Mã độc nguy hiểm nhất trên Android xuất hiện
Phần mềm độc hại Judy có thể lây nhiễm trên 36 triệu thiết bị chạy Android và là mã độc nguy hiểm nhất từng được biết đến.
Theo Check Point, phần mềm độc hại này được tìm thấy trong 41 ứng dụng riêng biệt trên kho phần mềm Google Play Store. Không ít trong số đó đã xuất hiện từ lâu, nên đã có rất nhiều người tải về.
Một phần mềm dính mã độc Judy.
Mục đích của mã độc Judy là chiếm quyền điều khiển thiết bị Android, khiến máy tự động nhấp vào các quảng cáo mà người dùng không hay biết. Kết quả, những kẻ đứng sau có thể thu được nguồn lợi bất chính khổng lồ.
Video đang HOT
Nguồn gốc của mã độc Judy được cho là từ một công ty phát triển ứng dụng tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, những cuộc tấn công tương tự cũng đã xuất hiện trên các phần mềm khác. Nó cho thấy hàng rào kiểm duyệt của Google còn khá lỏng lẻo.
Hiện các phần mềm dính mã độc Judy đã được gỡ khỏi Play Store.
Bảo Anh
Theo VNE
Cảnh báo nhiều phần mềm lừa đảo ăn theo mã độc tống tiền WannaCry
Cơ quan phòng chống gian lận và tội phạm mạng Anh (Action Fraud) cùng hãng bảo mật McAfee vừa phát cảnh báo về những gian lận liên quan đến mã độc tống tiền WannaCry.
Microsoft không bao giờ yêu cầu người dùng cấp quyền truy cập vào máy tính. ẢNH: AFP
Theo BGR, phương thức hoạt động của những phần mềm lừa đảo khá điển hình, đó là hiển thị một cửa sổ pop-up từ chối đóng lại kèm thông báo giả dạng từ Microsoft nói rằng hệ thống của người nhận đã bị nhiễm WannaCry. Lúc này, nạn nhân được nhắc gọi điện đến số điện thoại hiển thị trên màn hình.
Sau khi cuộc gọi được thiết lập, người dùng được yêu cầu cung cấp cho tin tặc quyền truy cập máy tính từ xa. Khi được cấp phép, kẻ gian sẽ chạy công cụ Windows Malicious Software Removal - có thể tải xuống miễn phí từ Microsoft - nhưng yêu cầu thanh toán khoản tiền 415 USD.
Action Fraud viết trên blog rằng: "Điều quan trọng mà mọi người phải nhớ là thông báo lỗi và cảnh báo của Microsoft trên máy tính sẽ không bao gồm một số điện thoại. Thêm vào đó, Microsoft sẽ không bao giờ chủ động tiếp cận với người dùng để được cấp quyền truy cập vào máy tính và thực thi hoạt động hỗ trợ kỹ thuật không mong muốn. Bất kỳ thông tin liên lạc nào mà Microsoft thực hiện với người dùng là do người dùng đó khởi xướng".
Một ứng dụng Android đánh lừa người dùng về khả năng chống lại WannaCry. ẢNH: MCAFEE
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu an ninh tại McAfee cũng phát hiện ra các ứng dụng giả mạo trên Android với hứa hẹn bảo vệ hệ thống khỏi WannaCry. Ứng dụng này yêu cầu người dùng cài đặt một ứng dụng khác và liên tục hiển thị quảng cáo trên màn hình. Nhìn chung, mục đích của những ứng dụng này chỉ là phục vụ phần mềm quảng cáo.
Chính vì vậy, mọi người nên cảnh giác với những thông điệp mà họ gặp phải trên internet, đó là cách tốt nhất để bạn phòng vệ và an toàn hơn khi trực tuyến.
Thành Luân
Theo Thanhnien
Phát hiện mã độc nguy hiểm hơn gấp nhiều lần so với WannaCry Các chuyên gia bảo mật vừa phát hiện mã độc mới mang tên EternalRocks, có khả năng tự lây lan bằng cách khai thác lỗ hổng trong giao thức chia sẻ tập tin SMB của Windows, với mức độ nghiêm trọng hơn mã độc WannaCry. Tin tặc đang tìm ra nhiều phương pháp khác nhau để tấn công người dùng. ẢNH: AFP Theo...