Mã độc tống tiền đang gia tăng mạnh trong năm 2020
Theo dữ liệu mới được công bố từ các nhà nghiên cứu an ninh mạng cho thấy, số cuộc tấn công từ mã độc tống tiền ( ransomware) trong năm 2020 đã tăng 7 lần so với một năm về trước.
Các cuộc tấn công ransomware đang gia tăng và ngày càng nguy hiểm hơn trong những năm gần đây, chúng đã và đang nhắm vào hệ thống mạng của các công ty để lấy cắp dữ liệu và tống tiền. Số liệu cho thấy, một cuộc tấn công như vậy có thể đem lại cho bọn tội phạm mạng hàng trăm nghìn hoặc thậm chí hàng triệu USD.
Theo nhận định của công ty chuyên về phần mềm an ninh mạng và diệt virus Bitdefender thì tội phạm mạng đã lợi dụng tình hình ngày càng nhiều người làm việc từ xa do đại dịch Covid-19 gây ra để xâm nhập vào các hệ thống mạng. Báo cáo của Bitdefender cho thấy các cuộc tấn công ransomware được phát hiện và bị chặn trong thời gian vừa qua đã tăng 715% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mã độc tống tiền đang gia tăng mạnh trong năm 2020
Dự báo cho thấy, số lượng các cuộc tấn công ransomware không chỉ gia tăng mà ransomware còn tiếp tục tiến hóa, với một số dạng ransomware phổ biến nhất năm ngoái đã biến mất trong khi các dạng ransomware mới xuất hiện. Trong một số trường hợp, chúng thậm chí còn gây hại nhiều hơn.
Video đang HOT
Liviu Arsene, nhà nghiên cứu an ninh mạng toàn cầu tại Bitdefender nói với ZDNet rằng: “Nhìn vào sự phát triển của các dòng ransomware năm ngoái và cách chúng thay đổi trong năm nay, hầu hết chúng đã thực sự giảm về số lượng. Các dòng ransomware phổ biến năm nay không phải là các dòng ransomware phổ biến của năm ngoái”.
Chẳng hạn như dòng ransomware phổ biến nhất trong năm 2019 là GandCrab đã biến mất sau khi đã kiếm được nhiều tiền từ các chiến dịch. Kể từ đó, các dòng ransomware mới đã xuất hiện trong năm 2020, bao gồm Sodinokibi – còn được gọi là Revil. Mặc dù không phải là một chiến dịch đại trà, nhưng là một hoạt động được nhắm mục tiêu cao, đã kiếm được số tiền lớn từ các cuộc tấn công ransomware trong thời gian qua.
Thông thường các tin tặc sẽ yêu cầu các tổ chức, cá nhân trả tiền cho chúng khi chúng đã đánh cắp được dữ liệu nếu không chúng sẽ cho rò rỉ dữ liệu của nạn nhân.
Ransomware vẫn là một mối đe dọa an ninh mạng lớn đối với các tổ chức và doanh nghiệp thuộc mọi loại hình, nhưng có những bước tương đối đơn giản có thể được thực hiện để tránh trở thành nạn nhân của một cuộc tấn công bằng mã độc tống tiền.
Đó là đảm bảo rằng các bản vá bảo mật được áp dụng càng sớm càng tốt giúp ngăn chặn tin tặc khai thác các lỗ hổng đã biết để có được chỗ đứng trong mạng ngay từ đầu, đồng thời các tổ chức cũng nên áp dụng xác thực đa yếu tố trên toàn hệ sinh thái mạng vì điều đó có thể ngăn chặn tin tặc di chuyển trên mạng lưới bằng cách dành được quyền kiểm soát bổ sung.
Các tổ chức cũng nên thường xuyên sao lưu hệ thống của họ, cũng như kiểm tra các bản sao lưu đó một cách thường xuyên, vì vậy nếu điều tồi tệ nhất xảy ra và ransomware xâm nhập vào mạng thì đã có bản sao lưu để khôi phục nó mà không cần phải trả tiền cho bọn tội phạm mạng.
Phần mềm độc hại trên macOS có thể xóa sạch toàn bộ thiết bị
Người dùng macOS đang được cảnh báo trước một mã độc tống tiền (ransomware) mới có tên ThiefQuest có khả năng gây tổn hại lớn cho thiết bị.
Ảnh: AFP
Theo TechRadar, phần mềm độc hại này nhắm vào các thiết bị macOS như MacBook, mã hóa toàn bộ hệ thống và đánh cắp dữ liệu có giá trị trên thiết bị. Nếu tiền chuộc không được trả để mở khóa các tập tin thì ThiefQuest được lập trình để xóa hoàn toàn thiết bị của nạn nhân, bao gồm tất cả mục bên trong.
ThiefQuest lần đầu tiên được phát hiện bởi các nhà nghiên cứu tại hãng bảo mật SentinelOne sau khi tham gia điều tra đầy đủ về phần mềm độc hại. Công ty lần đầu tiên tin rằng phần mềm độc hại đang thiếu sự tinh tế nhất định khi điều tra tin nhắn đòi tiền chuộc cảnh báo nạn nhân ThiefQuest về dữ liệu của họ.
Như thường lệ với các cảnh báo như vậy, nó yêu cầu các nạn nhân trả 50 USD trong vòng 72 giờ nếu họ muốn mất toàn bộ các tập tin, tuy nhiên kẻ gian không cung cấp bất kỳ email liên hệ nào để biết thông tin về việc giải mã sau khi nạn nhân thanh toán. Thay vào đó, nạn nhân chỉ nhận được một liên kết tập tin ReadMe nêu chi tiết về một ví Bitcoin để gửi tiền chuộc đến.
SentinelOne phát hiện ThiefQuest (ban đầu được gọi là EvilQuest) đã sử dụng mã hóa tùy chỉnh, và mã của nó cho thấy nó không liên quan đến các phương thức mã hóa khóa công khai thường được sử dụng cho các cuộc tấn công như vậy.
Cũng theo các nhà nghiên cứu, ThiefQuest truy tìm thư mục /Users của hệ thống để nhắm vào các mục .doc, .pdf và .jpg cùng nhiều tập tin khác. Một khi tìm thấy, các tập tin này được mã hóa bởi một công cụ mã hóa đơn giản, khi tạo một tập tin được mã hóa. Với cách thức mã hóa đơn giản, SentinelOne đã tạo và phát hành một bộ giải mã mà mọi người có thể tải xuống miễn phí.
Microsoft: Tấn công đòi tiền chuộc tại Việt Nam đứng đầu khu vực Mặc dù có giảm so với năm trước nhưng Việt Nam vẫn đứng đầu khu vực Châu Á Thái Bình Dương về số vụ tấn công ransomware. Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ nhiễm mã độc tống tiền (ransomware) cao nhất trong khu vực, theo báo cáo Security Endpoint Threat Report 2019 của Microsoft trong khu vực châu Á Thái Bình...