Ma trận lừa đảo: Đưa khách đi mua dự án ma
Công ty bất động sản tiếp cận, đưa khách hàng đi xem đất, rồi gạ gẫm bán đất tại dự án ma để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Dù công an đã điều tra, khởi tố nhiều vụ việc, vụ án với thủ đoạn lừa đảo nói trên, nhưng tình trạng này vẫn diễn biến phức tạp.
Từ TP.HCM xuống Đồng Nai mua đất
Thủ đoạn của các đối tượng là hẹn người dân dự sự kiện mở dự án ở Đồng Nai với ưu đãi giảm giá, nhận voucher mua sắm, du lịch ăn uống có trị giá cao. Tại buổi gặp mặt, các nhân viên sale công ty dụ dỗ đưa người dân lên xe chở đi tỉnh Đồng Nai xem đặt cọc mua nhà, đất ở dự án ma… Trên đường đi, nhân viên sale đưa ra thông tin công ty đang tổ chức dự án tại Đồng Nai và có những lô đất có giá ưu đãi, hiện có khách hàng ở ngoài Hà Nội đã muốn mua nhưng không vào kịp.
Anh T. đến tòa soạn Báo Thanh Niên trình bày về việc bị đưa lên xe dẫn dụ mua đất. ẢNH: NHẬT THỊNH
Theo kịch bản này, nhân viên dẫn dụ người dân đặt cọc tiền mua đất giùm cho một khách hàng ở xa không đến kịp và cam kết rằng khách hàng sẽ mua lại lô đất mà người dân đã đặt cọc với giá cao hơn. Khi đến nơi dự án, nhân viên sẽ đưa ra các mức giá chiết khấu cho khách hàng nếu đặt cọc lô đất. Thấy chiết khấu cao, có lời nên khách hàng đã đồng ý đặt cọc tùy mức tiền chiết khấu, rồi sập bẫy…
Ngày 12.12, anh H.T.T (53 tuổi, ở Q.3, TP.HCM) đến tòa soạn Báo Thanh Niên phản ánh bị Công ty TNHH địa ốc T.P (ở Q.10, TP.HCM) dẫn dụ lừa đi mua đất giá gần 2 tỉ đồng. Theo anh T. trình bày, ngày 2.12, anh cùng người bạn tên Vân (ở TP.HCM) được xe của công ty nói trên chở đi dự sự kiện mở bán đất ở xã An Viễn, H.Trảng Bom, Đồng Nai, do công ty này tổ chức.
Ở trên xe, có 2 nhân viên sale của công ty nói công ty có sẵn 2 người khách ở Phú Quốc muốn mua 2 lô đất, nhưng bay vào dự sự kiện không kịp. Chỉ cần đặt cọc 200 triệu đồng trong buổi trưa cùng ngày, sẽ được hưởng suất ưu đãi của công ty khi mua giảm giá từ 2,57 tỉ đồng/nền đất xuống còn 2,18 tỉ đồng/nền; đồng thời 2 người ở Phú Quốc sẽ mua lại 2 suất này, nếu bán không được sẽ trả lại tiền cọc.
Nếu đặt cọc mua đất, anh T. sẽ được thưởng 8 chỉ vàng, 50 triệu đồng trong tài khoản tiết kiệm, bốc thăm chuyến du lịch Úc trị giá 75 triệu đồng.
Tuy nhiên, ưu đãi chỉ được sử dụng sau khi ký hợp đồng mua bán đất. Ngay tại sự kiện, do anh T. không đủ tiền nên có đóng giữ chỗ 5 triệu đồng, phần còn lại về công ty mới đóng. Công ty hứa nếu không đạt thỏa thuận thì sẽ trả lại tiền cọc cho anh T.
Ngày hôm sau, 2 người khách ở Phú Quốc và anh T., chị Vân quay trở lại công ty trên để thương lượng mua bán, tuy nhiên khách nói không có tên anh T., chị Vân trên hợp đồng nên họ không mua. Lúc này, nhân viên sale hứa hẹn đóng 50% giá trị đất mới ra được hợp đồng, và bán lại cho khách ở Phú Quốc. Anh T. đề nghị nếu thỏa thuận không thành thì công ty phải trả lại tiền.
“Lúc đầu công ty nói chỉ cần đóng 50%, có tên mình trên hợp đồng thì khách mới chịu mua; nhưng sau khi có hợp đồng thì lại nói rằng như vậy không an toàn, phải có tờ giấy xác nhận đăng bộ tại Phòng TN-MT Đồng Nai mới mua lại với giá 2,3 tỉ đồng. Phía công ty đề nghị tôi và chị Vân phải đóng đủ 100% giá trị đất mới đăng bộ được”, anh T. kể.
Video đang HOT
“Bản thân tôi thấy hoang mang vì đã bị nhân viên sale công ty dẫn dắt, không thực hiện đúng lời hứa. Bây giờ vào tình thế đã đóng gần 1 tỉ đồng rồi, không đóng nữa thì mất tiền, mà đóng tiếp thì không biết có được sang tên giấy chứng nhận không…”, anh T. bày tỏ.
Về pháp lý đất, phía công ty nói rằng đây là tài sản của công ty, đã ra sổ rồi, sang tên được. Nhưng khi anh T. đòi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì công ty đưa bản photocoy đứng tên cá nhân.
Vụ việc trên là thủ đoạn lừa gạt đặt cọc mua nhà, đất ở dự án ma đã từng xảy ra trước đây.
Công ty Lộc Phúc dụ dỗ khách hàng lên xe, chở từ TP.HCM về Đồng Nai mua dự án ma rồi chiếm đoạt tiền của khách hàng. ẢNH: CÔNG AN CUNG CẤP
Thuê người giả khách hàng mua lại đất giá cao
Đầu tháng 12.2024, Công an Q.Gò Vấp (Công an TP.HCM) cho biết đang điều tra, giải quyết nguồn tin về vụ việc có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong việc mua bán bất động sản (BĐS) của Công ty TNHH địa ốc Đ.Th, Công ty TNHH địa ốc Đ.S, Công ty TNHH địa ốc D.Tr và một số công ty khác có liên quan. Các công ty này sử dụng chiêu trò tặng voucher mua sắm, du lịch có giá trị cao, rồi dẫn dụ nhiều người dân đi xem mua nhà, đất thuộc dự án ma.
Sau khi khách hàng đặt cọc, nhân viên sale đưa khách hàng về trụ sở công ty ở Q.Gò Vấp để gặp người cam kết mua lại lô đất của khách hàng với giá cao hơn.
Theo kịch bản, nhân viên sale phối hợp người đóng giả cam kết mua lại lô đất là T.T.Y (ở H.Bình Chánh, TP.HCM) để dẫn dụ khách hàng chuyển tiền thanh toán cho lô đất đã đặt cọc với mục đích chuyển nhượng đất cho người dân. Với thủ đoạn này, các đối tượng đã dụ bán cho người dân các lô đất có giá trị thấp với giá cao gấp nhiều lần, sau đó chiếm đoạt tiền chênh lệch.
Trước đó, ngày 12.6, Công an tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định khởi tố thêm 41/88 đối tượng vì liên quan đến việc Công ty Lộc Phúc (P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM) vẽ dự án ma lừa đảo, chiếm đoạt tiền của khách hàng.
Cơ quan công an xác định Huỳnh Hữu Tường (33 tuổi, ở P.Thảo Điền, TP.Thủ Đức, TP.HCM) là kẻ chủ mưu, cầm đầu việc tổ chức lừa đảo khách hàng mua bán BĐS nên đã bắt giữ khẩn cấp. Với một lô đất có giá chỉ khoảng vài trăm triệu đồng, nhưng công ty này đã tự vẽ lên dự án ma, rao bán với giá từ 2 – 3 tỉ đồng. Khi khách hàng có nhu cầu mua nhà ở TP.HCM, được công ty hẹn chở đi xem nhà nhưng lại chở thẳng xuống Đồng Nai xem đất.
Các dự án ma được giới thiệu là những dự án trong mơ như gần đường cao tốc, các khu công nghiệp, sân bay Long Thành… Sau đó, những người này dùng các chiêu trò, thủ đoạn bắt ép khách hàng đặt cọc nhằm chiếm đoạt tiền. Cơ quan công an xác định Công ty Lộc Phúc thu lợi bất chính mỗi tháng lên đến hàng chục tỉ đồng.
Công an TP.HCM cảnh báo, tình trạng lừa đảo liên quan đến BĐS, đặc biệt là thủ đoạn lừa khách đi xem đất để bán các dự án ma, đang ngày càng phổ biến. Để tránh bị sập bẫy, người dân luôn cảnh giác và thận trọng trong việc đầu tư mua dự án, đất; phải tìm hiểu thông tin rõ ràng, kiểm tra tính pháp lý của dự án và không bị áp lực từ các “chiêu trò” của đối tượng… (còn tiếp)
Theo Bộ Công an, năm 2023 đã khởi tố 1.500 vụ án về tội lừa đảo trên mạng, tổng số tiền người dân bị lừa đảo là 8.000 – 10.000 tỉ đồng. Bộ TT-TT ghi nhận gần 17.400 phản ánh về trường hợp lừa đảo trực tuyến, tổng số tiền người dân bị lừa hơn 300 tỉ đồng.
Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) nhấn mạnh trước diễn biến phức tạp, phương thức thủ đoạn tinh vi của các đối tượng chiếm đoạt tài sản, đặc biệt là lừa đảo qua mạng, cần có sự tham gia, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp của các bộ, ngành, cơ quan, doanh nghiệp và người dân.
Cảnh báo 5 hình thức lừa đảo trực tuyến tinh vi
Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa thông tin về 5 hình thức lừa đảo trực tuyến nổi cộm trong những ngày qua để người dân nhận biết và nêu cao cảnh giác.
Trong đó đáng chú ý là các thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi như mạo danh Công an để lừa kê khai thông tin tài sản hay lập website, fanpage giả mạo trang của Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao để lừa đảo.
Lừa đảo trực tuyến đang "bủa vây" trên mạng
Lập website, fanpage giả mạo trang của Cục An ninh mạng để lừa đảo
Gần đây, trên không gian mạng liên tục xuất hiện các trang có tên "Cục An ninh mạng" hoặc "Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao" để đưa thông tin khuyến cáo các thủ đoạn lừa đảo trực tuyến và biện pháp phòng chống; đồng thời cung cấp các dịch vụ pháp lý hỗ trợ công dân như tư vấn lấy lại tiền lừa đảo, hỗ trợ xử lý các vụ bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bản chất là đối tượng lợi dụng tâm lý muốn lấy lại tiền của các nạn nhân để khiến họ bị lừa chiếm đoạt tài sản tiếp.
Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cảnh giác với các trang web mạo danh Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao.
Để hạn chế tình trạng trên, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân không cung cấp thông tin cá nhân cho bất kỳ ai và qua bất cứ hình thức nào. Bởi lẽ, việc lộ lọt thông tin cá nhân sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khó lường. Người dân, đặc biệt là những người từng bị lừa đảo tài chính, cần cẩn trọng trước các website hoặc hội nhóm mạng xã hội liên tục chạy quảng cáo, mời chào hỗ trợ lấy lại tiền đã mất.
Ngoài ra, người dân có thể kiểm tra các trang thông tin chính thống của cơ quan Công an tại phần "Liên kết website" trên Cổng thông tin điện tử có địa chỉ mps.gov.vn, bocongan.gov.vn của Bộ Công an. Với các tài khoản trên mạng xã hội và ứng dụng OTT, hiện Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đang rà soát, sẽ công khai với người dân danh sách những đường dẫn này.
Giả danh công an để lừa kê khai thông tin tài sản
Theo Cục An toàn thông tin, Công an TP.Hà Nội gần đây liên tục cảnh báo về thủ đoạn giả danh cơ quan công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản người dân. Nhiều người đã dính bẫy lừa đảo của các nhóm tội phạm. Đơn cử, Công an quận Đống Đa mới đây tiếp nhận vụ việc một người dân trên địa bàn bị đối tượng mạo danh cán bộ công an thông báo có liên quan đến mua bán trái phép chất ma túy và rửa tiền. Đối tượng yêu cầu nạn nhân kê khai tài sản để chứng minh mình không liên quan đến vụ án, sau đó lừa chiếm đoạt 150 triệu đồng của nạn nhân.
Khi cần làm việc với người dân, cơ quan Công an sẽ trực tiếp gửi giấy mời triệu tập.
Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác, đồng thời tuyên truyền cho người thân, bạn bè về thủ đoạn lừa đảo kể trên. Người dân không nên nghe và làm theo các yêu cầu, hướng dẫn của người lạ; không cung cấp thông tin cá nhân để tránh bị đánh cắp thông tin phục vụ cho những hành vi phạm tội của đối tượng. "Khi cần làm việc với người dân, cơ quan công an sẽ trực tiếp gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc gửi qua công an địa phương. Cơ quan chức năng cũng không yêu cầu công dân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng", Cục An toàn thông tin lưu ý.
Nhận làm thay thủ tục cấp, đổi giấy phép lái xe online để lừa đảo
Hiện nay, trên mạng người dân có thể dễ dàng tìm kiếm dịch vụ làm thay thủ tục cấp, đổi giấy phép lái xe, với mức phí từ 400.000 -600.000 đồng, tùy theo nhu cầu. Nhiều đối tượng còn quảng cáo: Người có nhu cầu dùng dịch vụ này sẽ không cần đến Sở Giao thông vận tải để chụp ảnh; chỉ cần cung cấp bản sao một số loại giấy tờ cá nhân và ảnh thẻ.
Tuy nhiên, theo Cục An toàn thông tin, việc chọn dùng dịch vụ có thể khiến người dân rơi vào bẫy lừa đảo. Thực tế, không ít người đã thành nạn nhân của thủ đoạn lừa đảo cung cấp dịch vụ cấp, đổi giấy phép lái xe online. Cục An toàn thông tin cũng lưu ý, việc cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ như đối tượng nhận làm thay thủ tục cấp, đổi giấy phép lái xe online còn khiến người dân có nguy cơ gặp một số rắc rối. Chẳng hạn, bị đánh cắp và rao bán thông tin cá nhân, hay bị quấy rầy bởi quảng cáo rác.
Cục An toàn thông tin khuyến nghị người dân khi có nhu cầu xin cấp mới, đổi bằng lái xe nên tự thực hiện thủ tục theo phương thức trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải hoặc trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia. Người dân không nên chia sẻ thông tin cá nhân; không giao dịch chuyển tiền khi chưa xác minh danh tính của các đối tượng lạ. Trường hợp đã bị lừa, người dân cần khẩn trương trình báo, tìm sự hỗ trợ từ cơ quan Công an.
Lừa hàng trăm triệu đồng với thủ đoạn cung cấp dịch vụ '"giá rẻ"
Mới đây, qua tìm kiếm nạn nhân phục vụ cho chiêu trò lừa đảo hỗ trợ làm "visa giá rẻ" ở các hội nhóm về xuất khẩu lao động trên mạng xã hội, đối tượng T.T.K.G ở Long An đã lừa chiếm đoạt 272 triệu đồng của một phụ nữ nguyên quán Gia Lai đang lao động tại Nhật Bản. Phương thức được các đối tượng lừa cung cấp dịch vụ làm 'visa giá rẻ' sử dụng là lập website, tài khoản Facebook giả mạo các công ty xuất khẩu lao động uy tín, đăng tải hình ảnh đưa tiễn người lao động ở sân bay, đưa ra nhiều chương trình ưu đãi với chi phí làm visa chỉ bằng một nửa so với công ty chính ngạch. Ham rẻ, nhiều người lao động đã "sập bẫy" lừa đảo.
Chuyên gia Cục An toàn thông tin khuyên người lao động khi có nhu cầu làm visa, cần tra cứu danh sách doanh nghiệp được cấp phép trên trang dolab.gov.vn của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTB&XH). Người dân không cung cấp số căn cước công dân/chứng minh nhân dân, mã OTP... cho bất cứ ai hoặc trên bất kỳ website lạ nào. Khi phát hiện ra dấu hiệu lừa đảo hoặc đã bị lừa, người dân cần nhanh chóng tố giác với cơ quan có thẩm quyền để hạn chế tối đa rủi ro, thiệt hại.
Cảnh giác với các bẫy lừa đảo xuất khẩu lao động trên mạng
Theo Cục An toàn thông tin, qua quảng cáo trên mạng xã hội của Công ty TNHH thương mại và dịch vụ du lịch L&R ở Quảng Ninh, nhiều người dân đã nộp tiền để được đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc theo chương trình lao động thời vụ.
Là hoạt động hợp tác giữa các địa phương của Việt Nam và Hàn Quốc, chương trình lao động thời vụ E-8 do cơ quan chức năng của địa phương tổ chức triển khai, không có sự tham gia của doanh nghiệp. Hiện Quảng Ninh chưa ký kết với địa phương nào của Hàn Quốc, do đó, người dân tại Quảng Ninh chưa thể đi xuất khẩu lao động theo chương trình E-8. Đáng chú ý, Công ty TNHH thương mại và dịch vụ du lịch L&R chưa được cấp giấy phép đưa người lao động Việt Nam đi nước ngoài. Vì thế, các hoạt động tư vấn quảng cáo, thu hồ sơ hay thực hiện đưa người lao động đi nước ngoài đều là vi phạm quy định.
Trước tình trạng trên, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cần xác minh tìm hiểu thật kỹ qua website chính thức của các cơ quan quản lý, để tránh rơi vào tình cảnh "tiền mất, tật mang", dính bẫy của đối tượng lừa đảo. Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ TB&XH cũng thông tin: Đến cuối năm 2023, mới chỉ có 12 địa phương của Việt Nam ký thỏa thuận với địa phương của Hàn Quốc.
Đang xét xử vụ án "đình đám" ở Bình Dương, bị hại đông chưa từng có Dự án "ma" này từng gây xôn xao dư luận với số lượng bị hại lên đến hơn 500 người và số tiền lừa đảo hơn 162 tỉ đồng. Sáng 16-10, TAND tỉnh Bình Dương đã đưa ra xét xử vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối 5 bị cáo trong vụ vẽ dự án "ma" để chiếm đoạt tài sản...