‘Ma trận’ thủ tục hành chính tại Trung Quốc
Sinh con phải xin phép, mua xe phải bốc thăm biển với tỷ lệ thành công dưới 1%, đi học theo hộ khẩu là những quy định hành chính phức tạp ở Trung Quốc.
Trong hệ thống hành chính Trung Quốc, bé Jessica Cherry không tồn tại do mẹ bé, một phụ nữ Bắc Kinh, không xin giấy phép sinh con. Ảnh: New York Times
Jessica Cherry là một cô bé 5 tuổi dễ thương, hoạt bát, thích vẽ tranh. Nhưng trong hệ thống hành chính Trung Quốc, bé Jessica không hề tồn tại. Mặc dù bé đã có hộ chiếu Anh do cha là người Scotland, chính quyền tại đây lại coi bé là người Trung Quốc, do Jessica sinh ra ở Bắc Kinh và có mẹ là người Trung Quốc.
Nhưng bởi mẹ của Jessica không đăng ký giấy phép sinh con, một thủ tục hành chính bắt buộc với phụ nữ Trung Quốc có chồng, nên bé không được phép làm bất kỳ giấy tờ nào để chứng minh tư cách công dân. Vì vậy, mỗi lần Jessica rời Trung Quốc, bố mẹ của bé đều phải xin giấy phép xuất nhập cảnh đặc biệt.
“Những việc như thế này khiến tôi muốn quát vào mặt ai đó và cũng muốn khóc”, cô Daisy Lý, mẹ của Jessica, chia sẻ. Daisy đã có 9 lần phải đi xin giấy phép trên, với thủ tục phức tạp và thời gian chờ đợi lên đến 50 ngày.
Từ lâu, hệ thống quan liêu Trung Quốc được người dân ví như một mê cung phức tạp, do các cơ quan hữu quan, con dấu đỏ và đội ngũ công chức hình thành nên. Để hoàn thành các thủ tục hành chính cần thiết, người dân phải gõ cửa hết cơ quan này đến cơ quan khác, thậm chí là đi khắp cả nước.
Tại Bắc Kinh, người dân nếu muốn mua xe ô tô mới phải bốc thăm biển số, với tỷ lệ bốc trúng không đến 1%. Phụ nữ sau khi kết hôn phải đăng ký giấy phép sinh con, trong khi thời hạn chỉ có hai năm. Phụ nữ chưa đăng ký kết hôn không được cấp giấy phép trên.
Để vay vốn học tập, các sinh viên phải chuẩn bị hồ sơ với 26 con dấu chứng nhận. Những người muốn tham gia bảo hiểm xã hội, phải trực tiếp đến cơ quan công an nơi khai sinh xin giấy chứng nhận điều tra thân thế.
Cùng với sự phát triển không ngừng của tầng lớp trung lưu và mức độ phổ cập của mạng Internet, người dân Trung Quốc ngày càng bức xúc với những rào cản hành chính trên.
“Cơ quan hành chính không phải là để cuộc sống của chúng tôi đơn giản hơn”, cô Daisy Lý cho biết. “Mục đích của những quy định đó là để thuận lợi hơn trong việc quản lý chúng tôi”.
Video đang HOT
Theo giới quan sát, chính phủ Trung Quốc nay đã nhận thức được tầm quan trọng của tầng lớp trung lưu trong việc đảm bảo ổn định xã hội. Bắc Kinh đang nỗ lực tiến hành chiến dịch chống tham nhũng, cam kết xây dựng hệ thống pháp luật đảm bảo hơn và hứa hẹn sẽ giảm thiểu các hạn chế với doanh nghiệp nhỏ.
Gần đây, truyền thông nhà nước còn đăng bài báo, giới thiệu về những câu chuyện của Chủ tịch Tập Cận Bình khi còn làm lãnh đạo ở địa phương. Bài báo đặc biệt nhấn mạnh khẩu hiệu “Lập tức làm ngay” của ông Tập trong việc tinh giảm thủ tục hành chính.
Theo chuyên gia về chính trị Trung Quốc Bùi Mẫn Hân thuộc Trường Claremont McKenna, hệ thống quan liêu là một cơ chế kinh qua thử thách của lịch sử. “Hệ thống này là một lớp phân cách không thể thiếu, để làm giảm thiểu áp lực giữa giới lãnh đạo và người dân thường”, ông nói.
Mặc dù vậy, đội ngũ 7 triệu công chức vẫn thường xuyên là đối tượng bị người dân Trung Quốc phê bình. Năm 2014, một quan chức cấp thoát nước tại tỉnh Hà Bắc bị phát hiện giấu 120 triệu nhân dân tệ (20 triệu USD) tại nhà. Nếu như người dân địa phương nào không đưa hối lộ, quan chức này sẽ cho cắt nước, thậm chí là của cả một thôn.
Nếu không xin được giấy tạm trú, thì con trai của cô Lý Dĩnh (áo đỏ) sẽ không có cơ hội học tại hệ thống trường công của Bắc Kinh. Ảnh: New York Times
Một trong những quy định khiến người dân Trung Quốc bức xúc nhất là hệ thống hộ khẩu. Theo đó, cơ hội được hưởng nền giáo dục công, trợ cấp y tế và tiền lương hưu của một công dân được cột chặt với nơi sinh của bố mẹ người đó.
Hệ thống này được hình thành vào năm 1950, nhằm hạn chế nhân khẩu nông thôn đổ vào thành phố. Cùng với quá trình cải cách mở cửa, hàng trăm triệu người dân nông thôn làm việc tại thành thị, nhưng hệ thống hộ khẩu được cho là khiến người ngoại tỉnh gặp nhiều trở ngại trong việc hưởng thụ phúc lợi xã hội.
Đối với các bậc phụ huynh là người ngoại tỉnh, mối lo ngại lớn nhất là cơ hội học tập của con cái. Theo quy định, hệ thống đề thi và mức điểm đỗ đại học của các tỉnh và thành phố là khác nhau. Theo đó, những học sinh có hộ khẩu tại Bắc Kinh mới được thi ở đây, trong khi các học sinh chỉ có hộ khẩu tạm trú phải quay về thi ở địa phương có hộ khẩu gốc.
Ngoài ra, học sinh có hộ khẩu nông thôn phải nỗ lực giành được cơ hội học đại học, với số chỉ tiêu tuyển sinh do chính phủ trung ương quy định. Trong khi đó, hệ thống chỉ tiêu này nghiêng về ưu đãi hơn cho những học sinh có hộ khẩu thành phố.
“Tôi nộp thuế, công tác và hoàn thành các nghĩa vụ, nhưng khi liên quan đến quyền lợi giáo dục cũng như các phúc lợi khác, thì tôi lại bị gạt ra ngoài Bắc Kinh”, bà Vương Hiểu Hà, một kế toán 44 tuổi, cho biết. 13 năm trước, bà Vương chuyển từ tỉnh Liêu Ninh lên sống tại thủ đô Bắc Kinh.
Năm 2012, bà Vương cùng một nhóm phụ huynh ngoại tỉnh khác đề nghị Ủy ban Giáo dục Bắc Kinh cho phép con em họ được tham gia thi đại học tại thủ đô, nhưng đã bị từ chối. Sau nhiều lần đề nghị không thành công, họ khởi kiện chính quyền thành phố, nhưng đã thất bại.
Hệ thống hộ khẩu cũng khiến rất nhiều bậc phụ huynh ngoại tỉnh phải lựa chọn giữa việc chăm sóc con cái và cơ hội việc làm. Theo số liệu của Xinhua, Trung Quốc hiện có hơn 61 triệu trẻ em, chiếm một phần năm số trẻ em nước này, phải sống xa cha mẹ tại các miền nông thôn xa xôi.
Cô Lý Dĩnh, một người lao động 39 tuổi tại Bắc Kinh, gần đây phải xin giấy tạm trú cho cậu con trai 6 tuổi, để bé được phép vào học trường công. Mặc dù, Lý cùng với cha mẹ mình chuyển lên sống tại thủ đô từ năm 1981, hộ khẩu gốc của cô vẫn ở một thị trấn ở quê.
Lý phải chuẩn bị 14 loại giấy tờ khác nhau, bao gồm hộ khẩu, giấy chứng nhận nơi cư trú, bằng cấp, hợp đồng lao động, chứng nhận kết hôn, chứng minh thư của chồng, chứng nhận chỉ sinh một con, cũng như sao kê tiền lương và chứng nhận của đơn vị công tác. Tuy nhiên, nếu như hồ sơ của cô không được chấp nhận, cậu con trai 6 tuổi vẫn sẽ không có cơ hội đi học tại trường tiểu học công.
“Đúng là đau đầu”, Lý Dĩnh tay đẩy tập giấy tờ trên đùi, bực mình nói. “Những thủ tục này không có lợi cho người dân Trung Quốc”.
Đức Dương
Theo New York Times
Úc thúc đẩy thủ tục nhận con nuôi nước ngoài với Việt Nam
Chinh phu Úc ngày 25.1 thông báo đang tiến hành đơn giản hóa thủ tục nhận con nuôi nước ngoài thông qua việc thiết lập chỉ một cơ quan quản lý đơn xin, đồng thời đang có những thỏa thuận mới với Viêt Nam, Mỹ và Ba Lan.
Thu tương Úc Tony Abbott - Anh: AFP
Úc hiện có hiệp ước nhận con nuôi với 14 nước và chinh quyên Canberra cho biết đang tạo nhiều chương trình nhận con nuôi mới với Mỹ, Ba Lan và Viêt Nam.
AFP dẫn lời Thu tương Úc Tony Abbott cho biết biện pháp "một cửa một dấu" mới, cụ thể là Cơ quan Hỗ trợ nhận con nuôi giữa các nước, sẽ có đội ngũ nhân viên đại diện cho các gia đình nộp đơn để làm việc với nhà chức trách địa phương và chinh quyên các nước đối tác.
Úc là một trong những quốc gia có tỷ lệ nhận con nuôi nước ngoài thấp nhất trên thế giới, theo báo cáo của chinh phu hồi năm 2014.
"Nhận con nuôi là việc quá khó để thực hiện tại Úc trong một thời gian quá dài", Thu tương Úc phát biểu.
"Điều này không nên vì toàn bộ mục đích của việc nhận con nuôi là cho trẻ em có được một cuộc sống tốt đẹp hơn", ông Abbott nói.
Dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động vào tháng 4 tới, cơ quan mới cũng sẽ có nhiệm vụ tìm cách rút ngắn thời gian nhận con nuôi của các cặp vợ chồng nộp đơn, vốn kéo dài trung bình khoảng 5 năm vào thời điểm hiện tại, theo AFP.
Động thái mới của chinh phu Úc được đưa ra chỉ một tuần sau khi một bé trai sơ sinh là tâm điểm của cuộc tranh cãi quốc tế về mang thai hộ được nhận quốc tịch Úc.
Bé Gammy bị một cặp vợ chồng người Úc bỏ rơi ở Thái Lan. Cặp vợ chồng ngụ tại thành phố Perth, Tây Úc, đã rời Thái Lan cùng người chị gái lành mạnh của bé, mà không mang bé theo.
Mặc dù mang thai hộ là phạm pháp tại Úc, nhưng đang có ngày càng nhiều người Úc đi đến các quốc gia như Ân Đô và Thái Lan để thuê người đẻ mướn.
Thu tương Úc Abbott cho biết tỷ lệ nhận con nuôi đã giảm xuống đến mức thấp kỷ lục tại Úc, với chỉ vỏn vẹn có 317 vụ nhận con nuôi trong nước và ngoài nước được thực hiện từ ngày 1.7.2013 đến ngày 30.6.2014, thấp hơn 9% so với cùng kỳ năm trước đó và giảm đến 76% so với 25 năm trước đây.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Đài Nga bình việc đơn giản hóa thủ tục cho tàu chiến Nga vào Cam Ranh Phải chăng Nga đang trở lại Cam Ranh? Tiêu đề như vậy xuất hiện trên các phương tiện truyền thông thế giới sau khi Nga và Việt Nam ký kết thỏa thuận liên chính phủ về đơn giản hóa thủ tục cho tàu chiến Nga vào vịnh Cam Ranh - một trong những cảng nước sâu tốt nhất trên thế giới. Bình luận...