Mắc bệnh cơ tim giãn do uống nhiều rượu bia
Nhiều bệnh nhân phát hiện mắc bệnh cơ tim giãn khi đã ở giai đoạn trễ ( suy tim độ 3). Trong khi đó, người mắc bệnh này dễ bị đột tử.
Anh L.T.N., 34 tuổi, mắc bệnh cơ tim giãn do rượu, nằm điều trị tại Bệnh viện Nguyễn Trãi, TP.HCM – Ảnh: T.Dương
Anh L.T.N., 34 tuổi, ngụ Q.1, TP.HCM, vào Bệnh viện Nguyễn Trãi TP.HCM ngày 31-5 khi đã bị suy tim độ 3. Trước khi nhập viện anh N. kể anh thường gặp những cơn khó thở, tức ngực. Sau khi làm các xét nghiệm, siêu âm tim, kiểm tra hệ mạch vành, anh N. được các bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh cơ tim giãn do uống nhiều rượu bia.
Ngày nào cũng uống
Nằm trên giường bệnh tại Bệnh viện Nguyễn Trãi, anh N. kể ba năm trước ngày nào anh cũng uống rượu, mỗi ngày uống nửa lít rượu trắng và đâu ngờ có ngày lại mắc bệnh cơ tim giãn. TS.BS Đào Thị Thanh Bình, phó khoa tim mạch 1 Bệnh viện Nguyễn Trãi, cho biết anh N. đang được điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, liệu trình điều trị bằng thuốc chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn, còn về lâu dài bệnh nhân cần đặt máy tạo nhịp ba buồng tim hoặc máy khử rung để phòng ngừa rối loạn nhịp nguy hiểm.
Ngoài việc điều trị tích cực, các bác sĩ khuyên bệnh nhân phải ngưng uống rượu vì nếu tiếp tục uống sẽ làm diễn tiến bệnh nặng thêm, nguy cơ đột tử cao. Ngoài ra, bệnh nhân cần ăn lạt, hạn chế gắng sức, không để tâm trạng quá vui hay quá buồn.
Theo bác sĩ Thanh Bình, 20 năm trước các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng một sự hấp thụ ồ ạt rượu bia có thể gây nên những rối loạn nhịp ở những người không hề bị bệnh tim trước đó và lâu dài có thể đưa đến bệnh cơ tim giãn. Bệnh cơ tim giãn do nhiều nguyên nhân gây ra như do nhiễm siêu vi, nhiễm trùng, ký sinh trùng, sau sinh hoặc do uống rượu bia nhiều…
Có khoảng 50% số người mắc bệnh này chưa tìm được nguyên nhân (bệnh cơ tim giãn vô căn). Trong số những bệnh nhân mắc bệnh cơ tim giãn đến khám, điều trị tại Bệnh viện Nguyễn Trãi nguyên nhân gặp nhiều nhất là do uống rượu bia quá nhiều.
Video đang HOT
Bác sĩ Thanh Bình cho biết do VN chưa làm được những xét nghiệm để xác định chính xác nguyên nhân bệnh cơ tim giãn nên chủ yếu các bác sĩ xác định qua bệnh sử, lối sống của người bệnh. Tuy nhiên, việc tìm nguyên nhân qua lời kể của bệnh nhân cũng gặp không ít khó khăn.
Có bệnh nhân chịu kể trước khi phát hiện bệnh đã uống rượu bia nhiều trong một thời gian dài, nhưng có bệnh nhân ngại nói với bác sĩ nên chỉ khai uống chút chút. Chỉ đến khi trao đổi với người nhà bệnh nhân thì bác sĩ mới biết ngày nào người bệnh này cũng uống bia rượu.
Một tuần gần đây, Bệnh viện Nguyễn Trãi đã tiếp nhận, điều trị ba bệnh nhân bị cơ tim giãn, trong đó có hai bệnh nhân bị cơ tim giãn do uống rượu bia nhiều.
Gặp nhiều ở nam giới
Bệnh cơ tim giãn thường gặp ở nam giới hơn phụ nữ. Tỉ lệ nam giới mắc bệnh này cao gấp 3-4 lần so với nữ. Triệu chứng của bệnh cơ tim giãn rất mơ hồ, giai đoạn đầu người bệnh chỉ thấy hơi mệt nên rất ít người đi khám ngay mà thường kéo dài một vài năm. Lúc đến bệnh viện khám người bệnh thường đã bị suy tim (mệt khi gắng sức, khó thở hoặc người bị phù). Khi thăm khám, bác sĩ sẽ xác định bệnh nhân bị suy tim và cho làm một số xét nghiệm cận lâm sàng.
Do không phát hiện được bệnh sớm nên nhiều người bệnh vẫn tiếp tục uống rượu bia, dẫn đến có thể bị suy tim cấp, choáng váng, đột quỵ, ngất hay đột tử. Theo y văn, sau năm năm mắc bệnh cơ tim giãn, 50% số người mắc bệnh này sẽ tử vong. Đa số người bệnh bị đột tử vì rối loạn nhịp hoặc do huyết khối trong buồng tim chạy lên não làm tắc mạch máu não cấp tính.
Những bệnh nhân mắc bệnh cơ tim giãn sẽ không thể hồi phục như những ngày chưa từng mắc bệnh. Việc điều trị chỉ để ngăn bệnh không diễn tiến nặng hơn nữa, nếu không đáp ứng thuốc, sau đó người bệnh sẽ được đặt máy tạo nhịp có chức năng khử rung vào cơ thể để phòng ngừa rối loạn nhịp tim. Tuy nhiên loại máy tạo nhịp tim (một buồng, hai buồng, ba buồng) khá mắc tiền, máy tạo nhịp ba buồng tim có giá hàng trăm triệu đồng nên không phải bệnh nhân nào cũng đủ khả năng mua được máy để đặt trong cơ thể.
Ngay cả khi được đặt máy thì máy cũng chỉ sử dụng trong thời gian 4-6 năm, sau đó bệnh nhân phải mua máy khác để thay máy cũ trong cơ thể. Vì vậy, bác sĩ Thanh Bình khuyên hạn chế rượu bia và có lối sống lành mạnh là việc làm đơn giản, không tốn kém và vô cùng hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh cơ tim giãn do rượu bia.
Siêu âm tim để biết bệnh
Siêu âm tim là phương pháp hữu hiệu nhất giúp chẩn đoán, theo dõi tiến triển của bệnh cơ tim giãn, đồng thời loại trừ nguyên nhân khác gây bệnh cơ tim giãn như bệnh tim bẩm sinh, bệnh van tim… Trên siêu âm, tim của bệnh nhân co bóp rất kém, giãn buồng tim, có thể có huyết khối trong buồng tim và đây là nguy cơ gây đột quỵ, đột tử. Bệnh nhân được chụp động mạch vành (mạch máu nuôi tim) nhằm loại trừ bệnh cơ tim do bệnh lý mạch vành. Có thể sinh thiết cơ tim để chẩn đoán xác định nhưng kỹ thuật này còn rất nhiều hạn chế.
Theo SKDS
Viêm núi đôi vì miếng dán silicon
Miếng dán ngực silicon ngày càng được ưa chuộng vì nó giúp chị em tự tin khi mặc đầm hoặc váy áo cổ rộng, hở lưng... Tuy nhiên, nhiều chị em vì quá lạm dụng miếng dán này nên đã bị viêm da, căng tức, xệ bầu ngực.
Đẹp gợi cảm
Miếng dán ngực bằng silicon được chị em sử dụng bởi sự tiện lợi và khả năng tạo hình cho bầu ngực đẹp gợi cảm. Thậm chí, đối với người ngực nhỏ, miếng dán này còn được dùng như một công cụ để "độn" ngực, mặc bên trong áo chip giúp bầu ngực to hơn một cách tự nhiên với cảm giác mềm mại.
Chị Nguyễn Hoà Thanh (167 Thanh Nhàn, Hà Nội) đã trở thành một tín đồ của miếng dán silicon. Chị thường dùng miếng dán này để định hình lại dáng ngực, kéo bầu ngực cao lên và cố định vị trí. Khi khóa hai cúp ngực lại, hai miếng dán này còn làm cho hai bầu ngực xích lại gần nhau, trông đầy đặn hơn và tạo thành khe ngực rất gợi cảm.
Chị Trần Lệ Thu (B10A Nam Trung Yên, Hà Nội) lại chọn miếng dán silicon cho những trang phục hở lưng, cổ khoét sâu, hoặc áo váy quây. Miếng dán này có loại dày, mỏng, ôm cả bầu ngực thay cho cúp áo chip, hoặc chỉ là miếng dán nhỏ đầu nhũ hoa. Vì vậy, chị Thu có thể tùy từng trang phục để lựa chọn loại phù hợp.
Chị Nguyễn Thị Hương, một chủ hàng chuyên bán đồ lót trên phố Gia Ngư (Hà Nội), cho biết: "Những người ngực to, đẹp rồi thì khi mặc áo bó chỉ cần dán đầu nhũ hoa thôi, còn không thì lấy loại có "quả" vừa tạo dáng đẩy, vừa trông tự nhiên, không cần đến áo chip cho đỡ bị lằn lưng, vai do dây áo". Miếng silicon dán đầu nhũ hoa có giá khoảng 40.000 - 65.000đ/hộp 2 miếng, trong khi áo dán ngực silicon có giá khoảng 80.000 - 120.000đ/bộ, tùy loại dày mỏng.
Miếng dán ngực silicon không phải là sản phẩm thay thế áo chip mặc hằng ngày.
Ngứa và căng tức ngực
Mỗi ngày dán ngực suốt 10 tiếng đồng hồ, đi làm về chị Nguyễn Hòa Thanh phải vội vàng tháo bỏ miếng dán cho "dễ thở". "Muốn đẹp thì phải chịu, chứ suốt cả ngày bầu ngực bị co kéo, căng tức, rất khó chịu. Đấy là còn chưa kể những ngày phải đi ra ngoài nhiều, không được ngồi mát ở văn phòng thì nóng nực không chịu được, cảm giác rất bí", chị Thanh cho biết.
Cũng giống như chị Thanh, chị Trần Lệ Thu đành phải "chia tay" với miếng dán ngực vì bị viêm da dị ứng. "Dùng miếng dán liên tục khiến chỗ dán lúc nào cũng bị bí, gặp ngày nóng bức mà lại dán lâu mồ hôi không thoát được. Cả vùng da ngực ngứa đỏ lên, tôi đành phải tháo ngay miếng dán ra để ngực thoáng". Bây giờ chị Thu chỉ dám dùng miếng dán này những khi đi chơi chốc lát, cần diện váy áo điệu đà một chút, chứ tuyệt đối không dám dán cả ngày như trước nữa.
Theo ThS Mai Văn Tiến, Phó Giám đốc Trung tâm Vật liệu, Viện Hóa học Công nghiệp, chất dính trên bề mặt miếng dán này cũng có thể cùng chất liệu silicon hoặc một loại nhựa nền có tác dụng kết dính. Tuy nhiên, đối với mỗi sản phẩm, trong quá trình sản xuất đều cần bổ sung những phụ gia khác nhau. Nếu là sản phẩm của các hãng sản xuất uy tín thì có thể yên tâm về chất lượng, còn đối với các sản phẩm trôi nổi thì phải qua kiểm định mới xác định được các chất có độc hại hay không.
ThS.BS Cao Hồng Chi, Trung tâm Tư vấn Sức khoẻ sinh sản - Sức khoẻ cộng đồng, Hội Kế hoạch hóa gia đình cho rằng, bản thân các miếng dán silicon không gây tác hại gì, nhưng vấn đề lại nằm ở người dùng. Vì lợi ích làm đẹp mà miếng dán này mang lại, nhiều chị em đã lạm dụng nó quá mức. Sử dụng miếng dán thường xuyên, trong thời gian dài có thể gây bí, viêm tắc lỗ chân lông, viêm da, hay thậm chí đối với người đang cho con bú có thể gây viêm nhiễm, tắc tuyến sữa, viêm nứt đầu vú.
Ngoài ra, miếng dán có thể dùng đi dùng lại nhiều lần cũng là nơi ẩn chứa nhiều vi khuẩn từ các tế bào da chết, gây nguy cơ gây viêm da.
Miếng dính định hình ngực không phải là sản phẩm thay thế áo chip mặc hằng ngày. Bởi việc sử dụng các miếng dính này trong thời gian dài sẽ gây căng tức bầu ngực, thậm chí càng khiến cho ngực bị nhão, xệ do co kéo quá nhiều. Ngoài ra, một số người cũng có thể gặp nguy cơ dị ứng với chất dính của miếng dán này, hoặc có triệu chứng viêm da do ngực bị bịt kín trong điều kiện nóng ẩm. Khi đó cần dừng ngay việc sử dụng miếng dán và thăm khám bác sĩ nếu có biểu hiện tăng nặng.
Theo Lê Na (Kiến thức)
Thương ấu ta, xa ấu tàu Vừa qua, một bệnh nhân nam 51 tuổi được nhập khoa hồi sức tích cực, bệnh viện E Trung ương trong tình trạng tê bì miệng, lưỡi, tứ chi khó thở, tức ngực, mạch 95 lần/phút, không đều huyết áp 90/60mmHg... Bệnh nhân cho biết trước đó có ăn cháo củ ấu tàu nhằm "tăng cường sinh lực đàn ông". Đây không phải...