Mã độc nguy hiểm, có khả năng tự biến hóa, tấn công ngành sản xuất vaccine
Một loại mã độc nguy hiểm, có khả năng tự biến hóa để tránh các phần mềm bảo mật, đang tấn công vào các công ty sản xuất và cung ứng vaccine trên toàn cầu.
Loại mã độc này nhắm đến máy tính sử dụng hệ điều hành Windows, được phát hiện bởi các chuyên gia nghiên cứu bảo mật của Trung tâm phân tích và chia sẻ thông tin (ISAC), một tổ chức phi lợi chuyên phát hiện và cảnh báo các mối nguy hại và đe dọa về an ninh mạng.
ISAC đặt cho loại mã độc này tên gọi Tardigrade (gấu nước), nhằm ám chỉ khả năng tồn tại lâu dài bằng cách tự biến hóa để qua mặt các phần mềm bảo mật, tương tự như gấu nước, loài vi sinh vật có khả năng sống trong những môi trường hết sức khắc nghiệt và ngay cả trong môi trường chân không.
Nhiều chuyên gia bảo mật lo ngại mã độc có thể tấn công và làm gián đoạn chuỗi sản xuất, cung ứng vaccine phòng Covid-19 trên toàn cầu
Các chuyên gia bảo mật cảnh báo Tardigrade có thể được phát tán thông qua các email lừa đảo, lây nhiễm thông qua USB, thiết bị lưu trữ gắn ngoài… sau khi lây nhiễm vào máy tính, loại mã độc này có thể bí mật chiếm quyền điều khiển hệ thống để lấy cắp dữ liệu chứa trên đó hoặc mã hóa, thay đổi nội dung của dữ liệu…
ISAC lần đầu phát hiện thấy Tardigrade vào đầu năm nay, khi loại mã độc này tấn công vào BioBright, một công ty công nghệ sinh học có trụ sở tại bang Massachusetts (Mỹ). ISAC sau đó đã liên tục theo dõi loại mã độc này và nhận thấy những dấu hiệu cho thấy Tardigrade nhắm đến mục tiêu là những công ty công nghệ sinh học và các công ty sản xuất và cung ứng vaccine trên toàn cầu.
Video đang HOT
Hiện ISAC chưa thể xác định được thủ phạm đứng đằng sau loại mã độc nguy hiểm này, nhưng dựa vào cách thức hoạt động tinh vi và nguy hiểm, tổ chức này nhận định rất có thể mã độc Tardigrade có sự hậu thuẫn của chính phủ một quốc gia nào đó.
Để ngăn ngừa sự lây nhiễm của mã độc Tardigrade, các chuyên gia bảo mật của ISAC kêu gọi các công ty công nghệ sinh học và các công ty thuộc chuỗi cung ứng, sản xuất vaccine – là những mục tiêu mà loại mã độc này đang nhắm đến, nên sử dụng các phần mềm bảo mật có khả năng nhận diện virus thông qua phân tích hành vi của phần mềm độc hại; đồng thời đề phòng các cuộc tấn công thông qua email lừa đảo để tránh lây nhiễm loại mã độc nguy hiểm này.
Nhiều chuyên gia bảo mật lo ngại rằng việc các loại mã độc tấn công vào chuỗi sản xuất, cung ứng vaccine có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất và cung cấp vaccine, từ đó ảnh hưởng đến cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 trên toàn cầu, khi mà hiện nay, vaccine vẫn đang được xem là “vũ khí” quan trọng nhất để đẩy lùi đại dịch.
Mã độc nguy hiểm vừa được phát hiện lây nhiễm trên smartphone, người dùng cần gỡ gấp những ứng dụng này!
Người dùng smartphone từ ít nhất 17 quốc gia đã bị ảnh hưởng bởi loại mã độc siêu nguy hiểm này, hãy gỡ gấp ngay những ứng dụng sau đây trước khi quá muộn!
Tờ International Business Times (IBTimes) đưa tin, các chuyên gia bảo mật tại Lookout vừa phát hiện một mã độc siêu nguy hiểm có thể root thiết bị để giành quyền kiểm soát và chỉnh sửa cài đặt hệ thống.
Mã độc này được đặt tên là "AbstractEmu" - dựa trên khả năng trừu tượng hóa code (code abstraction) và chống mô phỏng (anti-emulation checks) để cản trở việc phân tích. Bằng cách "ẩn nấp" dưới dạng các ứng dụng tiện ích, AbstractEmu có khả năng khai thác tới 5 lỗ hổng bảo mật để "root" thiết bị nhằm giành toàn quyền kiểm soát và chỉnh sửa cài đặt hệ thống.
AbstractEmu có khả năng khai thác tới 5 lỗ hổng bảo mật để "root" thiết bị nhằm giành toàn quyền kiểm soát và chỉnh sửa cài đặt hệ thống
" Đây là một phát hiện quan trọng vì phần mềm độc hại được phát tán rộng rãi với khả năng root thiết bị đã xuất hiện ít hơn rất nhiều trong khoảng 5 năm vừa qua", các nhà nghiên cứu của công ty bảo mật Lookout chia sẻ.
" Mặc dù không nhiều nhưng các mã độc có khả năng root rất nguy hiểm. Bằng cách root thiết bị để có quyền chiếm quyền truy cập vào hệ điều hành Android, tin tặc có thể âm thầm tự cấp các đặc quyền cho bản thân hoặc cài đặt thêm các mã độc - dù phương thức này thường yêu cầu sự tương tác của người dùng. Các quyền truy cập nâng cao cũng cho phép mã độc truy cập vào các dữ liệu nhạy cảm của những ứng dụng khác, một điều không thể xảy ra trong các trường hợp bình thường", các nhà nghiên cứu bảo mật cho biết thêm.
Người dùng smartphone từ ít nhất 17 quốc gia đã bị ảnh hưởng bởi loại mã độc mới này
Các đặc quyền mà mã độc tự cấp cấp sẽ cho phép chúng có khả năng nhận bất kỳ mã xác thực hai yếu tố nào được gửi qua SMS, hoặc chạy trong nền và khởi chạy các cuộc tấn công lừa đảo. Ngoài ra, chúng còn có thể chiếm quyền điều khiển từ xa thiết bị, chẳng hạn như chụp nội dung trên màn hình, truy cập các dịch vụ trợ năng hoặc trích xuất dữ liệu nhạy cảm từ các ứng dụng khác trên thiết bị, bao gồm cả các ứng dụng ngân hàng, và gửi chúng tới một máy chủ từ xa.
Chiến dịch tấn công này được thực hiện không phân biệt các loại thiết bị mà lây nhiễm cho càng nhiều thiết bị càng tốt. Tính cho đến thời điểm hiện nay, người dùng từ ít nhất 17 quốc gia đã bị ảnh hưởng bởi loại mã độc mới này.
Theo báo cáo từ Lookout, mã độc AbstractEmu được tìm thấy "ẩn nấp" trong 19 ứng dụng tưởng chừng vô hại như trình quản lý mật khẩu, trình khởi chạy ứng dụng, trình tiết kiệm dữ liệu, chặn quảng cáo và một số ứng dụng tiện ích khác. Trong đó, có 7 ứng dụng có khả năng root thiết bị Android, bao gồm: Anti-ads Browser, Data Saver, Lite Launcher, My Phone, Night Light, All Passwords và Phone Plus.
7 ứng dụng chứa mã độc có khả năng root thiết bị Android, bao gồm: Anti-ads Browser, Data Saver, Lite Launcher, My Phone, Night Light, All Passwords và Phone Plus
Thông tin chi tiết về các ứng dụng độc hại
Những ứng dụng này đã được phân phối qua các cửa hàng của bên thứ ba như Amazon Appstore và Samsung Galaxy Store cũng như là các cửa hàng ít phổ biến khác như Aptoide và APKPure. Với trường hợp của Lite Launcher, ứng dụng này được phân phối qua Google Play Store và đã có hơn 10.000 lượt tải xuống trước khi bị gỡ bỏ.
Ứng dụng Lite Launcher được phân phối qua Google Play Store và đã có hơn 10.000 lượt tải xuống trước khi bị gỡ bỏ
Ngoài việc được tải lên các cửa hàng ứng dụng khác nhau, các ứng dụng này cũng được phát tán thông qua quảng cáo trên mạng xã hội và các diễn đàn liên quan đến Android. Nếu điện thoại của bạn có bất kỳ ứng dụng nào trên đây, hãy xóa chúng ngay lập tức và tốt nhất là cài đặt lại thiết bị của mình.
Mã độc lấy cắp tiền cước di động phát tán tại nhiều nước, có cả Việt Nam Một loại mã độc nguy hiểm trên nền tảng Android đã lây nhiễm vào smartphone của người dùng tại hơn 80 quốc gia trên toàn cầu, trong đó có cả Việt Nam. Các chuyên gia của hãng nghiên cứu bảo mật Avast vừa phát hiện một loại mã độc với tên gọi UltimaSMS. Loại mã độc này "đội lốt" 151 ứng dụng "sạch"...