc và tử vong mà ở năng lực xét nghiệm chẩn đoán bệnh chưa có sự thống nhất, rõ ràng ở các nước. Do đó cần phải có quy trình làm sao chẩn đoán đúng bằng xét nghiệm và việc xét nghiệm này phải nhanh, còn chậm sẽ không có giá trị.

Ông nói: "Nếu không xét nghiệm nhanh để xác định mà chỉ nhìn triệu chứng lâm sàng bên ngoài sẽ không thể phát hiện được chính xác đó có phải là đậu mùa khỉ hay không".

Tương tự, bác sĩ Nguyễn Thanh Phong - trưởng khoa nhiễm D (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM) - cho rằng bệnh đậu mùa khỉ cũng có nhiều nét tương đồng bệnh thủy đậu, khi trong nước chưa có ca mắc, biện pháp duy nhất để xác định là dựa vào các triệu chứng để xét nghiệm khoanh vùng khống chế nguồn lây.

Đặc biệt cũng giống như dịch COVID-19, cần có biện pháp bảo vệ nhóm nguy cơ như mắc bệnh nền và cơ địa suy giảm miễn dịch.

Trong khi đó, một chuyên gia dịch tễ khác tại TP.HCM cũng cho rằng việc giám sát triệu chứng lâm sàng hành khách ở sân bay sẽ không mang đến nhiều giá trị về dịch tễ. Theo vị này, thay vì đo thân nhiệt, giám sát triệu chứng ở cửa khẩu, ngành y tế nên tập trung vào xét nghiệm nhanh các ca bệnh "đi lạc" ở trong các bệnh viện hoặc được phát hiện trong cộng đồng.

Nhiễm bệnh ra sao?

Đậu mùa khỉ ở người lây truyền khi tiếp xúc trực tiếp gần, qua vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn lớn của đường hô hấp và tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.

Thời gian ủ bệnh từ 5-21 ngày, biểu hiện có nét tương đồng như bệnh đậu mùa với triệu chứng thường thấy như sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, mệt mỏi, phát ban giống mụn nước ở nhiều bộ phận của cơ thể. Tỉ lệ tử vong từ 0-11%.

Việt Nam sẽ được cung cấp vắc xin, sinh phẩm xét nghiệm đậu mùa khỉ

Không dễ giám sát bệnh đậu mùa khỉ - Hình 2

Nhân viên an ninh quan sát máy tính có kết nối hệ thống máy đo thân nhiệt từ xa để phát hiện hành khách có thân nhiệt bất thường - Ảnh: VĂN BÌNH

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 25-7, đại diện Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết đến nay chưa có khuyến cáo sử dụng vắc xin đậu mùa khỉ rộng rãi, do bệnh ít lây nhiễm hơn so với các bệnh lây khác như COVID-19.

"Trong điều kiện cần thiết có thể sử dụng vắc xin trên nhóm nguy cơ, đặc biệt là sau phơi nhiễm"- đại diện Cục Y tế dự phòng cho biết.

Về xét nghiệm phát hiện người mắc đậu mùa khỉ, Cục Y tế dự phòng cho biết có thể thực hiện qua giải trình tự gene hoặc Realtime - PCR, thời gian cho kết quả tương tự COVID-19. Hiện một số tổ chức quốc tế đã thông báo sẽ cung cấp sinh phẩm cho Việt Nam.

Để phòng chống đậu mùa khỉ xâm nhập thời gian tới, Bộ Y tế đề xuất 5 biện pháp, trong đó cho biết đã xây dựng các kịch bản cho trường hợp nhóm 2 (dịch xuất hiện tại Việt Nam và lây từ người sang người) và nhóm 3 (dịch lây từ động vật sang người). Đồng thời phối hợp với WHO, CDC Hoa Kỳ về sử dụng vắc xin đảm bảo an toàn, đúng thời điểm và hiệu quả.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

4 kiểu ăn sáng tệ hại cho sức khỏe, tốt nhất nên tránh xa4 kiểu ăn sáng tệ hại cho sức khỏe, tốt nhất nên tránh xa
08:15:25 19/02/2025
Làm gì để phòng ngừa đột quỵ?Làm gì để phòng ngừa đột quỵ?
08:31:30 19/02/2025
3 loại cá 'tốt không kém cá hồi', ở Việt Nam chợ nào cũng có3 loại cá 'tốt không kém cá hồi', ở Việt Nam chợ nào cũng có
08:33:38 19/02/2025
Chuyên gia khuyên không nên vứt bỏ phần dây xơ của quả chuối vì điều nàyChuyên gia khuyên không nên vứt bỏ phần dây xơ của quả chuối vì điều này
07:49:57 20/02/2025
Ai nên hạn chế ăn bắp cải?Ai nên hạn chế ăn bắp cải?
08:11:30 19/02/2025
Người cao tuổi, bệnh mạn tính có nên tiêm vắc xin cúm?Người cao tuổi, bệnh mạn tính có nên tiêm vắc xin cúm?
08:13:09 19/02/2025
Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc bác đề nghị của ông Yoon, tiến hành phiên điều trần đúng lịchTòa án Hiến pháp Hàn Quốc bác đề nghị của ông Yoon, tiến hành phiên điều trần đúng lịch
12:44:45 19/02/2025
Nghiên cứu mới hứa hẹn mang lại cuộc cách mạng trong điều trị bệnh timNghiên cứu mới hứa hẹn mang lại cuộc cách mạng trong điều trị bệnh tim
14:29:28 19/02/2025

Tin đang nóng

Truy tố người mẫu lai Đinh Nhikolai tàng trữ trái phép chất ma túyTruy tố người mẫu lai Đinh Nhikolai tàng trữ trái phép chất ma túy
07:46:14 20/02/2025
Một mỹ nhân cải lương lang thang cả đêm, quyết không về phòng khách sạn ngủ vì lý do đặc biệt nàyMột mỹ nhân cải lương lang thang cả đêm, quyết không về phòng khách sạn ngủ vì lý do đặc biệt này
06:10:52 20/02/2025
Trả hồ sơ vụ CEO bất động sản Nhật Nam lừa đảo 25.925 nhà đầu tưTrả hồ sơ vụ CEO bất động sản Nhật Nam lừa đảo 25.925 nhà đầu tư
07:23:25 20/02/2025
Tình thế oái oăm hiện tại của Đàm Vĩnh HưngTình thế oái oăm hiện tại của Đàm Vĩnh Hưng
06:13:49 20/02/2025
Hùng hổ đạp cửa bắt tại trận chồng nằm với 'tiểu tam', nhưng khi nhìn rõ mặt tôi bàng hoàng, chết sữngHùng hổ đạp cửa bắt tại trận chồng nằm với 'tiểu tam', nhưng khi nhìn rõ mặt tôi bàng hoàng, chết sững
06:53:18 20/02/2025
TP.HCM: Người đàn ông tử vong trong tư thế ngồi, chân bị quấn dây vảiTP.HCM: Người đàn ông tử vong trong tư thế ngồi, chân bị quấn dây vải
07:52:37 20/02/2025
Đang cùng vợ ân ái trong đêm tân hôm, đống sách trên cao bỗng đổ ào xuống, tôi chết lặng nhìn một thứ rơi trên đấtĐang cùng vợ ân ái trong đêm tân hôm, đống sách trên cao bỗng đổ ào xuống, tôi chết lặng nhìn một thứ rơi trên đất
07:19:02 20/02/2025
Sao nam đóng phim Tết ồn ào nhất mập mờ yêu đương với một cô gái, sự thật là gì?Sao nam đóng phim Tết ồn ào nhất mập mờ yêu đương với một cô gái, sự thật là gì?
06:21:19 20/02/2025

Tin mới nhất

Nâng cao nhận thức về rủi ro của rượu để người tiêu dùng tự ra quyết định đúng đắn

Nâng cao nhận thức về rủi ro của rượu để người tiêu dùng tự ra quyết định đúng đắn

09:12:07 20/02/2025
Điều này là do một số yếu tố sinh học như cơ thể phụ nữ có nhiều chất béo giữ lại rượu hơn và ít enzyme hơn để phân hủy rượu trước khi rượu đi vào máu.
Một số bệnh dễ mắc khi thời tiết nồm ẩm

Một số bệnh dễ mắc khi thời tiết nồm ẩm

08:39:33 20/02/2025
Các loại nấm mốc, vi nấm phát triển rất nhanh khi trời nồm ẩm, lơ lửng trong không khí, bám vào quần áo, sách vở, chăn chiếu dẫn đến dị ứng, nhiễm trùng. Thời điểm này người sức đề kháng kém như người già và trẻ nhỏ rất dễ mắc bệnh.
Một bác sĩ nổi tiếng qua đời vì cúm, cảnh báo 4 nhóm người có nguy cơ rất lớn

Một bác sĩ nổi tiếng qua đời vì cúm, cảnh báo 4 nhóm người có nguy cơ rất lớn

08:35:02 20/02/2025
Ngoài ra, cần ngủ đủ giấc và tránh mệt mỏi về thể chất và tinh thần. Người mắc bệnh tim mạch phải uống thuốc thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ.
Chủ quan với sâu răng, người đàn ông tử vong vì gặp biến chứng nguy hiểm

Chủ quan với sâu răng, người đàn ông tử vong vì gặp biến chứng nguy hiểm

08:20:25 20/02/2025
Quá lo lắng cho tình hình của chồng, chị Amanda đành đưa anh Firmasyah quay trở lại bệnh viện để yêu cầu bác sĩ kiểm tra lại răng sâu một cách kỹ càng. Theo bác sĩ, tình trạng nhiễm trùng do sâu răng đã lan đến cổ và vai của Firmasyah.
Ứng dụng khoa học và công nghệ trong nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo

Ứng dụng khoa học và công nghệ trong nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo

08:13:21 20/02/2025
Nấm ĐTHT (tên khoa học Cordyceps militaris) là loài nấm thuộc họ Cordycipitaceae, chi Cordyceps. Nấm ĐTHT được hình thành từ một chi nấm ký sinh, phát triển trên cơ thể ấu trùng của côn trùng.
Thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe mắt

Thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe mắt

07:52:03 20/02/2025
Trong khi chế độ ăn uống cân bằng là tối ưu để duy trì sức khỏe của mắt, thì các chất bổ sung có thể cần thiết cho những người có nguy cơ thiếu hụt do chế độ ăn uống không đầy đủ hoặc mắc tình trạng bệnh lý.
Điểm sáng trong cấp cứu, điều trị các ca bệnh nặng ở tuyến huyện

Điểm sáng trong cấp cứu, điều trị các ca bệnh nặng ở tuyến huyện

07:47:05 20/02/2025
Đó chỉ là 3 trong hàng trăm câu chuyện giành giật sự sống cho bệnh nhân từ tay tử thần mà đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và Chống độc đã thực hiện trong năm qua.
Thêm 1 người ở huyện Long Thành bị chó dại cắn

Thêm 1 người ở huyện Long Thành bị chó dại cắn

07:45:04 20/02/2025
Đồng thời hướng dẫn, yêu cầu chủ nuôi nhốt cách ly và theo dõi sức khỏe, quản lý số chó còn lại, không được thả rông chó ra ngoài, không được bán chó. Khi chó có dấu hiệu bất thường phải báo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan th...
Lý do nên ăn lê mỗi ngày để giảm cân và tăng cường miễn dịch

Lý do nên ăn lê mỗi ngày để giảm cân và tăng cường miễn dịch

07:42:30 20/02/2025
Loại quả này chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng thực vật phong phú bao gồm flavonoid, polyphenol và flavonoid. Những hợp chất này giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm, giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính và làm chậm quá trình lão hóa.
Huế tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm

Huế tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm

11:11:37 19/02/2025
Cùng đó, thành lập các đoàn công tác tổ chức kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm, xây dựng các cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.
Cô gái phát hiện giun trong não, thủ phạm là món cá quen thuộc

Cô gái phát hiện giun trong não, thủ phạm là món cá quen thuộc

08:31:45 18/02/2025
Việc ăn thực phẩm tươi sống có thể mang lại trải nghiệm ẩm thực độc đáo, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nếu không có biện pháp phòng tránh phù hợp.
3 thực phẩm yêu thích của cụ bà vẫn đạp xe khi 100 tuổi

3 thực phẩm yêu thích của cụ bà vẫn đạp xe khi 100 tuổi

07:36:08 18/02/2025
Dầu ô liu chứa nhiều chất chống oxy hóa như oleocanthal và oleacein, có tác dụng chống viêm trong cơ thể. Tình trạng viêm liên quan tới nhiều bất ổn sức khỏe mạn tính, bao gồm bệnh tim và tiểu đường loại 2.

Có thể bạn quan tâm

'Lên hương' nhan sắc mùa nắng nhờ áo cách điệu xinh yêu, thoáng mát

'Lên hương' nhan sắc mùa nắng nhờ áo cách điệu xinh yêu, thoáng mát

Thời trang

10:27:38 20/02/2025
Áo cổ tròn không tay đơn giản nhưng được chăm chút bằng các họa tiết thêu đính lấp lánh đi cùng đường viền lông xù ấn tượng. Chiếc áo này mặc cùng quần trắng tạo nên bản phối gợi ý cho phong cách văn phòng công sở
Rosé (BLACKPINK) và bạn trai "toxic" đã chia tay?

Rosé (BLACKPINK) và bạn trai "toxic" đã chia tay?

Nhạc quốc tế

10:07:17 20/02/2025
ẵng đi khoảng 2 tháng thì mới đây, người hâm mộ vô tình phát hiện Evan Mock đã unfollow Rosé trên Instagram lúc nào không hay.
Nghỉ Tết lên lại KTX, nữ sinh phát hiện giường mình thành bàn đẻ bất đắc dĩ

Nghỉ Tết lên lại KTX, nữ sinh phát hiện giường mình thành bàn đẻ bất đắc dĩ

Netizen

09:29:55 20/02/2025
Ký túc xá - nơi mà mỗi ngày trôi qua đều có thể trở thành một tập phim drama dài tập. Sáng mở mắt ra đã thấy dép mình di cư sang giường đứa khác, tối đi ngủ thì lại đau đầu với concert bất đắc dĩ từ phòng bên
Louis Phạm khoe vòng 1 gợi cảm hậu phẫu thuật thẩm mỹ nhưng dính tranh cãi trang phục phải ẩn video

Louis Phạm khoe vòng 1 gợi cảm hậu phẫu thuật thẩm mỹ nhưng dính tranh cãi trang phục phải ẩn video

Sao thể thao

09:22:25 20/02/2025
Mới đây, cựu VĐV TDDC Phạm Như Phương hay còn được gọi với nickname Louis Phạm khiến dân mạng chú ý khi đăng tải video tại phòng tập.
Dự báo tử vi tuổi Ngọ 2025 Ất Tỵ chi tiết từng tháng, từng tuổi

Dự báo tử vi tuổi Ngọ 2025 Ất Tỵ chi tiết từng tháng, từng tuổi

Trắc nghiệm

09:07:19 20/02/2025
Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà dưới đây đã có những dự báo về tử vi tuổi Ngọ 2025 Ất Tỵ chi tiết từng tháng, từng tuổi nạp âm.
Sao Hàn 20/2: Ảnh 'mới toanh' của Jungkook, gia đình Lee Ji Ah vướng tranh chấp

Sao Hàn 20/2: Ảnh 'mới toanh' của Jungkook, gia đình Lee Ji Ah vướng tranh chấp

Sao châu á

08:55:36 20/02/2025
Người hâm mộ đứng ngồi không yên vì loạt ảnh mới toanh của Jungkook; gia đình nữ diễn viên Lee Ji Ah vướng vào vụ kiện tranh chấp tài sản thừa kế 35 tỷ won.
Sao Việt 20/1: Mai Phương Thuý nóng bỏng khi chơi thể thao, Bảo Thanh mua xe mới

Sao Việt 20/1: Mai Phương Thuý nóng bỏng khi chơi thể thao, Bảo Thanh mua xe mới

Sao việt

08:46:46 20/02/2025
Hoa hậu Mai Phương Thuý khoe sắc vóc gợi cảm trên sân tennis, Bảo Thanh tiếp tục khiến fan xuýt xoa về độ giàu có khi sắm thêm ô tô sang.
Chiêm ngưỡng Đền Chín Gian giữa thượng nguồn sông Chu

Chiêm ngưỡng Đền Chín Gian giữa thượng nguồn sông Chu

Du lịch

08:38:30 20/02/2025
Đền Chín Gian nằm trên đồi Pú Pỏm là biểu tượng của sự đoàn kết với bản sắc văn hóa độc đáo của cộng đồng người Thái vùng đất nam Thanh - bắc Nghệ.
Không thời gian - Tập 45: Bà Hồi khó xử khi bố đẻ của Nhớ tìm gặp

Không thời gian - Tập 45: Bà Hồi khó xử khi bố đẻ của Nhớ tìm gặp

Phim việt

08:24:24 20/02/2025
Cuối cùng ông Cường đã quyết định mạnh dạn tìm gặp bà Hồi để xin được nhận con gái, nhưng liệu điều đó có được chấp nhận?
Dara (2NE1) sở hữu hàng trăm đôi giày đắt đỏ, có mẫu Sơn Tùng M-TP từng đi

Dara (2NE1) sở hữu hàng trăm đôi giày đắt đỏ, có mẫu Sơn Tùng M-TP từng đi

Phong cách sao

08:10:35 20/02/2025
Trên trang cá nhân, Dara thường xuyên chia sẻ hình ảnh về sneakers (giày thể thao) và cách cô kết hợp giày sành điệu cùng trang phục.
Gặp biến chứng nguy hiểm khi tự mua filler, botox về nhà tiêm để làm đẹp

Gặp biến chứng nguy hiểm khi tự mua filler, botox về nhà tiêm để làm đẹp

Làm đẹp

08:09:24 20/02/2025
BS Nghĩa cho biết, một nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến biến chứng sau tiêm filler là do tiêm phải các sản phẩm filler trôi nổi trên thị trường không rõ nguồn gốc, không được kiểm định chất lượng chặt chẽ và bảo quản đúng quy định.