Mã độc BitRAT đội lốt công cụ kích hoạt bản quyền Windows 10
Người dùng muốn kích hoạt bản quyền Windows 10 lậu có thể gặp trái đắng khi máy tính nhiễm mã độc BitRAT.
Theo BleepingComputer, một chiến dịch phát tán mã độc BitRAT nhắm vào người dùng đang tìm kiếm công cụ kích hoạt bản quyền Windows 10 lậu vừa bị phát hiện.
Bản quyền Windows 10 lậu tiềm ẩn nhiều rủi ro an ninh mạng cho người dùng
BitRAT là một trojan lấy quyền điều khiển máy tính từ xa với các tính năng mạnh mẽ, được rao bán trên nhiều diễn đàn tội phạm mạng cũng như chợ đen với giá khoảng 20 USD và bất kỳ ai có đủ số tiền này cũng có thể mua được. Sau khi sở hữu chương trình, kẻ gian tùy khả năng sẽ triển khai các chiến dịch tiếp cận “con mồi” nhằm lây nhiễm trojan này vào máy tính mục tiêu.
Video đang HOT
Trong chiến dịch phát tán BitRAT do các chuyên gia bảo mật tại AhnLab phát hiện gần đây, kẻ gian ngụy trang cho mã độc này dưới dạng bộ công cụ kích hoạt bản quyền Windows 10 Pro lậu, nhắm tới những người dùng muốn sử dụng miễn phí nền tảng hệ điều hành của Microsoft trên toàn cầu. Công cụ giả mạo này được đăng tải trên Webhards, một dịch vụ lưu trữ trực tuyến phổ biến tại Hàn Quốc. Cũng vì có lượng người dùng ổn định và cho đăng link tải trực tiếp, địa chỉ này đang bị lợi dụng để phát tán các phần mềm khả nghi, mã độc.
Các chuyên gia cho biết tin tặc giới thiệu tập tin khả nghi này dưới dạng công cụ kích hoạt bản quyền Windows 10 mang tên “W10DigitalActivation.exe”, mang giao diện người dùng đơn giản với một nút bấm ghi “Activate Windows 10″. Nhưng thực tế, thay vì kích hoạt bản quyền sau khi bấm vào nút trên, công cụ này sẽ tự động tải trojan vào máy từ lệnh mã hóa cứng và máy chủ điều khiển do tin tặc vận hành.
BitRAT sau đó được cài vào máy, tự động thêm vào thư mục khởi chạy cùng Windows, đồng thời thêm lệnh miễn trừ vào hệ thống Windows Defender nhằm đảm bảo rằng chương trình chống virus sẽ không phát hiện ra vấn đề. Khi quá trình cài đặt hoàn tất, công cụ tải tự động xóa khỏi máy, chỉ để lại trojan.
Phần mềm độc hại này có khả năng sao chép thao tác bàn phím, tự truy cập webcam, ghi âm, đánh cắp dữ liệu từ trình duyệt web, kể cả âm thầm “đào” coin trên máy nạn nhân. Ngoài ra, BitRAT còn giúp kẻ gian điều khiển máy tính “con mồi” chạy hệ điều hành Windows từ xa và nhiều thao tác nguy hại khác.
Bản quyền Windows 10 có giá khá cao tùy phiên bản, phổ biến nhất là Windows 10 Pro đang niêm yết tới 200 USD trên trang chủ của Microsoft. Do chi phí lớn, nhiều người chọn cách sử dụng công cụ kích hoạt bản quyền lậu tìm thấy trên mạng, mạo hiểm dữ liệu của mình trước các nguy cơ tấn công mạng do những lỗ hổng mà công cụ kích hoạt tạo ra, hoặc tải nhầm ứng dụng mạo danh.
Chiến thắng hiếm hoi trước mã độc tống tiền
Một nhóm bảo mật chạy đua để giúp các nạn nhân khôi phục dữ liệu mà không phải trả tiền chuộc cho những kẻ phát tán ransomware.
Mọi chuyện bắt đầu từ tháng 5. Nhà điều hành đường ống dẫn nhiên liệu hàng đầu Mỹ là Colonial Pipeline đã phải đóng toàn bộ mạng lưới vì nhiễm mã độc tống tiền. Vài tháng sau, DarkSide, nhóm tội phạm đứng sau cuộc tấn công, xuất hiện dưới một cái tên mới là BlackMatter. Chúng tiếp tục mã hóa dữ liệu của các nạn nhân mới và đòi số tiền điện tử trị giá hàng triệu USD.
Tuy nhiên, BlackMatter mắc một lỗi nghiêm trọng khi cập nhật mã. Các nhà nghiên cứu tại Emsisoft ở New Zealand phát hiện có thể khai thác lỗi này, giải mã tệp và lấy lại quyền truy cập dữ liệu cho chủ sở hữu. Công ty hối hả liên hệ hàng chục nạn nhân ở Mỹ, Anh và châu Âu để hỗ trợ họ bí mật mở khóa dữ liệu.
Xe bồn và bể chứa nhiên liệu tại cơ sở của Colonial Pipeline ở bang Alabama, Mỹ, năm 2016.
Theo New York Times , đây là một chiến thắng ngắn ngủi trong trò chơi mèo vờn chuột của ransomware, dự kiến khiến các tổ chức trên toàn cầu thiệt hại 20 tỷ USD riêng trong năm nay. Chiến thắng bất thường đến mức ngay cả những nạn nhân được cứu dữ liệu ban đầu cũng tỏ ra hoài nghi và tưởng Emsisoft đang lừa đảo.
"Hãy tưởng tượng bạn gặp vấn đề. Mọi người cũng đều nói vấn đề này không thể khắc phục được. Bỗng nhiên ai đó xuất hiện và bảo: Tôi có thể giúp bạn", Fabian Wosar, Giám đốc công nghệ tại Emsisoft, cho biết. Để xóa bỏ lo ngại, Emsisoft đã phải liên hệ với các công ty an ninh mạng và các cơ quan chính phủ các nước để xác minh cho họ. Các nạn nhân không được nêu tên cụ thể, nhưng bao gồm những nhà sản xuất chủ chốt trong lĩnh vực vận tải và cung cấp thực phẩm.
Giới bảo mật nhận định, 2021 là năm đầy rẫy các cuộc tấn công tống tiền. Tội phạm mạng khống chế hàng loạt dữ liệu làm "con tin" để đòi tiền chuộc từ sở cảnh sát, chuỗi cửa hàng tạp hóa, bệnh viện, nhà máy xử lý nước cho tới nhà cung cấp thịt. Nạn nhân thường phải chấp nhận trả tiền, hoặc hy sinh những dữ liệu này.
Theo báo cáo tổng quan mối đe dọa an ninh mạng toàn cầu của Fortiguard Labs đầu tháng 10, mã độc tống tiền tăng trưởng 1.070% từ năm này qua năm khác. "Số lượng tăng cao thể hiện tính cấp bách, buộc các tổ chức phải đảm bảo năng lực bảo mật để xử lý được các kỹ thuật, hình thức tấn công bằng mã độc tống tiền mới nhất trên hệ thống mạng, thiết bị đầu cuối và đám mây", ông John Maddison, Phó chủ tịch phụ trách sản phẩm của hãng bảo mật Mỹ Fortinet, nói.
Nghiên cứu của Fortinet cũng cho thấy 85% các tổ chức được hỏi đánh giá mã độc tống tiền đáng lo ngại hơn các mối đe dọa khác. Tuy nhiên, dù đã chuẩn bị phòng ngừa, như đào tạo nhân viên, xây dựng kế hoạch ứng phó rủi ro, trang bị bảo hiểm an ninh mạng, thực tế còn những thiếu sót rõ ràng về công nghệ khiến vấn nạn ransomware vẫn diễn ra.
Hai phần ba tổ chức tham gia khảo sát từng là mục tiêu của ít nhất một vụ tấn công ransomware. Mối lo ngại lớn nhất của họ khi dính mã độc tống tiền là nguy cơ mất dữ liệu, suy giảm năng suất và gián đoạn vận hành. Do đó, 49% chọn trả tiền chuộc ngay lập tức và 25% xem xét phụ thuộc vào số tiền chuộc cao bao nhiêu.
10 triệu smartphone Android bị nhiễm mã độc nguy hiểm: Người dùng cần gỡ gấp những ứng dụng này! Trong trường hợp chiếc smartphone Android của bạn có một trong những ứng dụng sau đây, hãy nhanh chóng gỡ bỏ chúng ngay lập tức. Trong báo cáo được đăng tải mới đây, các nhà nghiên cứu tại Zimperium (Mỹ) - công ty hàng đầu trong lĩnh vực bảo mật, an ninh mạng - vừa đưa ra cảnh báo về một loại mã...