Mã độc tấn công Vietnam Airlines xuất hiện nhiều nơi ở VN
Kết quả phân tích cho thấy mã độc nguy hiểm tấn công Vietnam Airlines cũng xuất hiện tại nhiều cơ quan, doanh nghiệp trong nước.
Sau sự cố nghiêm trọng tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất vừa qua, Bkav cho biết mã độc trong vụ tấn công này cũng xuất hiện tại nhiều cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam.
“Kết quả phân tích cho thấy mã độc tấn công Vietnam Airlines cũng xuất hiện tại nhiều cơ quan, doanh nghiệp khác bao gồm cả các cơ quan Chính phủ, các tập đoàn, ngân hàng, viện nghiên cứu, trường đại học”, Ông Ngô Tuấn Anh, Phó chủ tịch phụ trách An ninh mạng của Bkav chia sẻ.
Website của Vietnam Airlines bị hack, dữ liệu bị đưa lên mạng vào ngày 29/7. Ảnh: HP.
Cũng theo công ty bảo mật này, mã độc sau khi xâm nhập vào máy tính sẽ ẩn mình dưới vỏ bọc giả mạo là một phần mềm diệt virus. Nhờ đó, nó có thể ẩn mình trong thời gian dài mà không bị phát hiện.
Video đang HOT
Khi nằm bên trong hệ thống, mã độc kết nối thường xuyên, gửi các dữ liệu về máy chủ điều khiển (C&C Server) thông qua tên miền Name.dcsvn.org (nhái tên miền của website Đảng Cộng sản). Trong đó “Name” là tên được sinh ra theo đặc trưng của cơ quan, doanh nghiệp mà mã độc nhắm tới.
Về mức độ ảnh hưởng, mã độc được phát hiện lần này có khả năng thu thập tài khoản mật khẩu, nhận lệnh cho phép hacker kiểm soát, điều khiển máy tính nạn nhân từ xa. Đồng thời, malware này thực hiện các hành vi phá hoại như xóa dấu vết, thay đổi âm thanh, hiển thị hình ảnh, mã hóa dữ liệu… Về cấu trúc, mã độc chứa thành phần chuyên thao tác, xử lý với cơ sở dữ liệu SQL.
Trước đó, chiều ngày 29/7 website của Vietnam Airlines bị tấn công thay đổi giao diện. Dữ liệu của hơn 400.000 khách hàng Bông Sen Vàng bị tung lên mạng. Chưa dừng lại, hệ thống âm thanh thông báo tại cảng hàng không Tân Sơn Nhất và Nội Bài bị can thiệp, hiển thị hình ảnh và âm thanh xuyên tạc về vấn đề Biển Đông.
Đêm 29/7, trong một bài phân tích trên WhiteHat.vn, các chuyên gia bảo mật nhận định rằng để thực hiện được cuộc tấn công này, hacker đã xâm nhập được sâu vào hệ thống bằng cách sử dụng phần mềm gián điệp ( spyware) theo dõi, kiểm soát máy của quản trị viên.
Hiện tại, Bkav đã phát hành công cụ quét và kiểm tra mã độc miễn phí, người sử dụng có thể tải công cụ kiểm tra. Công cụ này không cần cài đặt mà có thể khởi chạy luôn để quét.
Theo khuyến cáo của Bkav, khi phát hiện hệ thống có mã độc, quản trị viên cần lập tức báo cho các cơ quan chức năng để được hỗ trợ rà soát toàn bộ hệ thống mạng vì khi mã độc này đã xuất hiện có nghĩa là hệ thống đã bị xâm nhập.
Duy Tín
Theo Zing
Sau vụ Vietnam Airlines bị hack, VNCERT công bố những mã độc cần ngăn chặn
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) vừa phân tích một số mã độc nhận được từ các thành viên cho công tác ứng cứu sự cố, qua đó khuyến cáo các tổ chức cần phải loại bỏ các mã độc này.
Trung tâm VNCERT vừa phát công văn khẩn cấp yêu cầu các lãnh đạo đơn vị chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện một số việc quan trọng gồm.
Ngăn chặn máy tính kết nối đến các tên miền playball.ddns.info; nvedia.ddns.info; air.dcsvn.org.
Ngoài ra, nhà quản trị cần phải rà quét hệ thống và xóa các thư mục và tập tin, được cho là có nhiễm mã độc theo đường dẫn sau.
Đường dẫn thư mục và tập tin cần xóa. ẢNH: VNCERT
Theo VNCERT, trên đây là những địa chỉ trang web và tập tin có chứa mã độc, có khả năng đánh cắp thông tin và phá hủy hệ thống.
Thông báo của VNCERT được đưa ra sau vụ việc tin tặc đã tấn công vào hệ thống của Vietnam Airlines vào chiều 29.7, khiến cho trang web của Vietnam Airlines gặp nhiều sự cố.
Trước đó, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) cũng đã đưa ra những nhận định sau vụ tin tặc tấn công vào sân bay Việt Nam và thay đổi cả giao diện trang chủ của Vietnam Airlines.
VNISA cho biết đến thời điểm này có thể khẳng định cuộc tấn công vào hệ thống Vietnam Airlines là dạng tấn công APT, có chủ đích rõ ràng, được chuẩn bị kỹ lưỡng, diễn tiến kéo dài trước khi bùng phát vào ngày 29.7. Có dấu hiệu cho thấy có thể hệ thống đã bị tin tặc xâm nhập từ giữa năm 2014.
Thành Luân
Theo Thanhnien
Bị hack tài khoản, khách hàng được đền bù ra sao? Thông thường, khách hàng sẽ chỉ được đền bù số tiền rất nhỏ cho khoảng thời gian bị gián đoạn giao dịch, trừ khi họ chứng minh được tài khoản của mình bị thất thoát. Chiều 29/7, website của Vietnam Airlines tại địa chỉ https://www.vietnamairlines.com bị tin tặc tấn công, thay đổi giao diện. Không dừng lại ở đó, hacker cho phát tán...