Ma tuý thẩm lậu trại giam – Tội phạm “vào hang vuốt râu hùm”?
Ngày 14/4, trong khuôn khổ phiên họp toàn thể lần thứ 10, UB Các vấn đề xã hội của Quốc hội nghe Bộ Công an báo cáo về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy giai đoạn 2011 – 2015 và đề xuất cho giai đoạn 2016 – 2020.
Trong 4 năm tăng hơn 60.000 người nghiện
Theo báo cáo của Bộ Công an, năm 2010 cả nước có 143.196 người nghiện ma túy (có hồ sơ quản lý). Đến năm 2014, con số này này là 204.377 (tăng 61.181 người nghiện). Theo số liệu vừa bổ sung về gia tăng số người nghiện, trong 24.374 người thì có tới 8.692 người tái nghiện (chiếm tỷ lệ 4,46% số lượng người nghiện hiện nay).
Năm 2014, tỷ lệ người nghiện sử dụng heroin là 80,33%; 10,65% sử dụng ma túy tổng hợp; 3,34% sử dụng thuốc phiện; 2,24% sử dụng cần sa; 1,21% sử dụng loại ma túy khác. Xu hướng chuyển dịch từ sử dụng heroin sang sử dụng ma túy tổng hợp.
Tính từ năm 2011 đến 2014, cả nước đã phát hiện, bắt giữ 82.347 vụ/121.989 đối tượng phạm tội về ma túy. Riêng năm 2014, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân các cấp đã phối hợp truy tố, xét xử 14.723 vụ với 19.178 bị cáo; tuyên án tử hình và tù chung thân đối với 329 bị cáo.
Tại thời điểm tháng 10/2014, cả nước tồn tại 254 tụ điểm và 2.654 điểm phức tạp về ma túy. Trong đó, một số xã trên tuyến biên giới Tây Bắc vẫn còn một số điểm “ nóng” về hoạt động phạm tội ma túy.
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương tại phiên làm việc.
Tính đến hết năm 2014, chương trình điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone hiện đang triển khai tại 38 tỉnh, thành phố trong cả nước, với 122 cơ sở, điều trị cho hơn 22.000 bệnh nhân.
Trong 4 năm (từ 2011 – 2014) các đơn vị đã tổ chức cai nghiện cho 124.371 lượt người/204.377 người nghiện. Số lượt người được cai năm sau luôn cao hơn năm trước, nhưng riêng năm 2014 giảm mạnh, chỉ còn 12.595 người, số lượt người được cai nghiện dưới mọi hình thức đạt 83,5% kế hoạch.
Theo Thứ trưởng Lê Quý Vương, giai đoạn 2016 – 2020, Chính phủ chủ trương hạn chế các chương trình mục tiêu quốc gia. Căn cứ khả năng ngân sách và tính cần thiết, Chính phủ dự kiến đưa nhiệm vụ phòng, chống ma túy thành chương trình mục tiêu và giao Bộ Công an chủ trì. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trên cơ sở tổng hợp toàn diện việc thực hiện Chương trình, Bộ Công an sẽ xây dựng, trình Chính phủ thẩm định, phê duyệt nội dung. Trong bốn mục tiêu của Chương trình thì mục tiêu hàng đầu là giảm tốc độ gia tăng, tiến tới giảm số người nghiện ma túy, và số xã, phường, thị trấn có tệ nạn ma túy.
Ma túy thẩm lậu vào trại giam
Video đang HOT
Sau phần báo cáo của Bộ Công an, thành viên Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội đã đặt nhiều câu hỏi chất vấn. Đại biểu Lê Văn Lai đề nghị được giải trình rõ việc thẩm lậu ma túy vào trại giam, đặc biệt là các tỉnh phía Bắc. “Thực tế này chẳng khác nào là vào hang hùm mà vuốt râu hùm”, ông Lai ví von.
“Quả thật việc phòng, chống tệ nạn ma túy ngoài xã hội là rất khó khăn. Nhưng tôi không đồng ý với nhận định, tệ nạn ma túy đi ngay vào sào huyệt của chúng ta – nơi có lực lượng khá mạnh, được quản lý chặt chẽ, trong một phạm vi hẹp. Việc này có 3 hướng xét trách nhiệm, đó là con nghiện bằng mọi cách để có ma túy; con buôn, thân nhân người nghiện tìm mọi cách đưa ma túy vào trại giam; và cơ quản quản lý trại giam. Như vậy, có hay không sự tiếp tay của cơ quản quản lý? Trách nhiệm của cơ quản quản lý như thế nào? Giải pháp sắp đến là gì để cho tình trạng này không còn?”, ông Lai đặt câu hỏi với ngành Công an.
Trong khi đó, đại biểu Huỳnh Văn Tính đánh giá cao sự hiệu quả từ việc điều trị nghiện bằng thuốc Methadone. Hiện chương trình này vẫn đang được sự hỗ trợ từ nước ngoài. Tuy nhiên, đến năm 2015 thì chương trình hỗ trợ sẽ bị rút. Vậy làm cách nào để có nguồn kinh phí thực hiện chương trình này, mà theo mục tiêu là tới năm 2015 có 80.000 người nghiện ma túy được điều trị bằng thuốc Methadone. Phải tính toán làm sao để hoàn thành mục tiêu đưa ra?
Ngoài ra, ông Tính cũng băn khoăn về những khó khăn mà người nghiện gặp phải khi nhận thuốc Methadone. Nhất là địa bàn xa xôi, bản thân người nghiện cũng là người nghèo. Nhiều lúc đi nhận được viên thuốc có 7.500 đồng mà phải tốn công, tiền đi lại gấp nhiều lần. Ông Tính đề nghị phải làm cách nào để người nghiện tiếp cận nguồn thuốc thuận tiện hơn như mở thêm nhiều điểm phân phối thuốc Methadone.
“Cơ sở ý tế thì có công, có tư nhân, bác sĩ gia đình cũng có rồi, xem có giao được không? Các cơ sở điều trị ma túy, HIV ở các quận huyện, … Chúng ta phải cải thiện hệ thống cung cấp thuốc để đối tượng tiếp cận dễ dàng và hiệu quả hơn, chứ đừng có hành người ta, có viên thuốc mà hành đủ thứ trên trời dưới đất. Quan điểm của Bộ Công an là có đưa Methadone vào trại giam hay không?”, ông Tính đề nghị phải tạo điều kiện cho đối tượng được điều trị bằng thuốc Methadone.
Về vấn đề thẩm lậu ma túy vào trại giam, Thứ trưởng Lê Quý Vương cho biết đây không phải là hiện tượng lạ. Không chỉ riêng tại Việt Nam mà các nước trên thế giới, kể cả Mỹ cũng có tình trạng ma túy thẩm lậu vào trại giam.
Phân tích nguyên nhân, đại diện Bộ Công an cho biết, số tội phạm về phạm tội về ma túy chiếm 36,4% cơ cấu phạm nhân phạm về các tội ma túy, 20 – 30 % dính tới nghiện hút được đưa vào trại giam. Có trại giam số lượng phạm nhân phạm tội về ma túy chiếm tới 70% số lượng phạm nhân.
Ma túy được đưa vào trại giam qua đường tiếp tế; đường thăm gặp. Vấn đề này không thể kiểm soát hết được. Con đường thứ ba đó chính là phạm nhân. Nhiều trại giam gần khu dân cư, chỉ cần một cái vung tay qua hàng rào là có thể nhận ma túy.
Ngoài ra, công tác quản lý tại trạm giam cũng có sơ hở, tiêu cực. Vừa rồi phải xử lý một số trại. Như trại giam ở Nghệ An, bắt cả một đường dây liên quan đến cán bộ; xử lý nhiều cán bộ quá dễ giải, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm soát hàng tiếp tế… “Bộ Công an sẽ kiên quyết xử lý hiện trạng này”, Thứ trưởng Lê Quý Vương nhấn mạnh.
Về việc điều trị nghiện bằng thuốc Methadone, Thứ trưởng Lê Quý Vương cho biết vừa qua Chính phủ đã đồng ý đưa một số thuốc Methadone vào thí nghiệm cai nghiện cho đối tượng trong trại giam. Ngoài ra, Chính phủ cũng đã giao cho Bộ – ngành liên quan triển khai việc xây dựng nhà máy sản xuất thuốc Methadone.
Phải có chương trình mục tiêu phòng, chống ma túy
Bà Trương Thị Mai khẳng định UB CVĐXH ủng hộ Bộ Công an trong cuộc phòng phòng, chống ma túy vì đây là cuộc chiến lâu dài và cần bố trí ngân sách
Kết thúc phiên làm việc với Bộ Công an, Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho biết, liên quan đến khó khăn trong việc xác định người nghiện ma túy, UB đang yêu cầu Bộ Y tế có hướng dẫn về xác định tình trạng nghiện ma túy. Hiện nay việc xác nhận người nghiện đang phụ thuộc vào sự khai báo của gia đình, của cá nhân người nghiện ma túy, dựa vào kết quả kiểm tra khi công an tạm giữ, và việc theo dõi từ 24 – 72h cũng gây rất nhiều khó khăn cho việc xác định người nghiện ma túy.
“Nhưng nếu không xác định được tình trạng nghiện thì cơ sở nào chúng ta đưa người nghiện vào cơ sơ cai nghiện bắt buộc? Đây là những vấn đề cần tiếp tục được xử lý và khẩn trương”, Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội nhấn mạnh.
Bà Trương Thị Mai khẳng định, “Không thể không có Chương trình mục tiêu quốc gia hoặc chương trình mục tiêu để giải quyết vấn đề phòng chống ma túy. Còn mức độ như thế nào là thẩm quyền của Chính phủ, chúng ta sẽ tiếp tục thảo luận nhưng không thể không có. Bởi, rất nhiều công việc phải làm, những đầu ra rất cụ thể cần được bố trí ngân sách. Chương trình Methadone phải tiếp tục theo đuổi và hình thành chương trình mục tiêu, Quốc hội ủng hộ bố trí ngân sách và do chính phủ quyết định, Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội nhấn mạnh.
Bà Trương Thị Mai đề nghị Bộ Công an tiếp tục hoàn chỉnh nội dung về chương trình mục tiêu phòng, chống ma túy. Tháng 9/2015, UB Các vấn đề xã hội sẽ thảo luận cụ thể với Bộ Công an và tháng 10 có thể trình ra Quốc hội. Nếu Bộ Công an giải trình thuyết phục thì Ủy ban sẽ ủng hộ thêm cho Bộ Công an để làm sao cho tình hình được xử lý tốt hơn tạo sự yên tâm cho người dân.
Quốc Anh
Theo Dantri
Trại tạm giam còn thuộc công an thì còn... khuất tất (?!)
Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga cảnh báo, còn để trại tạm giam thuộc công an tỉnh, nhà tạm giữ nằm trong công an huyện thì còn khó tránh được khuất tất, vi phạm trong hoạt động giam giữ.
Ý kiến của bà Nga được đưa ra trong phiên thảo luận tại UB về dự thảo luật Tạm giữ, tạm giam ngày 2/4.
Dự thảo Luật Tạm giữ, tạm giam quy định tạm giữ, tạm giam là biện pháp ngăn chặn do cơ quan, người tiến hành tố tụng áp dụng đối với người bị bắt quả tang, truy nã, bị can, bị cáo nhằm cách ly họ khỏi đời sống xã hội một thời gian nhất định để ngăn chặn họ tiếp tục phạm tội; ngăn chặn hành vi trốn tránh việc điều tra, truy tố, xét xử; cản trở việc xác định sự thật của vụ án hoặc để bảo đảm thi hành án. Đây là các biện pháp có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tự do, dân chủ của cá nhân được Hiến pháp quy định phải được luật hóa.
Dự thảo còn quy định cả quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam. Theo đó, họ có quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân theo Hiến pháp nhưng bị hạn chế đi lại, giao dịch, tiếp xúc, thông tin, liên lạc, tuyên truyền tín ngưỡng, tôn giáo. Trong trường hợp cần giao dịch dân sự hợp pháp thì họ phải thông qua luật sư hoặc người đại diện theo pháp luật.
Dự thảo quy định tạm giữ, tạm giam là biện pháp ngăn chặn do cơ quan, người tiến hành tố tụng áp dụng đối với người bị bắt quả tang, truy nã, khẩn cấp và đối với bị can, bị cáo nhằm cách ly họ ra khỏi đời sống xã hội một thời gian nhất định để ngăn chặn họtiếp tục phạm tội, ngăn chặn hành vi trốn tránh việc điều tra, truy tố, xét xử, cản trở việc xác định sự thật của vụ án hoặc để bảo đảm thi hành án.
Cả nước hiện có 400 nhà tạm giữ và hơn 100 trại tạm giam.
Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Văn Hiện nêu yêu cầu luật xây dựng nhằm khắc phục kịp thời những hạn chế, bất cập trong thực tiễn, nhất là tình trạng chết, bức cung, nhục hình, vi phạm quyền con người xảy ra ở nhà tạm giữ, trại tạm giam thời gian qua.
Cơ quan thẩm tra dự án luật đề nghị tổ chức các trại tạm giam, nhà tạm giữ theo hệ thống dọc do Tổng cục Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp (Tổng cục 8) thuộc Bộ Công an quản lý.
Về việc này, Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga, cho biết nhiều năm qua, UB Tư pháp đã kiên trì kiến nghị tách nhà tạm giữ ra khỏi công an huyện và trại tạm giam khỏi công an tỉnh, đồng thời hoạt động độc lập theo hệ thống ngành dọc từ Tổng cục 8 xuống nhưng hiện nay, các trại tạm giam và nhà tạm giữ mới tách được phần quản lý nhà nước chứ còn thực tế thì vẫn như cũ. Bà Nga phân tích, 2 cơ quan này cùng hệ thống công an địa phương nên dễ "thông cảm", "tạo điều kiện" cho nhau trong hoạt động lấy cung và sẽ không đảm bảo tính độc lập.
"Còn để trại tạm giam thuộc công an tỉnh, nhà tạm giữ nằm trong công an huyện thì còn khó tránh được khuất tất, vi phạm trong hoạt động giam giữ" - bà Nga cảnh báo.
Ở khía cạnh khác, Uỷ viên UB Tư pháp Phạm Xuân Thường cho rằng có thể giữ mô hình hiện hành nhưng luật phải quy định cho những người làm trưởng nhà tạm giữ, giám thị trại tạm giam trách nhiệm chống bức cung, nhục hình.
Ông Thường phân tích, nếu có quy định về trách nhiệm và chế tài cho những người này, chắc chắn chuyện bức cung, nhục hình trong các cơ sở giam giữ sẽ không xảy ra.
Thượng tướng Lê Quý Vương - Thứ trưởng Bộ Công an - cũng cho rằng không nên thay đổi mô hình quản lý các cơ sở tạm giữ, tạm giam vì Bộ đã thành lập Cục quản lý, hướng dẫn tạm giam, tạm giữ, thuộc Tổng cục Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, trong khi các cơ quan điều tra của Bộ Công an thì thuộc Tổng cục An ninh và Tổng cục Cảnh sát, các thủ trưởng hoàn toàn khác nhau, ở tỉnh, huyện cũng độc lập, hoàn toàn tách bạch và có sự kiểm soát lẫn nhau.
Ngoài ra, một vấn đề khác nhiều đại biểu lo ngại là dự thảo luật chưa làm rõ trách nhiệm của giám thị trại tạm giam, trưởng nhà tạm giữ và chế tài xử lý khi để xảy ra việc bức cung, nhục hình.
Tướng Lê Quý Vương thừa nhận dự thảo đã quy định một số nội dung nghiêm cấm nhưng vẫn cần phải làm rõ hơn về trách nhiệm của giám thị trại tạm giam, trưởng nhà tạm giữ và lãnh đạo các cấp quản lý.
P.Thảo
Theo Dantri
Khó xử "cẩu tặc" khi quy định tài sản bị xâm hại phải trị giá 5 triệu đồng Sáng 1/4, Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội tiếp tục họp cho ý kiến về dự thảo Bộ luật Hình sự (BLHS). Đáng chú ý, dự thảo đã điều chỉnh mức định lượng tối thiểu để xử lý hình sự đối với các tội xâm phạm sở hữu lên mức thấp nhất là 5 triệu đồng. Cụ thể, có 4 nhóm tội...