Ma men sẽ bị phạt nặng
Đa số các vụ tai nạn giao thông làm chết từ 2, 3 người trở lên có nguyên nhân từ rượu bia. Năm 2012, công an các quận, huyện ở TPHCM sẽ tăng cường “mật phục ma men” để xử phạt
Hiện trường vụ tai nạn xảy ra trên Hương lộ 11, huyện Bình Chánh – TPHCM làm 3 người chết trong dịp Tết Nhâm Thìn vừa qua
Theo thống kê, trong năm 2011, trên địa bàn TPHCM có 19 vụ tai nạn giao thông (TNGT) xuất phát từ nguyên nhân say rượu bia, làm chết 13 người, bị thương 10 người. Tuy nhiên, theo Công an TPHCM, con số trên chưa phản ánh đúng thực tế, số người chết và bị thương do rượu bia rất cao.
Chết nhiều vì rượu bia
Video đang HOT
Trở lại Quốc lộ 50 (đoạn qua ấp 5, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh – TPHCM), nhiều người dân khi được hỏi về vụ tai nạn liên hoàn xảy ra cách đây gần 1 năm, hôm 30-3-2011, đều chưa hết bàng hoàng. Chị Nguyễn Cẩm Linh kể lại: Lúc đó khoảng 21 giờ, chị đang rửa chén, nghe tiếng va chạm rất lớn, chạy ra xem thì thấy nhiều người nằm thoi thóp, máu me khắp người, tiếng kêu rên, la ó rợn người, xung quanh là những mảnh vỡ của xe máy.
Lật lại hồ sơ vụ tai nạn, thiếu tá Lê Quang Huy, Đội trưởng Đội Điều tra Tổng hợp Công an huyện Bình Chánh, cho biết nguyên nhân xuất phát từ rượu bia. Vào thời điểm trên, tài xế Nguyễn Hồng Sơn (ngụ quận 8) điều khiển ô tô lưu thông từ Quốc lộ 50, khi đến trước số nhà E4/113 do vượt mặt xe chở rác lưu thông phía trước nên đã lấn trái đường và va chạm vào xe máy chạy ngược chiều do anh Dương Hoàng Dũng điều khiển chở anh Nguyễn Văn Lanh phía sau. Chưa dừng lại, ô tô trên tiếp tục va chạm với xe máy do chị Hồ Thị Hường điều khiển chở phía sau 2 con gái và một xe máy khác do ông Phan Văn Đô điều khiển. Hậu quả, ông Đô chết tại Bệnh viện Chợ Rẫy, anh Dũng và ba mẹ con chị Hường bị thương nặng. Vụ việc được cơ quan chức năng nhanh chóng điều tra và xác định nguyên nhân là do Nguyễn Hồng Sơn điều khiển xe lấn trái, có uống rượu bia (0,707 mg/l khí thở) vượt ngưỡng quy định.
Thiếu tá Huy tiếp tục lật hồ sơ. Theo đó, lúc 1 giờ 15 phút ngày 25-1, Ngô Minh Tùng (ngụ huyện Bình Chánh) điều khiển xe máy chở anh Võ Nguyễn Toàn Thắng lưu thông trên Hương lộ 11 (xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh) đã va chạm với xe máy lưu thông trái chiều do anh Mai Hoàng Minh Chính (quê tỉnh Long An) điều khiển chở anh Võ Quốc Hải và Nguyễn Thái Hòa ngồi sau. Hậu quả, anh Tùng, Chính và Thắng tử vong. Qua điều tra ban đầu, Công an huyện Bình Chánh xác định do Ngô Minh Tùng điều khiển xe lấn trái đường và một trong hai nhóm trên có uống rượu bia.
Theo thiếu tá Lê Quang Huy, đa số các vụ tai nạn chết từ 2 hay 3 người trở lên có nguyên nhân từ rượu bia. Thế nhưng, hiện nay việc giám định số vụ tai nạn liên quan đến rượu bia còn nhiều bất cập, như một số bệnh viện tư nhân, bệnh viện nhỏ… không có thiết bị giám định nồng độ cồn trong máu hoặc không hợp tác để tìm nguyên nhân tai nạn, dẫn đến số liệu chưa sát thực tế.
Ra quân xử phạt
Trước tình hình TNGT do rượu bia gia tăng, đại tá Ngô Minh Châu, Phó Giám đốc Công an TPHCM, đã yêu cầu công an các quận, huyện và các Đội CSGT thuộc Phòng CSGT Đường bộ – Đường sắt phải thường xuyên tổ chức các chuyên đề “mật phục ma men” tại các cung đường có nhiều quán nhậu để xử phạt. Ngoài ra, năm 2012, Công an TP sẽ trang bị thêm 102 máy đo nồng độ cồn, nâng tổng số lên 195 máy, phân bổ về các quận, huyện, đặc biệt là các địa phương cửa ngõ TP, thường xảy ra TNGT.
Đại tá Võ Văn Nhuận, Trưởng Phòng CSGT Đường bộ – Đường sắt, cho biết hiện tại tất cả các đội CSGT thuộc phòng và công an 24 quận, huyện đều ra quân triển khai chuyên đề trên, chắc chắn trong thời gian tới số liệu xử phạt người vi phạm do rượu bia sẽ tăng cao.
Theo thiếu tá Hà Văn Tài, Đội phó Đội CSGT Công an huyện Bình Chánh, mỗi tuần đều đặn 3 ngày, từ 19 giờ đến 23 giờ, Đội CSGT phối hợp với công an các xã, thị trấn chốt chặn và tuần tra trên những tuyến đường thường xảy ra TNGT như Hương lộ 11, Đoàn Nguyễn Tuấn, Quách Điêu, Vĩnh Lộc, Trần Đại Nghĩa… Mỗi đêm xử phạt từ 10 đến 14 trường hợp vi phạm, đáng nói hơn 2/3 số vụ vi phạm đều vượt ngưỡng quy định là trên 0,4 mg/l khí thở. Theo ông Tài, mức xử phạt hiện nay chưa đủ sức răn đe, cần tăng cao hơn, thậm chí tước giấy phép lái xe người vi phạm. Còn theo trung tá Lê Văn Rẫy, Đội trưởng Đội CSGT Công an quận 12, từ cuối tháng 10-2011 đến giữa tháng 2-2012, đội đã xử phạt 131 trường hợp vi phạm điều khiển xe khi có rượu bia. Hiện nay, tổ tuần tra chuyên đề về rượu bia phối hợp với công an phường liên tục tuần tra trên những tuyến đường có nhiều quán nhậu. Ngoài chốt chặn, còn có trinh sát đứng trước các quán nhậu báo về để xử lý rốt ráo.
Kiến nghị tăng mức phạt Bộ GTVT vừa có kiến nghị đưa vào dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 34 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Theo đó, Bộ GTVT đề xuất khi người điều khiển ô tô trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu, hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/l khí thở sẽ bị phạt hành chính từ 8-10 triệu đồng; đồng thời bị áp dụng thêm hình thức xử phạt bổ sung là tạm giữ phương tiện 10 ngày và giữ giấy phép lái xe 30 ngày. Nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/l khí thở, ngoài việc bị giữ xe và giấy phép lái xe, người vi phạm còn phải chịu phạt 15-25 triệu đồng.
Theo Người Lao Động
Người đàn bà bị cả làng truy sát
Chỉ trong ba ngày, cặp vợ chồng trẻ đau đớn chứng kiến hai đứa con lần lượt chết tức tưởi. Cũng từ đây, cả làng cho rằng thủ phạm chính là bà Đinh Thị Thương (60 tuổi, ở làng Pa Lêu, thôn Bồ Nung, xã Sơn Kỳ, huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi) đã bỏ "đồ độc" hại hai cháu bé. Bị cả làng đòi trừ khử, bà Thương chỉ còn cách tá túc tại UBND xã để lánh nạn.
Bà Đinh Thị Thương, người đang bị dân làng nghi kỵ cầm đồ thuốc độc
MA MEN TRỞ THÀNH "MA RỪNG"
Đến ngày 29-2, nhờ Công an huyện Sơn Hà, chính quyền xã Sơn Kỳ can thiệp vận động người dân nên bà Thương mới dám về lại nhà mình. Gần nửa tháng qua, bà phải sống chui nhủi, "nấp" tại UBND xã nhờ công an, dân phòng bảo vệ.
Bà Thương có chồng tên Đinh Văn Thắp già yếu nên suốt ngày lẩn quẩn trong nhà, trong khi đó bà uống rượu không thua đám đàn ông trong làng. Mỗi lần uống say bà đến nhà này nhà khác cà kê, nói năng lung tung và hù dọa một số người.
Nhà của bà Đinh Thị A ở sát nhà bà Thương. Tuy là hàng xóm nhưng hai gia đình mâu thuẫn trong việc tranh chấp đất đai. Bà Thương tuyên bố "không sợ ai vì trong người có đồ độc". Bà Thương còn sang nhà bà A nói rằng: "Nhà mày sẽ có người chết trong nay mai". Câu nói này khiến cả gia đình bà A hoang mang, nghi bà Thương có "đồ độc" hay bùa ngải.
Mối nghi ngờ âm ỉ khi gia đình bà A và một số người trong thôn thấy bà Thương đêm hôm khuya khoắt thường đi ngoài đường, miệng luôn lẩm bẩm nói nhảm. Ngày 6-2, con trai bà A là Đinh Văn Tôm (26 tuổi) cùng vợ Đinh Thị Nguyên (26 tuổi) ôm cháu Đinh Thị Mai (5 tuổi) lên Trạm y tế xã Sơn Kỳ cấp cứu khi toàn thân bị đỏ và nóng sốt. Tiếp đó, ngày 7-2 gia đình chuyển bé Mai đến Bệnh viện huyện Sơn Hà trong tình trạng nguy kịch không rõ bệnh gì. Khi được bệnh viện chuyển lên tuyến trên, bé Mai đã qua đời. Ngày 8-2, gia đình tổ chức mai táng. Không dừng lại đó, đêm 8-2 bé Đinh Thị Chi (em ruột của Mai) vừa tròn 1 tuổi cũng phát đau giống như chị, sáng 9-2 cũng chết trên đường đưa đi cấp cứu.
Mối nghi ngờ về bà Thương có "đồ độc" đã bị đẩy lên đỉnh điểm. Cả gia đình, họ hàng và dân làng đều tìm bà Thương để "hỏi tội", trừ hậu họa về sau. Chính quyền đã can thiệp kịp thời, đưa bà Thương về trụ sở UBND xã canh chừng, bảo vệ tính mạng.
Theo Công an huyện Sơn Hà, chuyện "nghi kỵ cầm đồ thuốc độc" là một truyền thuyết lưu truyền ở các vùng dân tộc thiểu số tại Quảng Ngãi. Người nào có "đồ độc" thì sẽ hại người khác bị bệnh mà chết.
HỦ TỤC LÀM KHỔ CHÍNH QUYỀN
Theo ông Đinh Văn Tro - Bí thư xã Sơn Kỳ, việc cháu bé đau bệnh do cha mẹ không kịp thời cứu chữa nên dẫn đến tử vong là chuyện bình thường. Nhưng do bà Thương rượu vào ăn nói lung tung, tự cho mình có đồ độc nên dân làng tin rằng bà có "thuốc độc".
Ngày 29-2, sau khi được công an xã bảo vệ đưa về nhà, suốt ngày bà Thương lẩn quẩn trong nhà vì sợ dân làng đuổi đánh. Hơn 10 ngày "lánh nạn" trong trụ sở UBND xã, bà cắt được cơn thèm rượu và cho biết: "Mấy đêm nay tao không ngủ được. Tao buồn về lời nói của mình. Tao say rượu nên nói bậy, dọa bà A thôi. Cháu bà A chết không phải do tao".
Trước nỗi đau quá lớn của đôi vợ chồng trẻ, người dân và chính quyền xã đã tìm mọi cách để giúp đỡ gia đình. Hiện tình hình an ninh đang lắng xuống, nhưng nguy cơ bùng phát trở lại bất cứ khi nào bởi việc nghi kỵ vẫn còn âm ỉ trong nhiều người dân địa phương.
Những năm qua, trên địa bàn huyện Sơn Hà xảy ra nhiều vụ nghi kỵ cầm đồ thuốc độc, do không ngăn chặn kịp thời nên xảy ra án mạng. Năm 2010, ở thôn Tà Cơm, xã Sơn Thủy dù đã được động viên, khuyên nhủ và người bị nghi cầm đồ thuốc độc là ông Đinh Văn Nên (60 tuổi) đã ăn năn hối hận, chính quyền xã đưa ông Nên về trụ sở "lánh nạn" hai tháng, nhưng sau đó những người dân ở thôn vẫn ra tay giết hại khi ông Nên trở về nhà.
Chính vì thế, ngoài việc lực lượng công an vào cuộc ngăn chặn, các cấp ban ngành, hội, đoàn thể địa phương phải sớm giải quyết dứt điểm vụ nghi kỵ cầm đồ thuốc độc tại xã Sơn Kỳ, ổn định đời sống nhân dân, tránh tình trạng kẻ xấu lợi dụng gây ảnh hưởng đến trật tự trị an trên địa bàn.
Theo CATP
Gia Lai: Hy hữu một Công an bị "ma men"...cắn phải nhập viện Trong lúc còng tay 2 đối tượng say rượu đang chửi bới, quậy phá tại trụ sở,Thượng sĩ Chương Quang Thuận, Cán bộ công an phường Yên Thế, TP.Pleiku, Gia Lai bị 1 trong 2 đối tượng cắn vào ngón tay phải nhập viện. Theo thông tin ban đầu, vào lúc 3 giờ 30 phút chiều 11/2, Công an phường Yên Thế nhận...